“Án lệ” Metro và minh bạch thuế Việt Nam
Cuộc chiến chống chuyển giá và gian lận thuế không thể chỉ bằng một vài quyết định truy thu mà phải là từ sự minh bạch
“Mười mấy năm trước, một tay chơi có hạng ở trời Âu bỗng tìm về một xóm nghèo ven biển châu Á, nơi luật lệ còn lộn xộn. Anh ta ở lại nhiều năm, chơi những canh bạc lớn, kiếm rất nhiều tiền. Một ngày đẹp trời, anh định ôm túi tiền bỏ đi…
Nhưng trước khi đi, bỗng dưng nhà cái gọi anh lại và nói: “Này quý ông, bởi vì quý ông gian lận, vui lòng để lại một phần tiền bạc. 25 triệu USD nhé”. Tay chơi sẽ làm gì trước lời đề nghị ấy? Chắc chắn là không đơn giản, và từ đây, một cuộc chiến bắt đầu…”.
Đoạn trên đây chỉ là sự ví von của người viết về một kịch bản phim, dựa trên câu chuyện có thực mà công ty Metro Cash&Carry (sau đây viết tắt là Metro), nhà đầu tư đang sở hữu hệ thống 19 siêu thị tại Việt Nam, đang phải đối mặt.
Từ người khai mở...
Đầu năm 2001, người viết bài này nhận từ một “nguồn tin” ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp một thông tin sốt dẻo: Metro được nhận giấy phép đầu tư một hệ thống siêu thị bán buôn, tổng vốn đầu tư 120 triệu USD cho một hệ thống gồm 8 siêu thị trên toàn quốc.
Không như bây giờ, khi một bản tin ngắn có thể lan mọi ngõ ngách trong vài giờ, và dù quan trọng đến mấy, nó cũng có thể biến mất vào sáng hôm sau, tin về việc cấp phép cho Metro khi đó có sức nặng cả tuần.
Với giới kinh doanh, nó quan trọng bởi lần đầu tiên có một nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận được vào lĩnh vực thương mại, phân phối ở một quốc gia mà khá lâu trước đó, những “tư thương” chở hàng từ làng này sang làng khác vẫn còn bị gây khó dễ.
Mặt khác, sau mấy năm thu hút FDI đì đẹt bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, năm 2001 là năm dòng vốn này có sự hồi phục đáng kể nhờ một loạt dự án lớn. Cuối năm đó, trong tổng số hơn 3 tỷ USD vốn đăng ký, Metro đứng vào hàng ngũ các dự án lớn, cùng với các dự án như tổ hợp dệt nhuộm của Formosa tại Đồng Nai.
Những năm đầu tiên, Metro bước khá chậm. Dù có giấy phép mở 8 siêu thị, việc mở mới mỗi siêu thị đều gặp vô vàn thách thức. Những điều kiện đầu tư cho lĩnh vực này vẫn khá chặt, trong khi nhà đầu tư cũng phải mất thời gian để làm quen với tập quán kinh doanh tại Việt Nam.
Thành công lớn nhất của Metro trong giai đoạn đầu có lẽ là việc đặt được chân vào thị trường, điều mà vô số nhà phân phối tương tự không làm được. Quy trình quản lý hiện đại khiến cho sản phẩm cuối cùng ở Metro đến tay người tiêu dùng là thấp hơn đáng kể so với ngoài chợ hay các siêu thị khác.
Trong khi đó, dù được cấp phép và luôn tự giới thiệu mình là “bán buôn”, không khó để các bà nội trợ ở Hà Nội hay Sài Gòn có thể kiếm được một tấm “thẻ Metro” để ra vào.
Giấy phép chính thức cho Metro được cấp chính thức ngày 14/3/2001. Cho đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp đổi giấy phép cho nhà đầu tư này tới 6 lần, qua đó vốn đầu tư đến tháng 5/2013 đã được tăng lên là 301.231.565 USD.
