"Chi ngoài” của các doanh nghiệp vẫn tăng
Một phần nguyên nhân quan trọng của việc chi ngoài vẫn không được các doanh nghiệp tiết lộ
Chi phí phi chính thức vẫn là một đặc trưng khi thực hiện kinh doanh ở Việt Nam, trong đó “chi ngoài” cho các thủ tục về thuế lại có xu hướng tăng lên.
Đánh giá trên được đưa ra trong báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam 2015 thông qua cuộc điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và một số tổ chức quốc tế khảo sát và công bố sáng 9/11.
Tăng các khoản chi phi chính thức
Theo khảo sát, trong năm 2015, có 42,7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ phải trả các khoản phí phi chính thức. Đồng thời tần xuất chi ngoài là khá tương đồng giữa hai vòng điều tra với khoảng 70% các doanh nghiệp cho biết họ chi 2-5 lần trong năm trước khi điều tra.
Đáng chú ý, trong số này có 41,2% tin rằng các khoản chi phi chính thức sẽ tăng lên trong tương lai. Lý do chính cho niềm tin này là do những khó khăn trong việc tuân thủ các quy định của Chính phủ tăng lên cũng như sự cạnh tranh sẽ tăng lên, dẫn đến sự cần thiết phải tăng các khoản chi phi chính thức để có thể tồn tại.
Khảo sát cũng cho thấy, có 58% số doanh nghiệp có chi ngoài trong năm 2013 tiếp tục chi trong năm 2015. Thêm vào đó, 30% các doanh nghiệp không chi ngoài trong điều tra năm 2013 lại có chi ngoài trong điều tra 2015. Điều này nhấn mạnh rằng một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp trong những thời điểm nào đó thấy rằng chi ngoài là cần thiết.
Các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức có chi ngoài thường xuyên hơn nhằm mục đích để đối phó với cơ quan thuế và cán bộ thuế cũng như để tiếp cận được các dịch vụ công.
Tuy nhiên, một phần nguyên nhân quan trọng của việc chi ngoài vẫn không được tiết lộ, bởi nếu căn cứ vào kết quả khảo sát thì việc chi ngoài cho các mục đích về cấp giấy phép, thủ tục thuế, hải quan, để đạt được hợp đồng với Chính phủ…lại chỉ chiếm tỷ trọng khả nhỏ so với việc chi ngoài cho “lý do khác”.
Phó viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu, cho rằng, nếu căn cứ vào tỷ trọng trên để nói rằng các thủ tục hành chính hải quan, giấy phép… đã được cải thiện đáng kể, qua đó giảm tối đã khoản “chi ngoài” của doanh nghiệp là chưa chính xác, vì thực chất không phải doanh nghiệp nào cũng phải làm các thủ tục về hải quan, xuất nhập khẩu.
Nhưng không giúp doanh nghiệp tăng trưởng
Kết quả điều tra cũng mang lại mối lo ngại hơn về các khoản chi ngoài khi các doanh nghiệp tin rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng chi ngoài trong tương lai để đối phó với những khó khăn trong việc tuân thủ các quy định của nhà nước và để theo kịp với sự cạnh tranh.
Thế nhưng, khi được hỏi, các doah nghiệp lại khẳng định lợi ích của chi ngoài là không rõ ràng vì các doanh nghiệp có chi ngoài không cho thấy tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các doanh nghiệp không thực hiện hành vi này.
“Điều này ngụ ý rằng, việc hợp tác giữa Chính phủ và các hiệp hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc “phá vỡ vòng luẩn quẩn tiêu cực” này”, báo cáo nhìn nhận.
Một điểm đáng quan ngại khác trong báo cáo là trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện đầu tư đã tăng lên so với điều tra năm 2013, song để được các khoản tín dụng chính thức vẫn là một trở ngại lớn, đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh.
Trên 70% các doanh nghiệp điều tra không tiếp cận được với khoản vay chính thức tìm đến các khoản vay phi chí. Khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 ở mức 45%, thì trong năm 2015 chỉ còn 24%.
Tuy nhiên, theo nhóm khảo sát, kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2015 cũng cho thấy một số cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Cụ thể, co với kết quả điều tra năm 2013, quá trình chính thức hóa của các cơ sở kinh doanh đã có bước tăng đáng kể. Kết quả cũng chỉ ra rằng các hộ kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức không đóng góp nhiều cho sự thay đổi đối với môi trường kinh doanh chung và dữ liệu điều tra chỉ ra rằng vấn đề tạo việc làm trong một môi trường kinh doanh năng động sẽ đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được chính thức hóa trong tương lai.
