Cần thị trường chứng khoán mạnh để hỗ trợ cổ phần hóa
Những kiến nghị của Nhóm công tác thị trường vốn nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, hỗ trợ hiệu quả hơn quá trình cổ phần hóa
Những lo lắng và giục giã của giới đầu tư nước ngoài đã được cụ thể hóa từ những kiến nghị chính sách tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2015 tổ chức hôm nay.
Những kiến nghị được Nhóm công tác thị trường vốn đưa ra không hẳn là mới, nhưng lần này xuất phát từ bản thân nhu cầu và sức ép của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trước hết là quá trình cổ phần hóa.
“Chúng tôi nhận thấy rằng thị trường chứng khoán hiện tại của Việt Nam sẽ không đủ mạnh để hỗ trợ quá trình cổ phần hóa. Tổng giá trị doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa trong 3 năm tới ước tính 25 tỷ USD. Nếu Chính phủ chỉ dự kiến bán ra thị trường 15% tổng số lượng cổ phần thì thị trường sẽ cần 3,75 tỷ USD để mua”.
“Nguồn tiền trong nước chắc chắn sẽ không đủ để mua cổ phần nói trên, và Việt Nam sẽ cần một dòng tiền mới của nước ngoài”.
Đại diện Nhóm công tác thị trường vốn nhận định và đưa ra kiến nghị chính sách để đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải gắn với niêm yết các doanh nghiệp này. Để tạo thanh khoản tốt cho thị trường, Chính phủ nên cho bán 25-30% cổ phần của doanh nghiệp được cổ phần hóa thông qua các nhà môi giới chứng khoán quốc tế và chuyên nghiệp.
Thứ hai, để thu hút được dòng vốn mới của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và vào những doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hóa, Việt Nam cần mạnh dạn, kiên quyết xóa bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu 49% áp dụng đối với các công ty đại chúng niêm yết như hiện nay và áp dụng tỷ lệ sở hữu theo đúng cam kết WTO đối với các công ty đại chúng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.
Việt Nam nên mở cửa toàn bộ thị trường bằng cách cho sở hữu không hạn chế đối với các công ty đại chúng kinh doanh trong các lĩnh vực khác không nằm trong cam kết WTO của Việt Nam (trừ những lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia).
Thứ ba, Chính phủ nên sớm thông qua dự thảo Nghị định về quỹ hưu trí tự nguyện vì việc thành lập quỹ này sẽ tạo thêm nguồn cầu đáng kể đối với thị trường tài chính nói chung và cổ phần hóa nói riêng.
Việc hình thành các quỹ hưu trí tự nguyện sẽ góp phần giảm áp lực cho quỹ Bảo hiểm Xã hội. Mặt khác, việc này cũng góp phần xây dựng cho Việt Nam một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến dựa trên mô hình đa trụ cột, là hệ thống đã được công nhận sẽ góp phần gia tăng an sinh cho người lao động.
Nhóm công tác thị trường vốn cũng thẳng thắn chỉ ra rằng mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lắng nghe những vướng mắc của nhà đầu tư và đã cố gắng nhất có thể để trợ giúp nhà đầu tư, nhưng những nhân tố làm thị trường chứng khoán đi xuống dường như đã không thuộc thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán, mà đòi hỏi những quyết sách kịp thời và cương quyết từ Chính phủ.
Những số liệu dẫn chứng cho thấy một thực trạng đáng buồn của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước trong khu vực. Việt Nam với 91 triệu dân có mức vốn hóa thị trường khoảng 46 tỷ USD, tương đương 25% GDP. Trong khi đó Philippines có 99 triệu dân, vốn hóa thị trường 184 tỷ USD, bằng 65% GDP; Malaysia với 30 triệu dân, vốn hóa thị trường 287 tỷ USD, bằng 88% GDP; Indonessia với 251 triệu dân, vốn hóa thị trường 397 tỷ USD, tương đương 45% GDP…
Những kiến nghị được Nhóm công tác thị trường vốn đưa ra không hẳn là mới, nhưng lần này xuất phát từ bản thân nhu cầu và sức ép của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trước hết là quá trình cổ phần hóa.
“Chúng tôi nhận thấy rằng thị trường chứng khoán hiện tại của Việt Nam sẽ không đủ mạnh để hỗ trợ quá trình cổ phần hóa. Tổng giá trị doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa trong 3 năm tới ước tính 25 tỷ USD. Nếu Chính phủ chỉ dự kiến bán ra thị trường 15% tổng số lượng cổ phần thì thị trường sẽ cần 3,75 tỷ USD để mua”.
“Nguồn tiền trong nước chắc chắn sẽ không đủ để mua cổ phần nói trên, và Việt Nam sẽ cần một dòng tiền mới của nước ngoài”.
Đại diện Nhóm công tác thị trường vốn nhận định và đưa ra kiến nghị chính sách để đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải gắn với niêm yết các doanh nghiệp này. Để tạo thanh khoản tốt cho thị trường, Chính phủ nên cho bán 25-30% cổ phần của doanh nghiệp được cổ phần hóa thông qua các nhà môi giới chứng khoán quốc tế và chuyên nghiệp.
Thứ hai, để thu hút được dòng vốn mới của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và vào những doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hóa, Việt Nam cần mạnh dạn, kiên quyết xóa bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu 49% áp dụng đối với các công ty đại chúng niêm yết như hiện nay và áp dụng tỷ lệ sở hữu theo đúng cam kết WTO đối với các công ty đại chúng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.
Việt Nam nên mở cửa toàn bộ thị trường bằng cách cho sở hữu không hạn chế đối với các công ty đại chúng kinh doanh trong các lĩnh vực khác không nằm trong cam kết WTO của Việt Nam (trừ những lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia).
Thứ ba, Chính phủ nên sớm thông qua dự thảo Nghị định về quỹ hưu trí tự nguyện vì việc thành lập quỹ này sẽ tạo thêm nguồn cầu đáng kể đối với thị trường tài chính nói chung và cổ phần hóa nói riêng.
Việc hình thành các quỹ hưu trí tự nguyện sẽ góp phần giảm áp lực cho quỹ Bảo hiểm Xã hội. Mặt khác, việc này cũng góp phần xây dựng cho Việt Nam một hệ thống an sinh xã hội tiên tiến dựa trên mô hình đa trụ cột, là hệ thống đã được công nhận sẽ góp phần gia tăng an sinh cho người lao động.
Nhóm công tác thị trường vốn cũng thẳng thắn chỉ ra rằng mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã lắng nghe những vướng mắc của nhà đầu tư và đã cố gắng nhất có thể để trợ giúp nhà đầu tư, nhưng những nhân tố làm thị trường chứng khoán đi xuống dường như đã không thuộc thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán, mà đòi hỏi những quyết sách kịp thời và cương quyết từ Chính phủ.
Những số liệu dẫn chứng cho thấy một thực trạng đáng buồn của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước trong khu vực. Việt Nam với 91 triệu dân có mức vốn hóa thị trường khoảng 46 tỷ USD, tương đương 25% GDP. Trong khi đó Philippines có 99 triệu dân, vốn hóa thị trường 184 tỷ USD, bằng 65% GDP; Malaysia với 30 triệu dân, vốn hóa thị trường 287 tỷ USD, bằng 88% GDP; Indonessia với 251 triệu dân, vốn hóa thị trường 397 tỷ USD, tương đương 45% GDP…