Mạng lưới hệ thống Metro gồm một trụ sở chính, 15 chi nhánh với 19 trung tâm (siêu thị) và hai kho trung chuyển thuộc 16 tỉnh, thành phố. Mạng lưới này chủ yếu được mở rộng sau thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và đặc biệt nhanh kể từ năm 2010.
Từ năm 2010 đến năm 2012, Metro đã mở thêm 10 trung tâm mới, khá nhiều so với 9 trung tâm trong giai đoạn 9 năm trước đó.
Giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, Metro luôn được đưa ra như là ví dụ đáng chú ý để nói về sự thâm nhập thị trường bán lẻ của Việt Nam. Khách quan mà nói, áp lực cạnh tranh từ các công ty như Metro đã đưa đến động lực đáng kể cho các nhà phân phối trong nước.
Cho đến nay, viễn cảnh các nhà đầu tư nước ngoài chiếm thế độc tôn trên thị trường đã không xảy ra: bên cạnh Metro, đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khác cũng lớn mạnh dần. Nhờ những thế mạnh khác nhau, cuộc đua đã không quá thiên lệch.
Nghi án và chuyển nhượng
Metro có tên trong nghi án chuyển giá từ năm 2009. Thời điểm đó, cùng với một số doanh nghiệp nước ngoài khác, Metro bị coi là đã liên tục khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế.
Mỗi năm, ngành thuế tiến hành hàng ngàn cuộc thanh kiểm tra các doanh nghiệp. Các báo cáo chính thức công bố mỗi năm đều đưa ra những sai phạm ngàn tỷ khiến ngành phải thu hồi. Cho dù, về mặt chính thức, các nghi án vẫn chỉ là nghi án, vì chưa có một quyết định nào được công bố chính thức.
Đáng chú ý nhất là vào tháng 12/2012, VnEconomy từng tiếp cận một báo cáo, theo đó Tổng cục Thuế cho hay trong một chiến dịch thanh kiểm tra giá, cơ quan này đã phát hiện việc gian lận “khủng”, theo đó một doanh nghiệp FDI đã khai sai giá vốn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, làm tăng giá vốn lên tới 80 triệu USD.
Những thông tin về chuyển giá nói riêng, thanh kiểm tra thuế nói chung chỉ được ngành thuế coi là thông tin “nội bộ” giữa ngành này và các doanh nghiệp, hầu như không được công bố chính thức và các báo chí cũng không thể tiếp cận.
Điều này không khỏi khiến cho nhiều người nghĩ rằng câu chuyện chuyển giá sẽ mãi dừng lại ở “nghi án” - thay vì là một vấn đề mà ngành thuế đang quyết liệt xử lý. Cho đến ngày hôm nay, khi xuất hiện câu chuyện Metro...
Bối cảnh của Metro không còn giống với các doanh nghiệp khác trong danh mục bị nghi ngờ. Cuối năm 2014, thương vụ bán Metro cho tập đoàn BJC (Thái Lan) đã được công bố, theo đó giá trị của toàn hệ thống Metro tại Việt Nam được định giá là 879 triệu USD.
Nhiều tiếng nói đầy chua chát xuất hiện, đại loại Việt Nam giao cho Metro vô số đất vàng, để rồi ngày đẹp trời, Metro bán cái rụp và bỏ đi nhẹ tênh.
Đó có lẽ là những tiếng nói không từ góc độ kinh tế: Metro An Phú ở Sài Gòn hay Metro Thăng Long ở Hà Nội đã từng được cấp phép tại những vị trí không hề thuận lợi, nhưng nhờ sự tăng trưởng kinh tế, nhờ vào sự nhộn nhịp của chính các trung tâm Metro, những lô đất đó mới thực sự trở thành đất vàng sau khoảng chừng một thập kỷ, khoảng thời gian đủ để biến nhiều lô đất ruộng khác trở thành đất vàng.
Dông dài để thấy rằng sự so sánh con số hơn 300 triệu USD vốn đầu tư của Metro và con số chuyển nhượng (trước thuế) gần 900 triệu USD là khập khiễng. Có những đóng góp vô hình khác, từ giải quyết việc làm, thúc đẩy thương mại và xuất khẩu, tạo dựng không khí cạnh tranh trên thị trường… là không thể đo đếm, và đó là điều một nền kinh tế chuyển đổi cần chấp nhận.
