15:41 24/09/2015

Hơn 2.000 trang web Việt Nam bị tấn công trong tháng 8

Thủy Diệu

Người dùng cần cẩn trọng với các tệp tin đáng ngờ, các tệp tin nâng cấp các sản phẩm phần mềm

<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Người dùng cần cẩn trọng với các tệp tin đáng ngờ, các tệp tin nâng cấp các sản phẩm phần mềm xuất hiện trong quá trình duyệt web.</span></font>
<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Người dùng cần cẩn trọng với các tệp tin đáng ngờ, các tệp tin nâng cấp các sản phẩm phần mềm xuất hiện trong quá trình duyệt web.</span></font>
Thống kê về tình hình an toàn thông tin mạng tại Việt Nam của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, trong tháng 8/2015, có 2.088 trang web và 907 máy chủ ở Việt Nam bị tấn công với mục đích gửi thư rác.

Cụ thể, về tỷ lệ các trang web bị tấn công, có tới 57% trang web có tên miền “.com”, 25% có tên miền “.vn”, 10% có tên miền “.org”... Một số trang tin điện tử của cơ quan nhà nước bị tấn công như vecita.gov.vn, cpi.khcn-moit.gov.vn, stnmt.gialai.gov.vn, buonmathuot.daklak.gov.vn…

Cục An toàn thông tin ghi nhận một số mạng máy tính ma lớn hoạt động trong tháng 8 như Virut, Ramnit, Aaeh, ZeroAccess, Sality…

Cục cho biết, thống kê về mã độc được ghi nhận trong nửa đầu 2015 tại Việt Nam từ F-secure (công ty chuyên về mã độc) cho thấy cũng tương tự như ghi nhận của đơn vị này, trong đó nổi bật là Rammit và Sality.

Trong đó, với cách thống kê trên 10.000 người dùng ở Việt Nam, mã độc Kilim được F-secure đánh giá có số lượng lây nhiễm vượt trội. Mã độc này hoạt động chủ yếu trên Facebook để thực hiện tác vụ gửi các nội dung bất thường lên trang Facebook của người bị nhiễm hoặc gửi tin nhắn tự động qua Facebook Messenger. 

Ngoài ra, Klim cũng có thể thay đổi các thiết lập trình duyệt web mà người dùng đã cài đặt trước đó.

Trong một thông tin khác liên quan đến an toàn thông tin mạng, báo cáo của Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng cho biết, đầu tháng 8, bộ công cụ mã độc RIG Exploit Kit 3.0 lây nhiễm hơn 300 nghìn máy tính tại Việt Nam. Điều này cho thấy tỉ lệ máy tính ở Việt Nam bị nhiễm các loại mã độc rất cao, dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn thông tin.

Theo thống kê từ kết quả giám sát an toàn thông tin mạng của trung tâm này thì trong tháng 7, các cuộc tấn công liên quan đến mã độc chiếm 28%. Tuy nhiên chỉ trong tháng 8, con số này đã tăng lên 52%, tỉ lệ này cho thấy sự gia tăng của các nguy cơ tấn công bằng mã độc.

Theo Cục An toàn thông tin, để tránh bị mã độc, người dùng cần cẩn trọng với các tệp tin đáng ngờ, các tệp tin nâng cấp các sản phẩm phần mềm xuất hiện trong quá trình duyệt web.

Trong khi đó, theo Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, đối với người dùng cuối, nên thay đổi mật khẩu mặc định trên các thiết bị hay sản phẩm, dịch vụ mạng, sử dụng mật khẩu cá nhân khi truy cập các dịch vụ Internet phải đảm bảo độ phức tạp, an toàn. Đồng thời kết hợp sử dụng các biện pháp mã hóa dữ liệu, mã hóa thông tin cá nhân để tránh bị đánh cắp, theo dõi. 

Ngoài ra, khi sử dụng Internet, tài khoản email cần cảnh giác với các đường link lạ, các tệp tin đính kèm không tin cậy, không truy cập hay kích hoạt để tránh dẫn đến mất tài khoản cá nhân, bị lây nhiễm mã độc.