18:53 16/11/2014

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá?

Nguyễn Hoàng

Liên tục những phiên giảm điểm và áp lực bán tăng dần đã khiến các quan điểm ngắn hạn thay đổi nhanh chóng

“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.
“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.
Liên tục những phiên giảm điểm và áp lực bán tăng dần đã khiến các quan điểm ngắn hạn thay đổi nhanh chóng.

Tuần trước, các ý kiến chuyên gia mà VnEconomy phỏng vấn hầu hết đều có cái nhìn lạc quan trong ngắn hạn và một số gia tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu để chờ đợi khả năng bứt phá qua mức kháng cự vốn được nhìn nhận từ tuần cuối tháng 10. 

Tuy nhiên cũng ngay trong các quan điểm đó đã dự phòng các tình huống ngắn hạn bất lợi bằng kế hoạch giao dịch quay vòng cổ phiếu. Quả thực thị trường tuần này đã không cho thấy những chuyển biến đột phá tích cực mà thay vào đó, là những biến động giảm khá mạnh về cuối tuần.

Tỷ trọng cổ phiếu tuần này đã được thực thi theo chiến lược ngắn hạn và những chuyên gia duy trì tỷ trọng cao trong tuần trước đều thực hiện bán ra ở những cơ hội tăng giá tốt. Mức phân bổ 60% -75% cổ phiếu được lựa chọn nhiều nhất, trong khi quan điểm thận trọng nhất vẫn đang đứng ngoài thị trường.

Những biến động giảm mạnh trong phiên cuối tuần được các chuyên gia nhìn nhận thống nhất về dấu hiệu của sức mua tốt. Tuy vậy điều này cũng chỉ khiến khả năng tích lũy của thị trường kéo dài hơn mà thôi.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 1

Cả 4 phiên giao dịch nhàm chán tuần này được chốt lại bằng phiên khá kịch tính cuối tuần. Không vượt được mức kháng cự và VNIndex lại suýt thủng 600 điểm. Lực cầu bắt đáy xuất hiện khá ấn tượng. Liệu đó có phải là dấu hiệu tích cực của dòng tiền đang chờ đợi hay không?

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 2

Theo tôi nếu không có lực cầu bắt đáy mạnh ở phiên điều chỉnh ngày thứ 6 tuần qua thì thị trường dường như sẽ điều chỉnh mạnh ngay về ngưỡng 590 điểm trong tuần tới. 

Hai phiên giảm điểm cuối tuần thanh khoản lớn dần cho thấy tín hiệu nhà đầu tư nhỏ lẻ mất dần sự kiên nhẫn và hoạt động trading T+ gia tăng mạnh mẽ như việc đảo hàng, bán giảm tỷ lệ margin…. 

Tuy nhiên tín hiệu lực cầu bắt giá thấp gia tăng kèm theoviệc chỉ số VN-Index chỉ giảm điểm ít trong tuần qua cho thấy dòng tiền đầu cơ đứng ngoài khá nhiều và bắt đầu giải ngân với chiến lược “ bắt điều chỉnh” ở những mã có giao dịch sôi động: Cổ phiếu cơ bản tốt và một số cổ phiếu đầu cơ đang có tin tức cơ bản hỗ trợ. Có thể thị trường sẽ điều chỉnh thêm nhưng biên độ giao động sẽ không lớn.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 3

Quả thật, dòng tiền đang chờ đợi vào thị trường là lớn, nhất là khi tiền đang "rẻ" như hiện tại mà các kênh đầu tư khác thì tính hấp dẫn lại chưa cao. Bạn bè tôi ở ngoài thị trường còn muốn mua chứ đừng nói đến các nhà đầu tư thường xuyên bám sàn. 

Nhưng vấn đề là trong ngắn hạn, tiền vào nhiều nhưng giá cổ phiếu lại không tăng nhiều tương ứng, đó dường như không phải cách thị trường bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới. Một chu kỳ tăng  mới thường chỉ xuất hiện khi sự chán nản được thể hiện qua thanh khoản thấp (tiền yếu) và giá dao động hẹp, sau đó là sự bùng nổ của lương (dòng tiền) kéo theo đồng thời sự bùng nổ về giá.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 4

Dòng tiền trong thị trường vẫn mạnh và đang chờ đợi. Tôi thấy mặt bằng thanh khoản sàn Tp. HCM duy trì ổn định trên 2,000 tỷ đồng/ phiên đã khá nhiều ngày (cần nhấn mạnh thêm là  cổ phiếu vốn hóa lớn gần đây giao dịch trầm lắng). Sàn Hà Nội thậm chí tích cực hơn vì mặt bằng là 800 tỷ và những phiên gần đây giá trị giao dịch liên tục đứng trên 1,000 tỷ. Để duy trì được mặt bằng đó thì dòng tiền phải đủ mạnh.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 5

Theo tôi thị trường vẫn có diễn biến đi ngang trong phạm vi hẹp quanh mốc 600+/-10 điểm cùng thanh khoản đang được cải thiện dần với mức bình quân 3.300 tỷ đồng/1 phiên giao dịch. Thị trường phân hóa mạnh và đang tập trung dòng tiền vào nhiều cổ phiếu đầu cơ như KLF, FLC cùng với nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ khác. 

