Những cổ phiếu giảm “tệ” nhất năm 2016
Nhiều nhà đầu đã mất trắng, tài sản sụt giảm khi nhiều cổ phiếu trong danh mục bất ngờ giảm sâu, thậm chí bị hủy niêm yết
Với mức tăng trưởng chung của thị trường đạt hơn 15% trong năm 2016, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thác để bứt phá, nhiều “tân binh” lớn lên sàn. Tuy nhiên, “bữa tiệc” chứng khoán lại không dành cho số đông.
Nhiều nhà đầu đã mất trắng, tài sản sụt giảm khi nhiều cổ phiếu trong danh mục bất ngờ giảm sâu, thậm chí bị hủy niêm yết.
“Vị đắng” MTM
Nhiều nhà đầu tư trên thị trường chắc không thể quên được vị đắng khi lỡ bị cuốn vào sóng giảm của MTM - Công ty Cổ phần Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản miền Trung. Chỉ sau hai tháng lên sàn MTM đã hiện nguyên hình là một “cổ phiếu ma”.
MTM thành lập năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng… Doanh nghiệp đăng ký tại địa chỉ 60 Nguyễn Tuấn Thiện (thành phố Vinh, Nghệ An). Giá khởi điểm khi lên sàn của 31 triệu cổ phiếu MTM là 14.700 đồng/cổ phiếu.
“Ngôi sao thanh khoản” MTM khi ấy lập tức thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, nhưng ngay sau đó, thị giá MTM rơi tự do, và bị ngừng giao dịch khi giảm tới 80% về mức 2.200 đồng/cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư mất trắng tài khoản cả tỷ đồng cho phi vụ này đã tìm đến địa chỉ chi nhánh của MTM trên phố Núi Trúc (quận Ba Đình), song tại đây lại là tòa nhà với một phòng khám tư nhân, một spa chăm sóc sắc đẹp và văn phòng của một công ty về y tế.
Ngay cả địa chỉ được đăng ký là trụ sở công ty tại Nghệ An lại là một quán “Bò né sốt vang” không có biển hiệu hay có dấu hiệu hoạt động của doanh nghiệp. Hiện Chủ tịch Hội đồng Quản trị MTM là ông Trần Hữu Tiệp đã bị bắt giam.
TFF lún sâu trong khủng hoảng
Từ mức giá gần 45.000/cổ phiếu, chỉ sau khi Tân Liên Phát công bố không chuyển đồi khoản vay trái phiếu thành cổ phiếu khiến cổ phiếu TTF của Gỗ Trường Thành rơi tự do và đốt nhiều tài khoản của nhà đầu tư. HOSE đã đưa TTF vào danh mục cảnh báo vì cổ phiếu này liên tục giảm sàn. TTF đã giảm hơn 80% thị giá, hiện còn 5.390 đồng/cổ phiếu.
Gỗ Trường Thành khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ khi đột nhiên công bố lỗ lên tới 1.123 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán phát hiện 980 tỷ đồng khai báo trong báo cáo tài chính nhưng kiểm kê không có thực. Việc trích lập dự phòng với các khoản thu khó đòi và hàng tồn kho bị thiếu khiến công ty rơi vào thua lỗ nặng.
Đặc biệt, Gỗ Trường Thành có nhiều biến động nhân sự. Gia đình Chủ tịch Hội đồng Quản trị Võ Trường Thành và con trai là Võ Diệp Văn Tuấn đã từ chức. Thay vào đó là các nhân sự mới của Tân Liên Phát.
Chủ tịch TTF mới là Vũ Tuyết Hằng. Bà Hằng từng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup nhiệm kỳ 2011-2015. Việc thay thế nhân sự cũng chưa giúp Gỗ Trruờng Thành thoát khỏi khủng hoảng.
HNG, HAG “an phận” dưới mệnh giá
Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HNG của Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, HAG của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có lẽ rất tủi thân bởi giá nguyên liệu, cao su phục hồi nhưng “anh em” này vẫn lững thững dưới mệnh giá.
Tính đến 30/12, HNG có giá còn 6.200 đồng, cổ phiếu, giảm hơn 80% so với mức 29.000 đồng đầu năm 2016. Trong khi đó, HAG thì rơi xuống 5.350 đồng trong khi đầu năm 2016 vẫn bằng mệnh giá. Đây là mức giảm kỷ lục nhất kể từ khi hai cổ phiếu này được đưa lên sàn.
