15:39 12/10/2014

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng?

Nguyễn Hoàng

Những biến động bất lợi trong tuần đã khiến quan điểm đánh giá thận trọng trong ngắn hạn trở nên đồng nhất

“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ
 các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động
 trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao 
dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.
“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư.
Những biến động bất lợi trong tuần đã khiến quan điểm đánh giá thận trọng trong ngắn hạn trở nên đồng nhất.

Sau tuần trước khá hào hứng, các chuyên gia mà VnEconomy phỏng vấn đã chuyển sang trạng thái thận trọng trong tuần này. Việc thị trường đã không tiến triển như kỳ vọng thường thấy khi kết quả kinh doanh quý chuẩn bị xuất hiện được cho rằng xuất phát từ nguyên nhân dòng tiền chưa đủ mạnh. Thị trường có thể cần thêm thời gian để tích lũy.

Tương đồng với các nhận định về thị trường, chiến lược giao dịch được thực hiện giống nhau: hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu xuống. Mức cân bằng 50/50 được lựa chọn.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 1

Biến động thị trường đang tạo ra những bối rối nhất định khi giao dịch chuyển xấu quá nhanh với áp lực bán lớn nhất là các blue-chips. VN30 chẳng hạn, rất khó tìm được những cổ phiếu tăng tốt trong 2 tuần gần đây, nhưng những ngày qua vẫn bị bán rất nhiều, trong khi đáng lẽ đây phải là những cổ phiếu được kỳ vọng lớn nhất vào kết quả kinh doanh quý 3. Điều gì đã làm nên sự trái ngược như vậy?

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 2

Theo quan sát của tôi, trong nhịp tăng này và trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đang đến gần, “khẩu vị” của dòng tiền đang có xu hướng ưa thích các yếu tố mang tính “đột biến” hơn. 

Yếu tố đột biến tôi nói ở đây có thể hiểu ở một trong hai nhóm các công ty, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ hoặc từ lỗ chuyển thành lãi. Đây cũng là lý do khiến các mã bluechips trong VN30, vốn là các mã tăng trưởng ổn định nhưng lại thiếu yếu tố đột biến, kém tính hấp dẫn dòng tiền hơn trong đợt này.

Về mặt kỹ thuật, nhiều mã blue-chips vẫn chưa thoát khỏi nhịp điều chỉnh ngắn hạn kéo dài từ giữa tháng 9 sau một giai đoạn tăng trưởng trước đó. Các cổ phiếu này vẫn đang xác nhận sẽ cần thêm thời gian điều chỉnh tích lũy để cân bằng lại cung cầu trước khi quay lại xu hướng tăng trung hạn.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 3

Theo tôi thực ra, nếu như dòng tiền mạnh hơn, những kỳ vọng sẽ dẫn đến một sự định giá lại toàn bộ thị trường ở mức lớn hơn; ví dụ, với một giai đoạn nào đó, thị trường được đánh giá hợp lý ở mức P/E bình quân tại 10., khi dòng tiền dồi dào hơn, thị trường có thể vẫn được cho là hấp dẫn với mức P/E bình quân ở mức thậm chí 15.

Với dòng tiền hiện tại, tôi thấy hầu hết các cổ phiếu có nền tảng kinh doanh ổn định đều đang có xu hướng tiến tới và đạt điểm bão hòa ở mức P/E từ 10-12, điển hình như nhóm dầu khí.

Lan man hơi rộng ý một chút như trên, tôi muốn nói rằng thị trường luôn có cái cớ của nó và không có một sự trái ngược nào về mặt logic với diễn biến hiện tại. 

Quý 3, dầu khí có thể tiếp tục đưa ra các báo cáo tốt, nhưng có thể với dòng tiền hiện tại các cổ phiếu này đã tạm thời đạt tới điểm bão hòa về kỳ vọng - cho dù đôi lúc tưởng chừng dòng tiền đủ mạnh để dẫn tới những kỳ vọng lớn hơn. Các cổ phiếu lớn khác cũng đang không ở mức định giá hấp dẫn và khó kỳ vọng quý 3 sẽ đem đến đột biến quá lớn. 

Ở dòng thị trường như chứng khoán và bất động sản, các doanh nghiệp tốt nhất thuộc dòng này như SSI, HCM đã bắt đầu có những số ước về kết quả kinh doanh Quý 3. Đột biến? Có! Nhưng hãy thử tính SSI ở thời điểm hiện tại với mức lợi nhuận ròng ước khoảng trên 800 tỷ trong 2014 trên vốn hơn 3500 tỷ, cổ phiếu tốt nhất dòng cổ phiếu thị trường này cũng đã giao dịch ở mức 13 – mức mà trước đó một số cổ phiếu dầu khí bị cho là tăng quá đà.