Tuy nhiên, nghĩa vụ thuế là một chuyện hoàn toàn khác.
Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy Metro đứng đầu bảng trong danh mục các doanh nghiệp FDI khai lỗ. Trong hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, duy nhất năm 2010, công ty báo lãi 116 tỷ đồng. Các năm còn lại, con số lỗ của của Metro dao động từ 89 đến 160 tỷ đồng.
Cho dù lý giải thế nào, thật khó để Metro thuyết phục được công chúng về những con số này.
Nỗ lực và quyết tâm của ngành thuế là đáng ghi nhận, tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu nhiều năm, qua các vấn đề của Metro cũng như các doanh nghiệp khác được công khai, tạo ra sự đồng thuận từ công luận và sự “tâm phục khẩu phục” của chính doanh nghiệp. Thay vì, trước giờ Metro rút lui, một "bản án" khá nặng đã được tuyên.
Cuối năm 2014, khi trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của tập đoàn BJC cho biết họ đang cùng với phía Metro nỗ lực hoàn tất các thủ tục pháp lý để đi đến chính thức hóa thương vụ vào giữa năm 2015.
Chưa rõ hai bên đã chốt thủ tục đến đâu, song có thể thấy thương vụ này hoàn toàn không êm ả. Mới đây nhất, các cổ đông nhỏ của BJC thậm chí đã có những động thái phản đối thương vụ này, khiến BJC phải tính đến việc giao cho TCC, một công ty con của BJC, đứng ra trực tiếp thực hiện.
Với diễn biến mới liên quan đến nghĩa vụ thuế, BJC và Metro có lẽ còn cần thêm nhiều cuộc họp để đi đến ký kết hợp đồng chính thức. Nhưng nếu BJC có thể tiếp nhận Metro như mong muốn, điều chắc chắn là hình ảnh của Metro đã xấu đi rất nhiều trong công chúng Việt Nam.
“Án lệ”
Câu chuyện giờ đây không còn là của riêng Metro nữa.
Ít nhất khoảng gần 10 cái tên đã từng được xem là nghi án đã được công bố, bao gồm Coca Cola, Keangnam, Unilever, Adidas, Big C, PepsiCo… giờ đây sẽ phải xem lại toàn bộ quy trình hoạt động của mình, để đảm bảo rằng không trở thành trường hợp tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu các thông tin về thuế vẫn tiếp tục bị xem là “nội bộ”, hành trình chống chuyển giá và trốn thuế của Việt Nam sẽ còn có thể tiếp tục kéo dài, vì ngay ở các quốc gia có nền tài chính minh bạch, chuyển giá và trốn thuế vẫn xảy ra. Nhất là khi, minh bạch được xem là một công cụ để loại trừ: rất nhiều doanh nghiệp lớn bị người tiêu dùng tẩy chay vì hành vi trốn thuế, nên sự minh bạch khiến họ phải hành xử khác.
Kịch bản phim mà người viết ví von, có lẽ, cũng sẽ kết thúc bằng hình ảnh của những tay chơi mới với hành xử khác...
Tổng cục Thuế nói gì về Metro?
”Qua thanh tra, ngành thuế đã yêu cầu công ty điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế tổng số tiền: 507 tỷ đồng; bao gồm:
- Điều chỉnh thuế nhà thầu nước ngoài đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Công ty Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam khoảng 62 tỷ đồng.
- Điều chỉnh giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp (như các khoản chi phí in mã vạch, chi phí vận chuyển, lắp đặt sản phẩm, chi phí kiểm tra chất lượng, chi phí chương trình tiếp cận khách hàng, chi phí quảng cáo, chi phí ấn phẩm Metro, chi phí trưng bày đầu kệ, chi phí trưng bày sản phẩm, chi phí cung cấp thông tin... Các khoản thu này đơn vị xác định như một khoản hỗ trợ từ các nhà cung cấp đơn vị hạch toán vào thu nhập khác và không kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra): 110 tỷ đồng.