Quý 3/2016, Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục lỗ thêm 34 tỷ đồng, luỹ kế lỗ 9 tháng lên tới 1.268 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên Hoàng Anh Gia Lai công bố lỗ lớn kể từ khi lên sàn. Nguyên nhân lỗ được cho là thanh lý tài sản, khoản đầu tư không hiệu quả…
Cổ phiếu CDO giảm sàn 19 phiên
Cổ phiếu CDO của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị đã giảm sàn 19 phiên liên tiếp từ hơn 36.300 đồng xuống chỉ còn 9.040 đồng/cổ phiếu (30/12). Như vậy, trong tháng 12, cổ phiếu CDO đã mất tới gần 80% thị giá mà không có một lý do thỏa đáng nào được đưa ra.
Ông Vũ Đình Nhân - sinh năm 1990 giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị CDO, cho biết, cổ phiếu giảm sàn người đau xót nhất là các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông lớn.
“Bản thân tôi và các thành viên Hội đồng quản trị cũng là những cổ đông lớn, cũng là người mất tiền và cảm thấy xót xa khi giá trị tài sản của mình bốc hơi nhiều ngày. Tôi trăn trở rất nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn Công ty đang dồn toàn lực cho những dự án lớn ở phía trước. Tôi cũng đã chỉ đạo cho ban lãnh đạo Công ty công bố thông tin kịp thời để nhà đầu tư có được các quyết định đúng đắn nhất”, ông Nhân nói.
Ông Nhân là cổ đông lớn thứ 3 của công ty, nắm giữ 5,2% vốn điều lệ, sự việc xảy ra khiến tài sản của vị chủ tịch 9X này giảm gần 80% còn 14,8 tỷ đồng. Theo Chủ tịch CDO, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình thường, quý 4 dự kiến lãi 20 tỷ đồng, nâng mức lãi lên 47 tỷ đồng cả năm 2016. Công ty chưa có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ vì muốn dồn lực phát triển các dự án.
Cổ phiếu khai khoáng
2016 là năm thất bát của ngành khai khoáng. Chỉ số công nghiệp khai khoáng sụt giảm tới 29% so với năm trước. Các doanh nghiệp trong ngành thua lỗ, nhiều cổ phiếu buộc phải huỷ niêm yết, rời sàn. Nắm giữ nhóm cổ phiếu khoáng sản năm 2016 nhiều nhà đầu tư không chỉ bị thất thu và còn phải nhận quả đắng khi cổ phiếu huỷ niêm yết.
Nhóm cổ phiếu “họ K” năm nay đồng loạt “gặp hạn”, đó là Tổng công ty cổ phần Khoáng sản Na Ri Hamico (KSS), Công ty Cổ phần Luyện kim Phú Thịnh (PTK), Công ty Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc (KTB),… Công ty Khoáng sản và Luyện kim Bắc Á cũng buộc phải huỷ niêm yết ngày 9/11.
Một số cổ phiếu khai khoáng trên sàn chưa đến mức huỷ niêm yết nhưng có gía chỉ ở mức 1.000 - 2.000 đồng cổ phiếu: ACM của Khoáng sản Á Cường, BGM của Khoáng sản Bắc Giang,...
“Cú sốc” cổ phiếu huỷ niêm yết
Năm 2016 ghi nhận 16 doanh nghiệp bị hủy niêm yết với tổng khối lượng lên tới 621 triệu cổ phiếu. Nguyên nhân chủ yếu do thua lỗ 3 năm liên tiếp (2013-2015), lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp vào thời điểm cuối năm 2015. “Cú sốc” này tác động trực tiếp vào tài khoản của nhà đầu tư.
Trong đó, nhóm cổ đông Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS) chắc chưa hết bất ngờ khi công ty công bố giải thể, trong khi tiền mặt vẫn dư hơn 1.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này công bố giải thể với lý do muốn bảo toàn tài sản cho các nhà đầu tư, trong bối cảnh chứng khoán ngày càng khó khăn trong việc sinh lời.
