Dự báo 4 tỷ USD doanh số thương mại điện tử Việt 2015
Hàng trăm triệu USD đã và đang đổ vào thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
“Hiện chưa có nhiều công ty thương mại điện tử tốt tại Việt Nam, mà mới chỉ có một vài công ty đang tiên phong”.
Đó là nhận định của nguyên Tổng giám đốc Lazada Việt Nam Christopher Beselin tại một hội thảo về thương mại điện tử vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Hàng trăm triệu USD đã và đang đổ vào thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của thị trường này là chưa hề tồn tại câu chuyện “cá lớn nuốt cá bé”, mà mới chỉ là chuyện con cá nào bơi nhanh hơn, bơi thông minh hơn.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, dự tính năm 2015, có khoảng một nửa trong tổng số 300.000 doanh nghiệp có website được truy cập hàng ngày, và trong số đó có tới 60% website có hoạt động thương mại điện tử (có tính năng đặt hàng).
Cũng theo ông Linh, đang có một sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của doanh nghiệp về việc sử dụng website để bán hàng và quảng bá, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp có tới hai website bán hàng, thậm chí có cả bản mobile.
Các website cũng đã qua giai đoạn chỉ cung cấp thông tin hoặc website nào cũng giống website nào, mà đã trở thành công cụ kinh doanh, cá biệt hóa và gắn chặt với thương hiệu doanh nghiệp.
“Miếng bánh” thương mại điện tử Việt cũng được dự báo đạt doanh số khoảng 4 tỷ USD năm 2015.
Dự báo đến năm 2020, thị trường thương mại điện tử đối với B2C sẽ tăng 25%/năm, đạt 10 tỷ USD; giá trị mua sắm online đạt 400 USD/người; có 60% doanh nghiệp online, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hoặc nhận đơn hàng online; thương mại điện tử trên di động (m-Commerce) phát triển mạnh; hạ tầng logistics, thanh toán online tại Việt Nam sẽ được hoàn thiện.
Độ mở của thị trường còn được cộng hưởng khi số lượng người dùng Internet ở Việt Nam mới đạt khoảng 40 triệu người dùng, tăng thêm 20 triệu người dùng Internet trong vòng 5 năm qua, dự báo đến năm 2020 sẽ có thêm 20 triệu người dùng Internet, trên tổng số 92 triệu dân.
Đó là nhận định của nguyên Tổng giám đốc Lazada Việt Nam Christopher Beselin tại một hội thảo về thương mại điện tử vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Hàng trăm triệu USD đã và đang đổ vào thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của thị trường này là chưa hề tồn tại câu chuyện “cá lớn nuốt cá bé”, mà mới chỉ là chuyện con cá nào bơi nhanh hơn, bơi thông minh hơn.
Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, dự tính năm 2015, có khoảng một nửa trong tổng số 300.000 doanh nghiệp có website được truy cập hàng ngày, và trong số đó có tới 60% website có hoạt động thương mại điện tử (có tính năng đặt hàng).
Cũng theo ông Linh, đang có một sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của doanh nghiệp về việc sử dụng website để bán hàng và quảng bá, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp có tới hai website bán hàng, thậm chí có cả bản mobile.
Các website cũng đã qua giai đoạn chỉ cung cấp thông tin hoặc website nào cũng giống website nào, mà đã trở thành công cụ kinh doanh, cá biệt hóa và gắn chặt với thương hiệu doanh nghiệp.
“Miếng bánh” thương mại điện tử Việt cũng được dự báo đạt doanh số khoảng 4 tỷ USD năm 2015.
Dự báo đến năm 2020, thị trường thương mại điện tử đối với B2C sẽ tăng 25%/năm, đạt 10 tỷ USD; giá trị mua sắm online đạt 400 USD/người; có 60% doanh nghiệp online, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hoặc nhận đơn hàng online; thương mại điện tử trên di động (m-Commerce) phát triển mạnh; hạ tầng logistics, thanh toán online tại Việt Nam sẽ được hoàn thiện.
Độ mở của thị trường còn được cộng hưởng khi số lượng người dùng Internet ở Việt Nam mới đạt khoảng 40 triệu người dùng, tăng thêm 20 triệu người dùng Internet trong vòng 5 năm qua, dự báo đến năm 2020 sẽ có thêm 20 triệu người dùng Internet, trên tổng số 92 triệu dân.