- Điều chỉnh giảm lỗ đối với khoản chi phí nhượng quyền thương mại, chi phí không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa đảm bảo các điều kiện, thủ tục: 335 tỷ đồng”.
(Nguồn: Tổng cục Thuế)
Nhưng trước khi đi, bỗng dưng nhà cái gọi anh lại và nói: “Này quý ông, bởi vì quý ông gian lận, vui lòng để lại một phần tiền bạc. 25 triệu USD nhé”. Tay chơi sẽ làm gì trước lời đề nghị ấy? Chắc chắn là không đơn giản, và từ đây, một cuộc chiến bắt đầu…”.
Đoạn trên đây chỉ là sự ví von của người viết về một kịch bản phim, dựa trên câu chuyện có thực mà công ty Metro Cash&Carry (sau đây viết tắt là Metro), nhà đầu tư đang sở hữu hệ thống 19 siêu thị tại Việt Nam, đang phải đối mặt.
Từ người khai mở...
Đầu năm 2001, người viết bài này nhận từ một “nguồn tin” ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp một thông tin sốt dẻo: Metro được nhận giấy phép đầu tư một hệ thống siêu thị bán buôn, tổng vốn đầu tư 120 triệu USD cho một hệ thống gồm 8 siêu thị trên toàn quốc.
Không như bây giờ, khi một bản tin ngắn có thể lan mọi ngõ ngách trong vài giờ, và dù quan trọng đến mấy, nó cũng có thể biến mất vào sáng hôm sau, tin về việc cấp phép cho Metro khi đó có sức nặng cả tuần.
Với giới kinh doanh, nó quan trọng bởi lần đầu tiên có một nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận được vào lĩnh vực thương mại, phân phối ở một quốc gia mà khá lâu trước đó, những “tư thương” chở hàng từ làng này sang làng khác vẫn còn bị gây khó dễ.
Mặt khác, sau mấy năm thu hút FDI đì đẹt bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, năm 2001 là năm dòng vốn này có sự hồi phục đáng kể nhờ một loạt dự án lớn. Cuối năm đó, trong tổng số hơn 3 tỷ USD vốn đăng ký, Metro đứng vào hàng ngũ các dự án lớn, cùng với các dự án như tổ hợp dệt nhuộm của Formosa tại Đồng Nai.
Những năm đầu tiên, Metro bước khá chậm. Dù có giấy phép mở 8 siêu thị, việc mở mới mỗi siêu thị đều gặp vô vàn thách thức. Những điều kiện đầu tư cho lĩnh vực này vẫn khá chặt, trong khi nhà đầu tư cũng phải mất thời gian để làm quen với tập quán kinh doanh tại Việt Nam.
Thành công lớn nhất của Metro trong giai đoạn đầu có lẽ là việc đặt được chân vào thị trường, điều mà vô số nhà phân phối tương tự không làm được. Quy trình quản lý hiện đại khiến cho sản phẩm cuối cùng ở Metro đến tay người tiêu dùng là thấp hơn đáng kể so với ngoài chợ hay các siêu thị khác.
Trong khi đó, dù được cấp phép và luôn tự giới thiệu mình là “bán buôn”, không khó để các bà nội trợ ở Hà Nội hay Sài Gòn có thể kiếm được một tấm “thẻ Metro” để ra vào.
Giấy phép chính thức cho Metro được cấp chính thức ngày 14/3/2001. Cho đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp đổi giấy phép cho nhà đầu tư này tới 6 lần, qua đó vốn đầu tư đến tháng 5/2013 đã được tăng lên là 301.231.565 USD.
Mạng lưới hệ thống Metro gồm một trụ sở chính, 15 chi nhánh với 19 trung tâm (siêu thị) và hai kho trung chuyển thuộc 16 tỉnh, thành phố. Mạng lưới này chủ yếu được mở rộng sau thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và đặc biệt nhanh kể từ năm 2010.
Từ năm 2010 đến năm 2012, Metro đã mở thêm 10 trung tâm mới, khá nhiều so với 9 trung tâm trong giai đoạn 9 năm trước đó.
Giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, Metro luôn được đưa ra như là ví dụ đáng chú ý để nói về sự thâm nhập thị trường bán lẻ của Việt Nam. Khách quan mà nói, áp lực cạnh tranh từ các công ty như Metro đã đưa đến động lực đáng kể cho các nhà phân phối trong nước.
Cho đến nay, viễn cảnh các nhà đầu tư nước ngoài chiếm thế độc tôn trên thị trường đã không xảy ra: bên cạnh Metro, đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khác cũng lớn mạnh dần. Nhờ những thế mạnh khác nhau, cuộc đua đã không quá thiên lệch.
Nghi án và chuyển nhượng
Metro có tên trong nghi án chuyển giá từ năm 2009. Thời điểm đó, cùng với một số doanh nghiệp nước ngoài khác, Metro bị coi là đã liên tục khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế.
Mỗi năm, ngành thuế tiến hành hàng ngàn cuộc thanh kiểm tra các doanh nghiệp. Các báo cáo chính thức công bố mỗi năm đều đưa ra những sai phạm ngàn tỷ khiến ngành phải thu hồi. Cho dù, về mặt chính thức, các nghi án vẫn chỉ là nghi án, vì chưa có một quyết định nào được công bố chính thức.
Đáng chú ý nhất là vào tháng 12/2012, VnEconomy từng tiếp cận một báo cáo, theo đó Tổng cục Thuế cho hay trong một chiến dịch thanh kiểm tra giá, cơ quan này đã phát hiện việc gian lận “khủng”, theo đó một doanh nghiệp FDI đã khai sai giá vốn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, làm tăng giá vốn lên tới 80 triệu USD.
Những thông tin về chuyển giá nói riêng, thanh kiểm tra thuế nói chung chỉ được ngành thuế coi là thông tin “nội bộ” giữa ngành này và các doanh nghiệp, hầu như không được công bố chính thức và các báo chí cũng không thể tiếp cận.
Điều này không khỏi khiến cho nhiều người nghĩ rằng câu chuyện chuyển giá sẽ mãi dừng lại ở “nghi án” - thay vì là một vấn đề mà ngành thuế đang quyết liệt xử lý. Cho đến ngày hôm nay, khi xuất hiện câu chuyện Metro...
Bối cảnh của Metro không còn giống với các doanh nghiệp khác trong danh mục bị nghi ngờ. Cuối năm 2014, thương vụ bán Metro cho tập đoàn BJC (Thái Lan) đã được công bố, theo đó giá trị của toàn hệ thống Metro tại Việt Nam được định giá là 879 triệu USD.
Nhiều tiếng nói đầy chua chát xuất hiện, đại loại Việt Nam giao cho Metro vô số đất vàng, để rồi ngày đẹp trời, Metro bán cái rụp và bỏ đi nhẹ tênh.
Đó có lẽ là những tiếng nói không từ góc độ kinh tế: Metro An Phú ở Sài Gòn hay Metro Thăng Long ở Hà Nội đã từng được cấp phép tại những vị trí không hề thuận lợi, nhưng nhờ sự tăng trưởng kinh tế, nhờ vào sự nhộn nhịp của chính các trung tâm Metro, những lô đất đó mới thực sự trở thành đất vàng sau khoảng chừng một thập kỷ, khoảng thời gian đủ để biến nhiều lô đất ruộng khác trở thành đất vàng.
Dông dài để thấy rằng sự so sánh con số hơn 300 triệu USD vốn đầu tư của Metro và con số chuyển nhượng (trước thuế) gần 900 triệu USD là khập khiễng. Có những đóng góp vô hình khác, từ giải quyết việc làm, thúc đẩy thương mại và xuất khẩu, tạo dựng không khí cạnh tranh trên thị trường… là không thể đo đếm, và đó là điều một nền kinh tế chuyển đổi cần chấp nhận.
Tuy nhiên, nghĩa vụ thuế là một chuyện hoàn toàn khác.
Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy Metro đứng đầu bảng trong danh mục các doanh nghiệp FDI khai lỗ. Trong hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, duy nhất năm 2010, công ty báo lãi 116 tỷ đồng. Các năm còn lại, con số lỗ của của Metro dao động từ 89 đến 160 tỷ đồng.
Cho dù lý giải thế nào, thật khó để Metro thuyết phục được công chúng về những con số này.
Nỗ lực và quyết tâm của ngành thuế là đáng ghi nhận, tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu nhiều năm, qua các vấn đề của Metro cũng như các doanh nghiệp khác được công khai, tạo ra sự đồng thuận từ công luận và sự “tâm phục khẩu phục” của chính doanh nghiệp. Thay vì, trước giờ Metro rút lui, một "bản án" khá nặng đã được tuyên.
Cuối năm 2014, khi trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo cao cấp của tập đoàn BJC cho biết họ đang cùng với phía Metro nỗ lực hoàn tất các thủ tục pháp lý để đi đến chính thức hóa thương vụ vào giữa năm 2015.
Chưa rõ hai bên đã chốt thủ tục đến đâu, song có thể thấy thương vụ này hoàn toàn không êm ả. Mới đây nhất, các cổ đông nhỏ của BJC thậm chí đã có những động thái phản đối thương vụ này, khiến BJC phải tính đến việc giao cho TCC, một công ty con của BJC, đứng ra trực tiếp thực hiện.
Với diễn biến mới liên quan đến nghĩa vụ thuế, BJC và Metro có lẽ còn cần thêm nhiều cuộc họp để đi đến ký kết hợp đồng chính thức. Nhưng nếu BJC có thể tiếp nhận Metro như mong muốn, điều chắc chắn là hình ảnh của Metro đã xấu đi rất nhiều trong công chúng Việt Nam.
“Án lệ”
Câu chuyện giờ đây không còn là của riêng Metro nữa.
Ít nhất khoảng gần 10 cái tên đã từng được xem là nghi án đã được công bố, bao gồm Coca Cola, Keangnam, Unilever, Adidas, Big C, PepsiCo… giờ đây sẽ phải xem lại toàn bộ quy trình hoạt động của mình, để đảm bảo rằng không trở thành trường hợp tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu các thông tin về thuế vẫn tiếp tục bị xem là “nội bộ”, hành trình chống chuyển giá và trốn thuế của Việt Nam sẽ còn có thể tiếp tục kéo dài, vì ngay ở các quốc gia có nền tài chính minh bạch, chuyển giá và trốn thuế vẫn xảy ra. Nhất là khi, minh bạch được xem là một công cụ để loại trừ: rất nhiều doanh nghiệp lớn bị người tiêu dùng tẩy chay vì hành vi trốn thuế, nên sự minh bạch khiến họ phải hành xử khác.
Kịch bản phim mà người viết ví von, có lẽ, cũng sẽ kết thúc bằng hình ảnh của những tay chơi mới với hành xử khác...
Tổng cục Thuế nói gì về Metro?
”Qua thanh tra, ngành thuế đã yêu cầu công ty điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế tổng số tiền: 507 tỷ đồng; bao gồm:
- Điều chỉnh thuế nhà thầu nước ngoài đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Công ty Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam khoảng 62 tỷ đồng.
- Điều chỉnh giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp (như các khoản chi phí in mã vạch, chi phí vận chuyển, lắp đặt sản phẩm, chi phí kiểm tra chất lượng, chi phí chương trình tiếp cận khách hàng, chi phí quảng cáo, chi phí ấn phẩm Metro, chi phí trưng bày đầu kệ, chi phí trưng bày sản phẩm, chi phí cung cấp thông tin... Các khoản thu này đơn vị xác định như một khoản hỗ trợ từ các nhà cung cấp đơn vị hạch toán vào thu nhập khác và không kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra): 110 tỷ đồng.
- Điều chỉnh giảm lỗ đối với khoản chi phí nhượng quyền thương mại, chi phí không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa đảm bảo các điều kiện, thủ tục: 335 tỷ đồng”.
(Nguồn: Tổng cục Thuế)