Tích tụ đất đai nhìn từ Quế Võ
Ba vấn đề phải giải quyết trong tích tụ đất đai là đất, vốn, và việc làm cho người nông dân mất đất
Không chỉ dừng lại ở phong trào "dồn điển đổi thửa", tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhiều hộ nông dân đã có điều kiện tích tụ đất nông nghiệp để phát triển những mô hình sản xuất gia trại, trang trại.
Khát vọng làm giàu của người nông dân không bao giờ thiếu, nhưng họ vẫn đang thiếu đất, thiếu vốn, trong khi chính quyền địa phương lại đau đầu để giải bài toán chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn không còn đất sản xuất.
Nhiều cách "gom đất"
Để có được vài ha để đào ao thả cá, chăn nuôi kết hợp với trồng các loại cây có giá trị cao, nhiều nông dân đã có rất nhiều cách thức "gom đất" khi mà diện tích canh tác của bản thân gia đình họ chỉ khoảng 5-6 sào ruộng.
Ở một huyện có đến 87% lao động nông nghiệp như Quế Võ (Bắc Ninh), nhưng nhờ tích tụ ruộng đất mà nhiều nông dân nơi đây đã trở thành ông chủ, bà chủ sở hữu những trang trại rộng lớn 4-7 ha với tổng thu nhập mỗi năm từ 3 tỷ đến 4 tỷ đồng.
Như gia đình anh Nguyễn Đức Cao ở thôn Guột, xã Việt Hùng, trước đây chỉ có 2 mẫu ruộng, làm ăn chật vật nhưng cũng không đủ sống. Từ năm 2002, anh quyết định đi vay tiền để gom đất của 30 hộ dân xung quanh để xây dựng trang trại quy mô 1 ha...
Anh Cao cho biết: "Thời điểm đó gom đất rất dễ, bởi vì người dân đã quá chán nản với việc làm ruộng. Bởi đất tôi gom là vùng thấp trũng, trồng lúa năng suất cực thấp, không đủ sống". Chính bởi vậy anh đã tự thoả thuận với các hộ dân khác để thuê lại đất làm trang trại. Từ 1 ha đất trước đây trồng lúa chỉ được 1,5 tấn thóc/năm, thì nay anh Cao thu 1 tỷ đồng/năm từ 3 ao cá, cùng 2 khu chuồng nuôi 300 con lợn siêu nạc/năm.
Hay như trang trại 4 ha của gia đình anh Trịnh Viết Ngọc, trang trại 7 ha của anh Đào Viết Xuê (thôn Phù Lang, xã Phù Lương), bình quân mỗi năm thu về hơn 4 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Quế Võ đã có trên 103 trang trại lớn, bình quân 2ha/1 trang trại với tổng thu nhập trên 100 tỷ đồng, chiếm 25% GDP nông nghiệp của huyện.
Tìm vốn và đất ở đâu?
Ưu điểm đã rõ, thuận lợi không ít, nhưng cái thiếu của nhiều người làm trang trại hiện vẫn là vốn và đất.
Anh Trịnh Viết Ngọc, chủ trang trại ở thôn Phù Lang, xã Phù Lương (Quế Võ, Bắc Ninh) tính toán: "Cách đây 5 - 6 năm, việc mở một trang trại 2 ha đã tốn khoảng 200 triệu, còn so với bây giờ giá cả tăng cao như thế này thì con số đó phải xấp xỉ 400 triệu. Nhưng tìm đến ngân hàng thì ngoài khả năng được vay vài chục triệu nếu đã được công nhận là trang trại thì 2 ha đất có sổ đỏ đàng hoàng của tôi cũng chả có mấy giá trị thế chấp, vì ngân hàng yêu cầu phải là đất thổ cư thì mới được thế chấp chứ đất nông nghiệp thì thôi".
Phó chủ tịch huyện Quế Võ, Nguyễn Xuân Thu thừa nhận: "Hiện nay vấn đề tích tụ đất đai còn vướng quá nhiều rào cản, vốn để tích tụ cũng là một trong những khó khăn đó. Giải pháp thì cũng đã có, đối với những hộ làm kinh tế trang trại huyện sẽ cấp giấy chứng nhận làm "kinh tế trang trại" để các hộ dân có thể được vay vốn. Nhưng vay thì cũng chỉ vay được tối đa là 30 triệu. Từng đấy thì chả làm được gì, cái mà người dân cần là vài trăm triệu. Việc này chính quyền cũng không thể can thiệp sâu vì ngân hàng tự hạch toán kinh doanh, họ thấy chỉ có thể cho vay từng ấy thì đành chấp nhận thôi. Bây giờ chúng tôi cũng đang cố gắng tìm hướng ra cho bà con".