Trong khi đó Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn thì bị buộc phải huỷ niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tục từ năm 2013 -2015. Ngoài ra, năm 2016, nhiều cổ phiếu cũng bị loại khỏi cuộc chơi như: CTN, VC5, S12, CID, PXL, GTT, VLF, SRB,...
Nhiều nhà đầu đã mất trắng, tài sản sụt giảm khi nhiều cổ phiếu trong danh mục bất ngờ giảm sâu, thậm chí bị hủy niêm yết.
“Vị đắng” MTM
Nhiều nhà đầu tư trên thị trường chắc không thể quên được vị đắng khi lỡ bị cuốn vào sóng giảm của MTM - Công ty Cổ phần Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản miền Trung. Chỉ sau hai tháng lên sàn MTM đã hiện nguyên hình là một “cổ phiếu ma”.
MTM thành lập năm 2007, hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng… Doanh nghiệp đăng ký tại địa chỉ 60 Nguyễn Tuấn Thiện (thành phố Vinh, Nghệ An). Giá khởi điểm khi lên sàn của 31 triệu cổ phiếu MTM là 14.700 đồng/cổ phiếu.
“Ngôi sao thanh khoản” MTM khi ấy lập tức thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, nhưng ngay sau đó, thị giá MTM rơi tự do, và bị ngừng giao dịch khi giảm tới 80% về mức 2.200 đồng/cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư mất trắng tài khoản cả tỷ đồng cho phi vụ này đã tìm đến địa chỉ chi nhánh của MTM trên phố Núi Trúc (quận Ba Đình), song tại đây lại là tòa nhà với một phòng khám tư nhân, một spa chăm sóc sắc đẹp và văn phòng của một công ty về y tế.
Ngay cả địa chỉ được đăng ký là trụ sở công ty tại Nghệ An lại là một quán “Bò né sốt vang” không có biển hiệu hay có dấu hiệu hoạt động của doanh nghiệp. Hiện Chủ tịch Hội đồng Quản trị MTM là ông Trần Hữu Tiệp đã bị bắt giam.
TFF lún sâu trong khủng hoảng
Từ mức giá gần 45.000/cổ phiếu, chỉ sau khi Tân Liên Phát công bố không chuyển đồi khoản vay trái phiếu thành cổ phiếu khiến cổ phiếu TTF của Gỗ Trường Thành rơi tự do và đốt nhiều tài khoản của nhà đầu tư. HOSE đã đưa TTF vào danh mục cảnh báo vì cổ phiếu này liên tục giảm sàn. TTF đã giảm hơn 80% thị giá, hiện còn 5.390 đồng/cổ phiếu.
Gỗ Trường Thành khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ khi đột nhiên công bố lỗ lên tới 1.123 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán phát hiện 980 tỷ đồng khai báo trong báo cáo tài chính nhưng kiểm kê không có thực. Việc trích lập dự phòng với các khoản thu khó đòi và hàng tồn kho bị thiếu khiến công ty rơi vào thua lỗ nặng.
Đặc biệt, Gỗ Trường Thành có nhiều biến động nhân sự. Gia đình Chủ tịch Hội đồng Quản trị Võ Trường Thành và con trai là Võ Diệp Văn Tuấn đã từ chức. Thay vào đó là các nhân sự mới của Tân Liên Phát.
Chủ tịch TTF mới là Vũ Tuyết Hằng. Bà Hằng từng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup nhiệm kỳ 2011-2015. Việc thay thế nhân sự cũng chưa giúp Gỗ Trruờng Thành thoát khỏi khủng hoảng.
HNG, HAG “an phận” dưới mệnh giá
Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HNG của Công ty Cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, HAG của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có lẽ rất tủi thân bởi giá nguyên liệu, cao su phục hồi nhưng “anh em” này vẫn lững thững dưới mệnh giá.
Tính đến 30/12, HNG có giá còn 6.200 đồng, cổ phiếu, giảm hơn 80% so với mức 29.000 đồng đầu năm 2016. Trong khi đó, HAG thì rơi xuống 5.350 đồng trong khi đầu năm 2016 vẫn bằng mệnh giá. Đây là mức giảm kỷ lục nhất kể từ khi hai cổ phiếu này được đưa lên sàn.