Yếu tố cơ bản để hình thành 1 con sóng lớn là các cổ phiếu lớn thì vẫn đang lình xình đi ngang. Nếu kịch bản tích lũy đi ngang sắp kết thúc để khởi động cho một sóng tăng, dòng tiền sẽ quay trở lại sớm các cổ phiếu lớn và vừa có kết quả kinh doanh quý 4 khả quan.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 6

Nếu quan sát kỹ, mặc dù VN-Index có diễn biến giằng co theo hướng điều chỉnh tích lũy dưới vùng kháng cự mạnh 607-610 điểm, nhưng dòng tiền lại liên tục nâng đỡ và chạy luân phiên giữa các dòng cổ phiếu khiến cho thị trường có những phiên tuy giảm điểm nhưng số mã tăng điểm vẫn chiếm ưu thế. 

Diễn biến của HNX-Index cũng khá lệch pha và tích cực hơn tương đối so với VN-Index. Điều này khiến cho dòng tiền đứng ngoài rất khó để có thể canh mua cổ phiếu ở các mức giá tốt. 

Vì vậy, tôi cho rằng phiên sụt giảm mạnh của chỉ số cũng như hầu hết các cổ phiếu xuất hiện vào cuối tuần được xem là một cơ hội tốt giúp các nhà đầu tư đã bán chốt lời mua lại phần danh mục đã bán trading, cũng như tạo “điểm vào” tương đối an toàn cho dòng tiền mới tham gia thị trường.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 7

Nhiều thông tin không chính thức xuất hiện trong tuần này, nhất là mấy ngày cuối tuần có vấn đề margin bị cắt giảm đột ngột, chủ động từ phía công ty chứng khoán lẫn đồn thổi về sức ép từ phía ngân hàng. Anh chị có nghe thấy những thông tin như vậy và thực hư thế nào? 

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 8

Tôi nghĩ là khó có chuyện các ngân hàng tạo sức ép cắt giảm margin. Thực tế, chủ quan tôi còn cho rằng chứng khoán đang là một trong các kênh tín dụng hấp dẫn nhất đối với các tổ chức tín dụng trong điều kiện hiện tại.

Tuy nhiên, tùy theo nhiều điều kiện (ví dụ vốn đối ứng của công ty chứng khoán trong quan hệ 3 bên giữa ngân hàng, công ty chứng khoán và khách hàng), nguồn margin không là vô hạn, nó là 1 số hữu hạn. Tại một số thời điểm khi tâm lý nắm giữ trên thị trường – đặc biệt ở các nhà đầu tư cá nhân – lên cao, nguồn margin có thể sẽ bị “cạn”. 

Thời gian vừa qua, nhiều cổ phiếu được các nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng : các cổ phiếu có tính đầu cơ cao, có mức khớp lệnh rất lớn, và không ngoại trừ ở một vài nơi, nguồn margin đã không còn nhiều để đáp ứng các nhu cầu tiếp theo.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 9

Việc cắt margin là có thật còn tôi chưa nhận được thông tin là có sức ép từ phía ngân hàng. Liên quan đến margin, tôi nghĩ theo cách đơn giản là khả năng đáp ứng nhu cầu vay đang không theo kịp tốc độ tăng tài sản của khách hàng ở công ty chứng khoán đó. 

Vậy nên dù khách hàng chỉ sử dụng đòn bẩy ở mức độ vừa phải thì lượng margin đã lên cao và công ty chứng khoán phải dừng cấp margin để đảm bảo quản trị rủi ro.  

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 10

Theo tôi rõ ràng đây không phải là tin tức tốt đẹp gì đối với thị trường. Thông điệp từ việc cắt giảm margin của một số công ty chứng khoán cho thấy hệ thống quản trị rủi ro từ phía các công ty môi giới đang hoạt động tích cực và chỉ có ảnh hưởng đến những cổ phiếu thuộc danh mục bị kiểm soát. 

Đây có thể chỉ là câu chuyện bình thường được quan trọng hóa tác động đến tâm lý nhà đầu tư và tôi vẫn cho rằng thị trường đang nhiều cơ hội đầu tư và nên tận dụng cơ hội mua vào nếu có dấu hiệu bán tháo.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 11

Tôi có biết các thông tin này nhưng cho rằng nhà đầu tư cần phân biệt và hiểu rõ mức độ tác động của từng thông tin. Về phía một vài công ty chứng khoán tạm dừng cấp mới margin thì chủ yếu là mang tính cục bộ và do một số vấn đề về khả năng thu xếp nguồn. Theo kinh nghiệm thì tôi cho rằng đây sẽ không phải vấn đề lớn và thường chỉ sau một vài ngày sau “đâu sẽ lại vào đó”. 