Một khó khăn nữa trong vấn đề tích tụ đất đai đó là giải quyết lao động dư thừa như thế nào? Như tại Quế Võ, hiện có 65.000 lao động nông nghiệp trong đó số lao động trẻ (30 tuổi trở xuống) 12.000 thì mới có 2.000 được vào cụm công nghiệp làm việc còn lại thì đi làm bên ngoài và trông vào ruộng.
Mà đất lúa ở Quế Võ cũng chỉ còn 7.500 ha nhưng khoảng 1 năm nữa thôi sẽ cắt 1.000 ha cho các cụm công nghiệp sẽ khiến giải quyết việc làm cho nông dân đã khó lại càng khó hơn nữa với 40.000 lao động có độ tuổi từ 40 trở lên rất khó đào tạo chuyển nghề. Vì vậy nhiều người muốn mua đất làm trang trại cũng khó bởi nông dân không muốn chuyển nhượng đất mặc dù làm ăn khó sống vì nếu mất đất họ cũng không biết làm gì khác.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng cho rằng cần phải có những chính sách đồng bộ và phù hợp với lợi ích của nông dân. "Kinh tế trang trại của chúng ta đang mang tính gia trại là nhiều chưa có tính hợp tác, thì cái tích tụ ấy, kiểu gia trại ấy là theo kiểu tìm cách thôn tính đất nhiều hơn là hợp tác với nhau để mở rộng làm ăn lớn", ông Hùng nhận xét.
Vì vậy, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi chứ không chỉ gói gọn trong hoạt động chế biến cần được coi là một trong những nhóm giải pháp ưu tiên.Để thực hiện có hiệu quả chủ trương tích tụ đất đai, thì trước mắt cần có cách giải quyết thấu đáo và triệt để vấn đề việc làm của nông dân.
Ông Hùng nhấn mạnh: "Đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có những người làm nông nghiệp, những người không làm nông nghiệp, rồi con cháu nông dân... phải làm một cách có hệ thống. Đầu tiên là đào tạo nghề cho những nông dân vào làm ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tiếp đến là những người vẫn làm nông thì phải cơ giới hóa, không thể làm thủ công mãi được. Sau cùng là đào tạo nghề cho con cháu của họ vì chắc chắn lực lượng này sẽ không làm nông nữa".
Khát vọng làm giàu của người nông dân không bao giờ thiếu, nhưng họ vẫn đang thiếu đất, thiếu vốn, trong khi chính quyền địa phương lại đau đầu để giải bài toán chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn không còn đất sản xuất.
Nhiều cách "gom đất"
Để có được vài ha để đào ao thả cá, chăn nuôi kết hợp với trồng các loại cây có giá trị cao, nhiều nông dân đã có rất nhiều cách thức "gom đất" khi mà diện tích canh tác của bản thân gia đình họ chỉ khoảng 5-6 sào ruộng.
Ở một huyện có đến 87% lao động nông nghiệp như Quế Võ (Bắc Ninh), nhưng nhờ tích tụ ruộng đất mà nhiều nông dân nơi đây đã trở thành ông chủ, bà chủ sở hữu những trang trại rộng lớn 4-7 ha với tổng thu nhập mỗi năm từ 3 tỷ đến 4 tỷ đồng.
Như gia đình anh Nguyễn Đức Cao ở thôn Guột, xã Việt Hùng, trước đây chỉ có 2 mẫu ruộng, làm ăn chật vật nhưng cũng không đủ sống. Từ năm 2002, anh quyết định đi vay tiền để gom đất của 30 hộ dân xung quanh để xây dựng trang trại quy mô 1 ha...
Anh Cao cho biết: "Thời điểm đó gom đất rất dễ, bởi vì người dân đã quá chán nản với việc làm ruộng. Bởi đất tôi gom là vùng thấp trũng, trồng lúa năng suất cực thấp, không đủ sống". Chính bởi vậy anh đã tự thoả thuận với các hộ dân khác để thuê lại đất làm trang trại. Từ 1 ha đất trước đây trồng lúa chỉ được 1,5 tấn thóc/năm, thì nay anh Cao thu 1 tỷ đồng/năm từ 3 ao cá, cùng 2 khu chuồng nuôi 300 con lợn siêu nạc/năm.