Tóm lại, bài toán hiện tại không phải là các doanh nghiệp đang kinh doanh xấu đi, không phải là sự kỳ vọng vào doanh nghiệp, vào nền kinh tế đã yếu đi mà vấn đề xuất phát từ dòng tiền. 

Kỳ vọng có thể còn, nhưng dòng tiền hiện tại vì một lý do nào đó (tính chu kỳ, ảnh hưởng từ dòng vốn ngoại…) không “đáp ứng” được  mức giá cao hơn nữa của các cổ phiếu. Tính chu kỳ có lẽ vẫn là yếu tố chính và điều này tôi cũng dùng để “giải thích” cho đợt sụt giảm tháng 5, tôi thấy nó phù hợp hơn bất kỳ lý do nào khác.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 4

Nhóm cổ phiếu blue-chips đã tăng điểm rất bền trong các quý trước, và có lẽ đã phản ánh phần nào kỳ vọng của thị trường chung. Vì vậy tôi cho rằng nhóm này đã gần hết động lực để tăng điểm. 

Sự hồi phục của nhóm này trong tuần trước chỉ mang tính chất của nhịp hồi kỹ thuật sau 1 thời gian giảm mạnh, chứ chưa phải là sự khẳng định xu hướng đảo chiều. 

Tôi nghiêng về khả năng nhóm này sẽ đi ngang trong biên độ giá của 2 tuần qua nhiều hơn, ngoại trừ một số mã như HPG, BVH, MSN, dải Bollinger band đang co hẹp hơn mức bình thường, có thể sắp có biến động giá mạnh hơn.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 5

Thực tế nhiều cổ phiếu đã tăng giá rất mạnh trong 1, 2 tuần trở lại đây với lực cầu mua vào ấn tượng – các cổ phiếu đó có thể kể đến: VHG, KBC, OGC, SAM… đấy là chúng ta còn chưa liệt kê ra nhiều cổ phiếu cũng tăng điểm mạnh trong tuần trước từ mid cap đến cổ phiếu penny (MHC, FDC, VHC, HAI…). 

Nếu trong tuần trước nữa là câu chuyện chỉ số VN-Index tạo đáy kép quanh ngưỡng 596 và hồi phục lại quanh ngưỡng 613 - 615 điểm thì bắt đầu thứ 2 đầu tuần qua đánh dấu sự điều chỉnh của thị trường. Các thông tin hỗ trợ kể cả tin kết quả kinh doanh tích cực của nhiều doanh nghiệp niêm yết đã và đang phản ánh ít nhiều vào giá trị cổ phiếu hiện tại. 

Tuần điều chỉnh vừa qua không phải là điều quá bất ngờ do việc thị trường cần tạo thêm đáy. Điều này không chỉ đến từ yếu tố khách quan tin tức vĩ mô, tâm lý yếu của nhà đầu tư mà còn là việc động thái chốt lời trên diện rộng của nhiều cổ phiếu tăng tốt trong tuần trước nữa.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 6

Theo tôi kết quả kinh doanh quý 3 đang hé lộ dần và nhiều cổ phiếu trụ cột của dầu khí, chứng khoán đã duy trì được kết quả kinh doanh ấn tượng tiếp sau 2 quý đầu năm 2014. 

Sự phân hóa vẫn đang diễn ra và có một số cổ phiếu lớn đã quay lại được mặt bằng giá cao nhất của tháng 9 như PVS, GAS tuy nhiên lượng bán ròng của khối ngoại vẫn diễn ra khá mạnh trong tuần vừa qua (khoảng 600 tỷ đồng bao gồm thỏa thuận) đã khiến đà tăng khá tốt từ 592 điểm lên 626 điểm bị nghi ngờ. 

Áp lực bán theo khối ngoại ở các mức giá tốt đã xuất hiện khá nhiều trong 02 phiên giao dịch cuối tuần và điều này làm cho chỉ số dao động chập chờn quanh khu vực 615-617 điểm với thanh khoản đạt mức khá. Sự đồng thuận của cả khối ngoại và nội đang chưa thể hiện được rõ nét trong giai đoạn này cùng với quy mô margin đang ở mức cao có thể là nguyên nhân cho sự trái ngược đã diễn ra.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 7

Đúng vào hai phiên quan trọng khi VN-Index phải vượt qua mức kháng cự mà anh chị đã đề cập tới thì GAS lại tăng với biên độ lớn. Điều này khiến VN-Index tốt hơn thực tế của thị trường, thậm chí bị số đông nhà đầu tư xem là phản ánh không trung thực diễn biến. Theo kinh nghiệm của các anh chị, làm cách nào để quan sát được các vận động hợp lý của thị trường trong tình trạng hiện tại?