Còn về sức ép từ phía ngân hàng thì hiện tại theo tôi được biết mới chỉ là dự thảo và mức trần khống chế hoạt động cho vay chứng khoán, nếu áp vào thực tế thì có vẻ không được khả thi. Như vậy, tôi nghi ngờ về tính thực tiễn của dự thảo này và có thể sẽ còn cần thêm thời gian bàn thảo trước khi có quyết định chính thức. 

Trong thời gian đó, thị trường sẽ dần phản ánh yếu tố này theo cách riêng của nó mà chúng ta không nên cố gắng “nắn” nó theo một kịch bản chủ quan.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 12

Việc cắt giảm đột ngột margin ở nhiều cổ phiếu nóng có thanh khoản cao ở một số công ty chứng khoán đã diễn ra. Điều này là một hiện tượng bình thường, nó cũng là cơ hội tốt để nhiều nhà đầu tư phân bổ lại danh mục vào các công ty chứng khoán vẫn còn dồi dào về tiềm lực tài chính. 

Mức hỗ trợ tài chính cho nhiều công ty chứng khoán ở 1 mã cổ phiếu niêm yết đang bị giới hạn bởi luật định. Đòn bẩy lớn tập trung vào vài ba mã cổ phiếu ở một công ty chứng khoán cần được cắt giảm. Bên cạnh đó, tin đồn về việc cắt giảm hạn mức cho vay chứng khoán từ các ngân hàng đã được lan tỏa trong ngày cuối tuần. Thực hư của việc này cần có thời gian trả lời cụ thể và chính xác hơn.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 13

Quy mô giao dịch tuần này khoảng 3.300 tỷ đồng/khớp lệnh/phiên, đang là mức tốt nhất trong 5 tuần trở lại đây. Tuy vậy VN-Index dường như vẫn không vượt qua được mức kháng cự mà anh chị nhìn nhận suốt từ cuối tháng 10. Liệu thị trường có cơ hội nào hay không? Quan điểm của anh chị có thay đổi về xu hướng ngắn hạn?

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 14

Nếu anh thấy thanh khoản tăng và điếm số không vượt được kháng cự (theo cách nói của anh), điều đó có nghĩa là tiền đang chạy vào  những cổ phiếu không có khả năng tác động đến điểm số. Điều này khiến nhà đầu tư cảm thấy thị trường phân hóa. Ai đang cầm cổ phiếu tăng giá thì cảm nhận thị trường đang tốt, ai đang cầm cổ phiếu đứng hoặc giảm giá thì có thể sẽ cảm nhận thị trường xấu. Tôi đứng trong số những nhà đầu tư có cảm nhận tích cực về thị trường.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 15

Trong bối cảnh thị trường đang đi ngang tích lũy trong vùng 595-610 điểm sau một nhịp hồi phục tích cực tính từ đáy ngắn hạn, thì việc khối lượng khớp lệnh có dấu hiệu gia tăng và duy trì ở mức cao trên trung bình được xem là khá tích cực. 

Nó thể hiện tâm lý nhà đầu tư đã dần trở nên ổn định hơn và luôn có lực cầu thường trực ở các vùng giá thấp trong những phiên giảm điểm bất chấp áp lực bán ròng của khối ngoại. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp thị trường sớm lấy lại cân bằng và chờ đợi những thông tin hỗ trợ tích cực xuất hiện để tiếp tục hồi phục lên các vùng điểm cao mới. 

Dưới góc độ kỹ thuật, thị trường tiếp tục có diễn biến điều chỉnh tích lũy khá lành mạnh, đặc biệt là phiên “test cung” thành công trong phiên cuối tuần. Điều này khiến tôi vẫn duy trì quan điểm theo thiên hướng tích cực về khả năng tiếp tục mở rộng đà hồi phục của các chỉ số trong tuần tới.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 16

Mặc dù xu hướng chung của thị trường là điều chỉnh đi ngang là chủ đạo trong tuần qua nhưng thanh khoản đã cao hơn. Nhất là giai đoạn này cũng sẽ làm chán nản nhiều nhà đầu tư ngắn hạn cổ phiếu và việc bán dứt khoát là điều tất yếu xẩy ra để có thể đợi chờ mua vào khi thị trường có dấu hiệu rõ nét hơn. 

