Nguồn lực vàng, đô và sự lầm lũi của chứng khoán
Mốc điểm 800 của VN-Index tái lập ngày 8/9 sau 10 năm cũng đánh dấu cho sự lầm lũi đi lên của thị trường chứng khoán sau những “cú sốc”, “phanh” vốn hỗ trợ
Kết thúc phiên giao dịch 8/9/2017, chỉ số VN-Index tái lập mốc 800 điểm. Đây là kết quả của nỗ lực bền bỉ hồi phục sau 10 năm, đặc biệt ở quá trình đi lên từ đầu 2017.
Dù có hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” những phiên giao dịch gần đây, song mốc 800 điểm vẫn là thành quả, là một mốc tâm lý được chờ đợi trên thị trường. Thành quả của quá trình lầm lũi đi lên.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thể hiện rõ rệt từ đầu năm 2017 đến nay. Thế nhưng, cũng từ đó, trong các nghị quyết phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, kênh dẫn vốn quan trọng này chưa được nhắc đến ở một tầm, vị trí xứng đáng.
Thay vào đó, điểm nhấn về nguồn vốn trên thị trường tập trung ở yêu cầu nghiên cứu huy động nguồn lực vàng, ngoại tệ trong dân cư. Nhiều lần lãnh đạo Chính phủ nhắc nhở Ngân hàng Nhà nước.
Thực tế, trong các cuộc họp và thông tin xoay quanh yêu cầu đó, dòng chảy trên thị trường đã cho thấy sự dịch chuyển mạnh: tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng sụt giảm, Ngân hàng Nhà nước mua ròng lượng ngoại tệ lớn và dự trữ ngoại hối quốc gia tăng kỷ lục ngay cả trong điều kiện nhập siêu quay trở lại; cùng đó, lượng vốn vàng gửi tại hệ thống ngân hàng cao điểm từng lên tới khoảng 160 tấn trước đây hiện chỉ còn khoảng 2,86 tấn.
Cho đến nay không có con số thống kê nào cho thấy vốn dân cư găm giữ trong vàng và ngoại tệ đã dịch chuyển sang kênh chứng khoán mức độ nào. Còn điều có thể “đoán”, thị trường chứng khoán từ đầu năm đến này chắc chắn đã tự điều tiết và tự huy động được một bộ phận nguồn lực vàng, đô trong dân cư theo lẽ tự nhiên của thị trường, mà không cần “nghiên cứu” hoặc có những biện pháp tác động trực tiếp.
Số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán cho thấy, quy mô giao dịch tại hai sàn HOSE và HNX đã xuất hiện những phiên lên 5.000 - 6.000 tỷ đồng, gấp đôi đến gấp ba quy mô chỉ sau khoảng hai năm. Quy mô vốn hóa cũng đã tăng từ 60% lên 85%GDP chỉ trong một năm qua.
Và theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Như đến thời điểm này đã ghi nhận 8 tháng liên tiếp khối ngoại mua ròng với tổng giá trị 1,315 tỷ USD, với tổng giá trị danh mục nắm giữ tăng tới 29,4% so với cuối 2016 ứng với khoảng 26,4 tỷ USD.
Như trên, trong khi Chính phủ nhiều lần nêu và nhắc yêu cầu nghiên cứu huy động nguồn lực vàng, ngoại tệ trong dân cư, thì thị trường chứng khoán vẫn lầm lũi đi lên và thu hút nguồn lực theo lẽ tự nhiên dịch chuyển của thị trường, thậm chí thu hút mạnh cả nguồn lực từ nước ngoài.
Trong quá khứ cho đến hiện tại, yếu tố nguồn vốn cho thị trường chứng khoán cũng từng và đang có sự phân biệt như với “công dân hạng hai” trong cơ cấu nền kinh tế, dù đây là kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp.
Mốc điểm 800 của VN-Index tái lập ngày 8/9/2017 sau 10 năm cũng đánh dấu cho sự lầm lũi đi lên của thị trường chứng khoán sau những “cú sốc”, “phanh” vốn hỗ trợ.
Một thập kỷ đó nhà đầu tư từng trải qua những chốt chặn căng thẳng trong cho vay đầu tư chứng khoán, dĩ nhiên có sự cần thiết của mục tiêu chính sách trong an toàn tín dụng và an toàn cho thị trường hứng khoán; hay sự “phân biệt đối xử” khi cho vay chứng khoán bị xếp vào khái niệm “phi sản xuất” với yêu cầu giảm mạnh hạn mức cho vay…
Và cho đến nay, sau khi tiếp tục giới hạn ở tỷ trọng thấp trong Thông tư 36, hiện Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến sửa đổi bổ sung thông tư này, quan điểm kiểm soát chặt cho vay đầu tư chứng khoán vẫn tiếp tục được nhấn mạnh trong dự thảo.
Hay trong chi phí vay vốn, đà hồi phục cho mốc 800 điểm vừa tái lập có một phần nguồn lực từ đòn bẩy tài chính (margin) mà nhà đầu tư đang phải trả lãi suất gấp đôi so với lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên (từ 12,5-13,5%/năm so với trần 6,5%/năm), cao hơn nhiều so với lãi vay sản xuất kinh doanh thông thường, cùng tương đồng ở các kỳ vay ngắn hạn.
Nhưng, như trên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn lầm lũi đi lên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành thêm thay vì nhồi áp lực vào cửa tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một năm mà Chính phủ đang quyết liệt hoàn thành mục tiêu 6,7% (với một giải pháp đang được chú ý là nâng mạnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ khoảng 18% lên 21-22%).