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 8

Với tôi ngoài việc tính toán loại bỏ các những biến động tăng giảm “lệch lạc” của chỉ số VN-Index do bị ảnh hưởng tăng giảm giá mạnh bất ngờ của 1 hoặc nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, HPG, DPM…thì cần quan sát ngóm cổ phiếu đầu cơ dẫn dắt, nhóm cổ phiếu blue chips và mid cap cơ bản. 

Nếu nhóm cổ phiếu đầu cơ dắt dắt điều chỉnh hoặc không có lực cầu tốt tích cực hỗ trợ kèm theo nhóm cổ phiếu cơ bản không tăng ấn tượng thì điều chắc chắn rằng thị trường vẫn chưa thoát khỏi xu hướng sideway ở biên độ hẹp và chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh tích lũy cung cầu cổ phiếu.  

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 9

Thị trường hiện tại đã rộng hơn về quy mô nên ngoài việc phân tích các chỉ số thị trường, nhà đầu tư nên phân tách các dòng, nhóm cổ phiếu đã nắm được sát hơn vận động thị trường. 

Không phải cứ GAS tăng, kéo VN-Index là xấu, thực tế đã đôi lần nó là dấu hiệu “vào sóng”, nhưng quay trở lại phiên giao dịch thứ Năm vừa qua, có thể thấy rằng khi GAS tăng trần, VN-Index tăng hơn 9 điểm trong phiên, số mã giảm giá lại tăng lên đáng kể và có lúc nhiều hơn số mã lên giá.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 10

Theo tôi, cơ hội kiếm lợi nhuận trong thị trường hiện tại vẫn phụ thuộc vào diễn biến các cổ phiếu riêng lẻ nhiều hơn là diễn biến của VNINDEX. 

Cá nhân tôi xem trọng độ rộng của thị trường hơn là điểm số, cụ thể là số mã có thể đem lại lợi nhuận T+3 diễn biến như thế nào qua các phiên. Trong giai đoạn hiện tại, độ rộng của thị trường đã thu hẹp dần, vì vậy cần có cái nhìn thận trọng hơn.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 11

Thị trường đã có sự phục hồi tốt khi vượt qua khu vực 620 điểm quá dễ dàng với việc kéo GAS, VNM và một phần nào đó ở VIC (cổ phiếu bị bán mạnh khi xuyên qua 50.000 đồng/1 cổ phiếu). 

Tuy nhiên, diễn biến tăng giá không có ý nghĩa lan tỏa mạnh khi nhóm các cổ phiếu trụ còn lại như chứng khoán và bất động sản chưa tăng trưởng được như mong đợi , ngược lại còn bị bán mạnh khi chạm về các mức giá cao ở đỉnh cũ. 

Thị trường muốn tăng trưởng bền vững cần có sự lan tỏa đồng đều ở nhiều nhóm cổ phiếu trụ và có diễn biến xoay vần là yếu tố quyết định giúp cho sự tăng trưởng được bền vững hơn. Thị trường hiện tại đang thiếu điều này và do đó nếu tăng tiếp áp lực bán hàng sẽ ngày càng gia tăng do lượng hàng kẹp lại sau T+3 ở quanh mức giá hiện tại ngày càng gia tăng và chưa có lực đẩy nào thuyết phục giúp nhà đầu tư duy trì danh mục.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 12

Theo kinh nghiệm của tôi, điểm đầu tiên các nhà đầu tư có thể quan sát trong những trường hợp tương tự là yếu tố khối lượng giao dịch. Chỉ số tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch lại đi ngang hoặc có phần giảm sút thì nhịp tăng đó chưa đáng tin cậy và thường không phản ánh diễn biến của số đông các mã. 

Thêm vào đó, chúng ta có thể tham chiếu một phần sang VN30 và HNX-Index để có thể nhìn thấy một bức tranh toàn diện hơn. 

Trong 2 phiên cuối tuần, HNX-Index chớm vượt lên vùng đỉnh ngắn hạn cũ trong bối cảnh khối lượng giao dịch vẫn đứng ở mức thấp tương đối và các chỉ báo momentum cũng đã đảo chiều và cắt xuống dưới vùng quá mua thì đà tăng không thực sự đáng tin cậy. 