Về ngắn hạn tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh quanh mốc 590 - 600 điểm và tích lũy thêm có thể 1 tuần nữa nhưng cơ hội đầu tư đang càng rõ ràng hơn ở nhiều mã cổ phiếu và việc điều chỉnh là cơ hội tốt để mua vào bởi với thị trường này vẫn là câu chuyện chọn mã và nắm giữ bao lâu.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 17

Có nhiều ý kiến cho rằng nếu thị trường đi ngang với thanh khoản lớn dần và không vượt được ngưỡng kháng cự mạnh sẽ đối mặt với sự điều chỉnh lớn dần. Tuy nhiên ở hoàn cảnh hiện tại, khi yếu tố vĩ mô đang ủng hộ (trừ rủi ro điều chỉnh tỷ giá), hiệu ứng tiền rẻ cũng sẽ hỗ trợ thị trường trong ngắn hạn. Tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi ngang và phân hóa mạnh cùng thanh khoản vẫn đạt mức tốt.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 18

Tôi không thay đổi quan điểm về xu hướng ngắn hạn, thậm chí tuần qua,thị trường còn đang vận động theo chiều hướng rủi ro cho nhà đầu tư, nhiều cổ phiếu bứt phá khỏi các nền giá tích lũy như KSA, KBC, KDC…đã không những không đem lại lợi nhuận mà còn nhanh chóng phá vỡ các nền giá tích lũy trước đó. 

Theo quan sát của tôi, kiểu vận động này (bứt phá xong ngay lập tức lao dốc) thường đến vào  các giai đoạn mà xu hướng sau đó là không thuận lợi. Thêm nữa, cần đề ý rằng, như tôi đã nói ở ý đầu, tiền tăng mạnh nhưng giá lại không tăng nhiều - đó cũng không phải là tín hiệu tốt.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 19

Tuần trước anh chị khác biệt rất xa trong quan điểm phân bổ vốn. Các giao dịch trong tuần này được thực hiện như thế nào? Mức phân bổ vốn hiện tại là bao nhiêu?

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 20

Như đa số ý kiến, tôi lạc quan với trung và dài hạn, nhưng theo đuổi chiến lược đầu tư theo chu kỳ sóng - không cố gắng bám theo mọi biến động nhỏ trong ngắn hạn, hiện tại, tôi vẫn giữ 100% tiền.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 21

Tỷ trọng phân bổ danh mục ngắn hạn vẫn ở mức 20% là cổ phiếu. Ngược lại, đối với danh mục trung và dài hạn có thể gia tăng lên 60-70% là cổ phiếu đặc biệt ở các phiên điều chỉnh mạnh.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 22

Ngoài phần vị thế 50% nắm giữ trung hạn, tôi tiếp tục thực hiện bán quay vòng với tỷ trọng 25% cho phần danh mục ngắn hạn đã giải ngân tuần trước khi một số mã trong danh mục chạm đến các điểm bán ngắn trong những phiên thị trường tăng điểm vào giữa tuần. Sau đó, tôi đã mua lại toàn bộ phần này khi thị trường sụt giảm mạnh về lại vùng hỗ trợ quanh 597 điểm trong phiên cuối tuần. Như vậy, tỷ trọng tổng danh mục của tôi vẫn giữ nguyên so với tuần trước đó ở mức 75% cổ phiếu.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 23

Trong tuần vừa rồi tôi đã giảm tỷ lệ cổ phiếu/ vốn từ 120% xuống 60%, chốt phiên cuối tuần tỷ lệ đang là 60%. 

Tôi đánh giá thị trường tuần tới khó có biến động mạnh về điểm số lẫn thanh khoản, nghĩa là không có nhiều rủi ro. Chiến lược sẽ là tìm cổ phiếu khỏe để mua. Tôi dự định sẽ tăng tỷ trọng lại 120% trong một phiên điều chỉnh nào đó mà tôi cảm thấy giá của cổ phiếu mà tôi quan tâm trở về mức hấp dẫn.

Xu thế dòng tiền: Cơ hội nào cho khả năng bứt phá? 24

Với việc thị trường tích lũy và không có điểm “break out” (đột phá) tăng điểm như dự kiến tuần qua kèm theo việc các cổ phiếu cơ bản không có giao dịch ấn tượng và chỉ các cố phiếu đầu cơ tăng điểm thì rõ ràng thị trường cần phải điều chỉnh thêm thời gian. 

Thị trường cần thanh khoản lớn hơn cũng như dòng tiền chạy mạnh đồng thuận ở các mã cơ bản cũng như cổ phiếu dẫn dắt – như vậy, việc giảm tỷ lệ mạnh cổ phiếu tuần qua đã được áp dụng để đảm bảo 1 danh mục an toàn với việc hạn chế nắm giữ các cổ phiếu có hệ số beta cao và chỉ nắm giữ các cổ phiếu cơ bản. 

Tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt tuần qua của tôi đã giảm xuống còn 60%/40%.