Hay như trang trại 4 ha của gia đình anh Trịnh Viết Ngọc, trang trại 7 ha của anh Đào Viết Xuê (thôn Phù Lang, xã Phù Lương), bình quân mỗi năm thu về hơn 4 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Quế Võ đã có trên 103 trang trại lớn, bình quân 2ha/1 trang trại với tổng thu nhập trên 100 tỷ đồng, chiếm 25% GDP nông nghiệp của huyện.
Tìm vốn và đất ở đâu?
Ưu điểm đã rõ, thuận lợi không ít, nhưng cái thiếu của nhiều người làm trang trại hiện vẫn là vốn và đất.
Anh Trịnh Viết Ngọc, chủ trang trại ở thôn Phù Lang, xã Phù Lương (Quế Võ, Bắc Ninh) tính toán: "Cách đây 5 - 6 năm, việc mở một trang trại 2 ha đã tốn khoảng 200 triệu, còn so với bây giờ giá cả tăng cao như thế này thì con số đó phải xấp xỉ 400 triệu. Nhưng tìm đến ngân hàng thì ngoài khả năng được vay vài chục triệu nếu đã được công nhận là trang trại thì 2 ha đất có sổ đỏ đàng hoàng của tôi cũng chả có mấy giá trị thế chấp, vì ngân hàng yêu cầu phải là đất thổ cư thì mới được thế chấp chứ đất nông nghiệp thì thôi".
Phó chủ tịch huyện Quế Võ, Nguyễn Xuân Thu thừa nhận: "Hiện nay vấn đề tích tụ đất đai còn vướng quá nhiều rào cản, vốn để tích tụ cũng là một trong những khó khăn đó. Giải pháp thì cũng đã có, đối với những hộ làm kinh tế trang trại huyện sẽ cấp giấy chứng nhận làm "kinh tế trang trại" để các hộ dân có thể được vay vốn. Nhưng vay thì cũng chỉ vay được tối đa là 30 triệu. Từng đấy thì chả làm được gì, cái mà người dân cần là vài trăm triệu. Việc này chính quyền cũng không thể can thiệp sâu vì ngân hàng tự hạch toán kinh doanh, họ thấy chỉ có thể cho vay từng ấy thì đành chấp nhận thôi. Bây giờ chúng tôi cũng đang cố gắng tìm hướng ra cho bà con".
Một khó khăn nữa trong vấn đề tích tụ đất đai đó là giải quyết lao động dư thừa như thế nào? Như tại Quế Võ, hiện có 65.000 lao động nông nghiệp trong đó số lao động trẻ (30 tuổi trở xuống) 12.000 thì mới có 2.000 được vào cụm công nghiệp làm việc còn lại thì đi làm bên ngoài và trông vào ruộng.
Mà đất lúa ở Quế Võ cũng chỉ còn 7.500 ha nhưng khoảng 1 năm nữa thôi sẽ cắt 1.000 ha cho các cụm công nghiệp sẽ khiến giải quyết việc làm cho nông dân đã khó lại càng khó hơn nữa với 40.000 lao động có độ tuổi từ 40 trở lên rất khó đào tạo chuyển nghề. Vì vậy nhiều người muốn mua đất làm trang trại cũng khó bởi nông dân không muốn chuyển nhượng đất mặc dù làm ăn khó sống vì nếu mất đất họ cũng không biết làm gì khác.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng cho rằng cần phải có những chính sách đồng bộ và phù hợp với lợi ích của nông dân. "Kinh tế trang trại của chúng ta đang mang tính gia trại là nhiều chưa có tính hợp tác, thì cái tích tụ ấy, kiểu gia trại ấy là theo kiểu tìm cách thôn tính đất nhiều hơn là hợp tác với nhau để mở rộng làm ăn lớn", ông Hùng nhận xét.
Vì vậy, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi chứ không chỉ gói gọn trong hoạt động chế biến cần được coi là một trong những nhóm giải pháp ưu tiên.Để thực hiện có hiệu quả chủ trương tích tụ đất đai, thì trước mắt cần có cách giải quyết thấu đáo và triệt để vấn đề việc làm của nông dân.
Ông Hùng nhấn mạnh: "Đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có những người làm nông nghiệp, những người không làm nông nghiệp, rồi con cháu nông dân... phải làm một cách có hệ thống. Đầu tiên là đào tạo nghề cho những nông dân vào làm ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tiếp đến là những người vẫn làm nông thì phải cơ giới hóa, không thể làm thủ công mãi được. Sau cùng là đào tạo nghề cho con cháu của họ vì chắc chắn lực lượng này sẽ không làm nông nữa".