Thêm vào đó, sự phân hóa của thị trường với vai trò dẫn dắt nhịp này có phần chuyển sang cho nhóm cổ phiếu penny đang cho thấy sự khó khăn trong việc lựa chọn điểm đến tiếp theo của dòng tiền.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 13

Tuần trước mức độ giải ngân của các anh chị đã khá cao. Giao dịch của anh chị trong tuần này như thế nào? Tỷ trọng phân bổ danh mục hiện tại là bao nhiêu?

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 14

Cuối cùng, vẫn là một trạng thái thất vọng của danh mục trong 2 tuần gần đây, nhưng sự thận trọng trong việc lựa chọn điểm mua trong 2 tuần qua đã giúp tôi có một trạng thái cân bằng phù hợp với thị trường hơn ở thời điểm hiện tại. 

Vẫn giữ chỉ PVX đến cuối tuần trước, tôi giải ngân thử PXS ở mức giá 35 vào phiên thứ Tư. Đến phiên thứ Sáu, khi xu hướng thị trường có những dấu hiệu xấu đi, tôi đã thực hiện bán ra – mức lời trên 30%, không được mức giá tốt nhất (6.4), nhưng đó là sự đóng lại trạng thái danh mục ngắn hạn. Khoản mua thử PXS tôi cũng sẽ sớm bán vào phiên thứ Hai tới.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 15

Tôi chốt lời một số mã đạt mục tiêu, giữ lại 50% cổ phiếu. Sau diễn biến giảm ngày thứ 6 vừa rồi các trạng thái cổ phiếu còn nắm giữ đều lỗ lãi nhẹ quanh 2-3%. 

Hiện tại rất nhiều mã đã giảm 3, 4 phiên liên tiếp, tôi chờ đợi diễn biến trong đầu tuần tới xem mức độ hồi phục như thế nào. Nếu mức độ hồi phục yếu và không xuất hiện các mã dẫn dắt, tôi sẽ cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu thấp hơn.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 16

Sau khi nâng tỷ trọng tổng danh mục lên mức 75% (gồm 50% danh mục trung hạn và 25% phần danh mục ngắn hạn) trong tuần trước khi VN-Index về đến vùng hỗ trợ quanh 595 điểm, tôi đã thực hiện bán trading quay vòng một phần danh mục ngắn hạn trong 2 phiên cuối tuần vừa qua khi nhận thấy yếu tố khối lượng giao dịch không đạt kỳ vọng. 

Trong 1-2 tuần tới, tôi vẫn sẽ chờ đợi mua lại dần phần danh mục trading này nhưng điểm mua cụ thể tôi còn cần phải quan sát khả năng tạo đáy của một số mã dẫn dắt, có thể cho tín hiệu sớm hơn chỉ số chung trong nhịp này như VIC, HAG, HCM, PVB…

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 17

Nhìn lại diễn biến tuần qua thì phiên thứ 2 đầu tuần là phiên giảm tỷ trọng hợp lý nhất sau khi thị trường tạo đáy thành công. Tỷ lệ cổ phiếu đã nên được giảm khá sau quá trình mua mạnh ở tuần trước nữa. Tuần qua là tuần cơ cấu danh mục và giảm tỷ trọng cổ phiếu. 

Ưu tiên việc giữ danh mục ở vị thế an toàn - danh mục cá nhân tôi vẫn đang mua vào những cổ phiếu triển vọng mặc dù tôi đã thực hiện việc mua bán nhanh 1 số cổ phiếu trong tuần qua. 

Tôi cho rằng tuần qua tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt nên được giảm đi và tỷ lệ này hiện nay là ở mức 50%/50% do đánh giá rằng thị trường chưa có tín hiệu gì quá xấu để giảm mạnh tỷ trọng cổ phiếu cả. Cơ hội điều chỉnh không nhiều và tăng điểm tiếp vẫn đang ở trước mắt.

Xu thế dòng tiền: Phòng thủ trong thế cân bằng? 18

Diễn biến đi ngang với xu hướng tích lũy có thể tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Thật khó để duy trì lượng cổ phiếu chiếm từ 80-100% danh mục với chi phí vốn ngày càng tăng cao. Tôi cho rằng việc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu: tiền mặt về mức 50:50 là hợp lý vào thời điểm này. Khi thông tin hỗ trợ quý 3 đã ra hết , lực đẩy  thị trường đi lên có thể sẽ gặp nhiều trở ngại và cần thêm thời gian tích lũy tiếp.