Sự lầm lũi đi lên của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay cũng đã và đang kích thích nhiều doanh nghiệp tham gia niêm yết, thúc đẩy tính minh bạch trong sản xuất kinh doanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Dù có hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” những phiên giao dịch gần đây, song mốc 800 điểm vẫn là thành quả, là một mốc tâm lý được chờ đợi trên thị trường. Thành quả của quá trình lầm lũi đi lên.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thể hiện rõ rệt từ đầu năm 2017 đến nay. Thế nhưng, cũng từ đó, trong các nghị quyết phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, kênh dẫn vốn quan trọng này chưa được nhắc đến ở một tầm, vị trí xứng đáng.
Thay vào đó, điểm nhấn về nguồn vốn trên thị trường tập trung ở yêu cầu nghiên cứu huy động nguồn lực vàng, ngoại tệ trong dân cư. Nhiều lần lãnh đạo Chính phủ nhắc nhở Ngân hàng Nhà nước.
Thực tế, trong các cuộc họp và thông tin xoay quanh yêu cầu đó, dòng chảy trên thị trường đã cho thấy sự dịch chuyển mạnh: tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng sụt giảm, Ngân hàng Nhà nước mua ròng lượng ngoại tệ lớn và dự trữ ngoại hối quốc gia tăng kỷ lục ngay cả trong điều kiện nhập siêu quay trở lại; cùng đó, lượng vốn vàng gửi tại hệ thống ngân hàng cao điểm từng lên tới khoảng 160 tấn trước đây hiện chỉ còn khoảng 2,86 tấn.
Cho đến nay không có con số thống kê nào cho thấy vốn dân cư găm giữ trong vàng và ngoại tệ đã dịch chuyển sang kênh chứng khoán mức độ nào. Còn điều có thể “đoán”, thị trường chứng khoán từ đầu năm đến này chắc chắn đã tự điều tiết và tự huy động được một bộ phận nguồn lực vàng, đô trong dân cư theo lẽ tự nhiên của thị trường, mà không cần “nghiên cứu” hoặc có những biện pháp tác động trực tiếp.
Số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán cho thấy, quy mô giao dịch tại hai sàn HOSE và HNX đã xuất hiện những phiên lên 5.000 - 6.000 tỷ đồng, gấp đôi đến gấp ba quy mô chỉ sau khoảng hai năm. Quy mô vốn hóa cũng đã tăng từ 60% lên 85%GDP chỉ trong một năm qua.
Và theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Như đến thời điểm này đã ghi nhận 8 tháng liên tiếp khối ngoại mua ròng với tổng giá trị 1,315 tỷ USD, với tổng giá trị danh mục nắm giữ tăng tới 29,4% so với cuối 2016 ứng với khoảng 26,4 tỷ USD.
Như trên, trong khi Chính phủ nhiều lần nêu và nhắc yêu cầu nghiên cứu huy động nguồn lực vàng, ngoại tệ trong dân cư, thì thị trường chứng khoán vẫn lầm lũi đi lên và thu hút nguồn lực theo lẽ tự nhiên dịch chuyển của thị trường, thậm chí thu hút mạnh cả nguồn lực từ nước ngoài.
Trong quá khứ cho đến hiện tại, yếu tố nguồn vốn cho thị trường chứng khoán cũng từng và đang có sự phân biệt như với “công dân hạng hai” trong cơ cấu nền kinh tế, dù đây là kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp.
Mốc điểm 800 của VN-Index tái lập ngày 8/9/2017 sau 10 năm cũng đánh dấu cho sự lầm lũi đi lên của thị trường chứng khoán sau những “cú sốc”, “phanh” vốn hỗ trợ.
Một thập kỷ đó nhà đầu tư từng trải qua những chốt chặn căng thẳng trong cho vay đầu tư chứng khoán, dĩ nhiên có sự cần thiết của mục tiêu chính sách trong an toàn tín dụng và an toàn cho thị trường hứng khoán; hay sự “phân biệt đối xử” khi cho vay chứng khoán bị xếp vào khái niệm “phi sản xuất” với yêu cầu giảm mạnh hạn mức cho vay…
Và cho đến nay, sau khi tiếp tục giới hạn ở tỷ trọng thấp trong Thông tư 36, hiện Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến sửa đổi bổ sung thông tư này, quan điểm kiểm soát chặt cho vay đầu tư chứng khoán vẫn tiếp tục được nhấn mạnh trong dự thảo.
Hay trong chi phí vay vốn, đà hồi phục cho mốc 800 điểm vừa tái lập có một phần nguồn lực từ đòn bẩy tài chính (margin) mà nhà đầu tư đang phải trả lãi suất gấp đôi so với lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên (từ 12,5-13,5%/năm so với trần 6,5%/năm), cao hơn nhiều so với lãi vay sản xuất kinh doanh thông thường, cùng tương đồng ở các kỳ vay ngắn hạn.
Nhưng, như trên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn lầm lũi đi lên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành thêm thay vì nhồi áp lực vào cửa tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một năm mà Chính phủ đang quyết liệt hoàn thành mục tiêu 6,7% (với một giải pháp đang được chú ý là nâng mạnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ khoảng 18% lên 21-22%).
Sự lầm lũi đi lên của thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay cũng đã và đang kích thích nhiều doanh nghiệp tham gia niêm yết, thúc đẩy tính minh bạch trong sản xuất kinh doanh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước.