10:54 07/06/2016

Tiền cho khởi nghiệp: Rót thế nào để không mạo hiểm?

Thủy Diệu

Câu hỏi đã được đặt ra: Nhà nước sẽ “đổ” tiền vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) như thế nào?

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Nguồn vốn cho start-up cũng không được lấy từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Nguồn vốn cho start-up cũng không được lấy từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.</span>
Chính phủ mới đây đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, tuy nhiên, một câu hỏi đã được đặt ra: Nhà nước sẽ “đổ” tiền vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) như thế nào?

Sở dĩ vậy, vì đầu tư vào start-up được coi là một hoạt động đầy mạo hiểm. Bản thân các quỹ đầu tư chuyên nghiệp khi “đổ” tiền vào start-up cũng xem “đổ vào 10, chỉ cần được 1, cũng đã là thành công rồi”.

Theo đề án, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.

Và, đến 2025, là hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tổng giá trị trên không là quá lớn. Nhưng Nhà nước sẽ thành lập quỹ đầu tư và sẽ rót vốn như thế nào để không… mạo hiểm?

Chỉ là vốn mồi

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho VnEconomy biết, trong đề án trên không đề cập đến nguồn tiền, tuy nhiên, tới đây, trong trường hợp có thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm thì Nhà nước chỉ đưa vào vốn mồi và rất ít, còn toàn bộ sẽ huy động của xã hội.

Nguồn vốn cho start-up cũng không được lấy từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (với nguồn vốn lên tới 1.000 tỷ đồng/năm) mà quỹ này chỉ dành cho những doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Một nguồn quỹ nữa tại Bộ Khoa học và Công nghệ là quỹ khoa học công nghệ nhưng cũng chỉ dành cho nghiên cứu cơ bản, tuyệt nhiên cũng không được lấy vốn từ quỹ này cho đề án khởi nghiệp trên.

Ông Tùng cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ làm việc với Bộ Tài chính, ở góc độ Nhà nước, sẽ thống nhất Bộ Tài chính là đơn vị ban hành các quy định, chính sách, định mức cho các hoạt động của đề án khởi nghiệp. 

“Nguồn vốn khởi nghiệp này được huy động từ nguồn lực xã hội rất nhiều, chứ không phải tiền Nhà nước”, Thứ trưởng Tùng nói, đồng thời cho biết, trong đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Nhà nước chỉ là người tạo điều kiện đầu tiên, xây dựng chính sách, tạo môi trường…, còn nguồn lực triển khai về sau hoàn toàn là tiền của xã hội. Đó mới là quy luật phát triển của khởi nghiệp.

Vị lãnh đạo đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho rằng, tất cả những cá nhân, tổ chức có tiền ngoài xã hội đem tiền đầu tư cho những người có tiềm năng, cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và sẽ cùng gánh chịu rủi ro, thất bại cũng như hưởng thành công, và điều này cần phải nhìn thấy sự hiện hữu trong nền kinh tế thị trường. 

“Bạn đầu tư cho cái gì đó thì bạn phải chấp nhận rủi ro, chấp nhận thành công của nó, nếu không như vậy sẽ không dám đầu tư, cứ gửi tiết kiệm là an toàn nhất”, ông nói.

Thất bại là mẹ thành công

Với đề án khởi nghiệp trên, sẽ có ba đối tượng được hỗ trợ gồm, người làm khởi nghiệp, vườn ươm để tạo không gian cho người khởi nghiệp đến làm việc và thứ ba là nguồn tài ính cho khởi nghiệp. Theo đánh giá từ đơn vị xây dựng đề án, nếu không hội tụ đủ ba yếu tố (đối tượng) này thì sẽ không thể hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam
 
Tất nhiên, như đã phân tích, nguồn lực đầu tư cho cả ba đối tượng trên không phải là cho tiền mà tạo cơ chế, chính sách để thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài và toàn xã hội cho những người làm khởi nghiệp.

Trước khi có đề án này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon ở Việt Nam, và đang được triển khai.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, sau khoảng ba năm thử nghiệm, từ 2013 đến nay, mô hình trên đã cho thấy những tín hiệu khá tích cực. Cụ thể, tại VSV Corner (theo mô hình thung lũng Silicon, là địa điểm tập trung, trao đổi thông tin và làm việc của các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam tại 24-26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã thu hút được nhiều bạn khởi nghiệp tham gia. Và trong số này, có những doanh nghiệp khởi nghiệp từ những hỗ trợ ban đầu chỉ vài chục ngàn USD nhưng sau đó đã được đầu tư 1 triệu USD.

“Như vậy đã chứng tỏ được thành công bước đầu của phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam, đường đi là đúng”, Thứ trưởng Tùng nhìn nhận.

Bản thân những người vào “sân chơi” khởi nghiệp có thể thành công, có thể thất bại và thất bại nhiều lần, ông Tùng nói và viện dẫn, như người Mỹ nói người thất bại lần thứ ba mới thành công thích hợp hơn là người thành công từ lần đầu tiên, đấy là khởi nghiệp.

Và theo ông, ví dụ có 100 dự án thì chọn ra 10 dự án, trong 10 dự án này lại chọn ra 2-3 dự án tốt và sau đó sẽ đầu tư vào đấy và thành công.

 Tuy nhiên, cũng có dự án đã được hỗ trợ rồi vẫn còn thất bại, dù vậy, những người thất bại đó sẽ suy nghĩ làm lại và nếu thành công thì cũng sẽ lớn hơn.