Quý 3/2016, Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục lỗ thêm 34 tỷ đồng, luỹ kế lỗ 9 tháng lên tới 1.268 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên Hoàng Anh Gia Lai công bố lỗ lớn kể từ khi lên sàn. Nguyên nhân lỗ được cho là thanh lý tài sản, khoản đầu tư không hiệu quả…
Cổ phiếu CDO giảm sàn 19 phiên
Cổ phiếu CDO của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị đã giảm sàn 19 phiên liên tiếp từ hơn 36.300 đồng xuống chỉ còn 9.040 đồng/cổ phiếu (30/12). Như vậy, trong tháng 12, cổ phiếu CDO đã mất tới gần 80% thị giá mà không có một lý do thỏa đáng nào được đưa ra.
Ông Vũ Đình Nhân - sinh năm 1990 giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị CDO, cho biết, cổ phiếu giảm sàn người đau xót nhất là các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông lớn.
“Bản thân tôi và các thành viên Hội đồng quản trị cũng là những cổ đông lớn, cũng là người mất tiền và cảm thấy xót xa khi giá trị tài sản của mình bốc hơi nhiều ngày. Tôi trăn trở rất nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn Công ty đang dồn toàn lực cho những dự án lớn ở phía trước. Tôi cũng đã chỉ đạo cho ban lãnh đạo Công ty công bố thông tin kịp thời để nhà đầu tư có được các quyết định đúng đắn nhất”, ông Nhân nói.
Ông Nhân là cổ đông lớn thứ 3 của công ty, nắm giữ 5,2% vốn điều lệ, sự việc xảy ra khiến tài sản của vị chủ tịch 9X này giảm gần 80% còn 14,8 tỷ đồng. Theo Chủ tịch CDO, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình thường, quý 4 dự kiến lãi 20 tỷ đồng, nâng mức lãi lên 47 tỷ đồng cả năm 2016. Công ty chưa có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ vì muốn dồn lực phát triển các dự án.
Cổ phiếu khai khoáng
2016 là năm thất bát của ngành khai khoáng. Chỉ số công nghiệp khai khoáng sụt giảm tới 29% so với năm trước. Các doanh nghiệp trong ngành thua lỗ, nhiều cổ phiếu buộc phải huỷ niêm yết, rời sàn. Nắm giữ nhóm cổ phiếu khoáng sản năm 2016 nhiều nhà đầu tư không chỉ bị thất thu và còn phải nhận quả đắng khi cổ phiếu huỷ niêm yết.
Nhóm cổ phiếu “họ K” năm nay đồng loạt “gặp hạn”, đó là Tổng công ty cổ phần Khoáng sản Na Ri Hamico (KSS), Công ty Cổ phần Luyện kim Phú Thịnh (PTK), Công ty Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc (KTB),… Công ty Khoáng sản và Luyện kim Bắc Á cũng buộc phải huỷ niêm yết ngày 9/11.
Một số cổ phiếu khai khoáng trên sàn chưa đến mức huỷ niêm yết nhưng có gía chỉ ở mức 1.000 - 2.000 đồng cổ phiếu: ACM của Khoáng sản Á Cường, BGM của Khoáng sản Bắc Giang,...
“Cú sốc” cổ phiếu huỷ niêm yết
Năm 2016 ghi nhận 16 doanh nghiệp bị hủy niêm yết với tổng khối lượng lên tới 621 triệu cổ phiếu. Nguyên nhân chủ yếu do thua lỗ 3 năm liên tiếp (2013-2015), lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp vào thời điểm cuối năm 2015. “Cú sốc” này tác động trực tiếp vào tài khoản của nhà đầu tư.
Trong đó, nhóm cổ đông Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS) chắc chưa hết bất ngờ khi công ty công bố giải thể, trong khi tiền mặt vẫn dư hơn 1.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này công bố giải thể với lý do muốn bảo toàn tài sản cho các nhà đầu tư, trong bối cảnh chứng khoán ngày càng khó khăn trong việc sinh lời.
Trong khi đó Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn thì bị buộc phải huỷ niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tục từ năm 2013 -2015. Ngoài ra, năm 2016, nhiều cổ phiếu cũng bị loại khỏi cuộc chơi như: CTN, VC5, S12, CID, PXL, GTT, VLF, SRB,...