So với báo cáo điều tra giai đoạn 2011- 2013, đã có sự tăng đáng kể về tỷ lệ các doanh nghiệp chuyển sang khu vực chính thức trong giai đoạn 2013- 2015. Khoảng 96% số doanh nghiệp chưa đăng ký chính thức trong điều tra năm 2013 đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế trong điều tra năm 2015, trong khi con số này chỉ là 8% trong báo cáo điều tra trước đó.
Đánh giá trên được đưa ra trong báo cáo đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam 2015 thông qua cuộc điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và một số tổ chức quốc tế khảo sát và công bố sáng 9/11.
Tăng các khoản chi phi chính thức
Theo khảo sát, trong năm 2015, có 42,7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ phải trả các khoản phí phi chính thức. Đồng thời tần xuất chi ngoài là khá tương đồng giữa hai vòng điều tra với khoảng 70% các doanh nghiệp cho biết họ chi 2-5 lần trong năm trước khi điều tra.
Đáng chú ý, trong số này có 41,2% tin rằng các khoản chi phi chính thức sẽ tăng lên trong tương lai. Lý do chính cho niềm tin này là do những khó khăn trong việc tuân thủ các quy định của Chính phủ tăng lên cũng như sự cạnh tranh sẽ tăng lên, dẫn đến sự cần thiết phải tăng các khoản chi phi chính thức để có thể tồn tại.
Khảo sát cũng cho thấy, có 58% số doanh nghiệp có chi ngoài trong năm 2013 tiếp tục chi trong năm 2015. Thêm vào đó, 30% các doanh nghiệp không chi ngoài trong điều tra năm 2013 lại có chi ngoài trong điều tra 2015. Điều này nhấn mạnh rằng một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp trong những thời điểm nào đó thấy rằng chi ngoài là cần thiết.
Các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức có chi ngoài thường xuyên hơn nhằm mục đích để đối phó với cơ quan thuế và cán bộ thuế cũng như để tiếp cận được các dịch vụ công.
Tuy nhiên, một phần nguyên nhân quan trọng của việc chi ngoài vẫn không được tiết lộ, bởi nếu căn cứ vào kết quả khảo sát thì việc chi ngoài cho các mục đích về cấp giấy phép, thủ tục thuế, hải quan, để đạt được hợp đồng với Chính phủ…lại chỉ chiếm tỷ trọng khả nhỏ so với việc chi ngoài cho “lý do khác”.
Phó viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu, cho rằng, nếu căn cứ vào tỷ trọng trên để nói rằng các thủ tục hành chính hải quan, giấy phép… đã được cải thiện đáng kể, qua đó giảm tối đã khoản “chi ngoài” của doanh nghiệp là chưa chính xác, vì thực chất không phải doanh nghiệp nào cũng phải làm các thủ tục về hải quan, xuất nhập khẩu.
Nhưng không giúp doanh nghiệp tăng trưởng
Kết quả điều tra cũng mang lại mối lo ngại hơn về các khoản chi ngoài khi các doanh nghiệp tin rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng chi ngoài trong tương lai để đối phó với những khó khăn trong việc tuân thủ các quy định của nhà nước và để theo kịp với sự cạnh tranh.
Thế nhưng, khi được hỏi, các doah nghiệp lại khẳng định lợi ích của chi ngoài là không rõ ràng vì các doanh nghiệp có chi ngoài không cho thấy tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các doanh nghiệp không thực hiện hành vi này.
“Điều này ngụ ý rằng, việc hợp tác giữa Chính phủ và các hiệp hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc “phá vỡ vòng luẩn quẩn tiêu cực” này”, báo cáo nhìn nhận.
Một điểm đáng quan ngại khác trong báo cáo là trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện đầu tư đã tăng lên so với điều tra năm 2013, song để được các khoản tín dụng chính thức vẫn là một trở ngại lớn, đặc biệt là đối với các hộ kinh doanh.
Trên 70% các doanh nghiệp điều tra không tiếp cận được với khoản vay chính thức tìm đến các khoản vay phi chí. Khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 ở mức 45%, thì trong năm 2015 chỉ còn 24%.
Tuy nhiên, theo nhóm khảo sát, kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2015 cũng cho thấy một số cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Cụ thể, co với kết quả điều tra năm 2013, quá trình chính thức hóa của các cơ sở kinh doanh đã có bước tăng đáng kể. Kết quả cũng chỉ ra rằng các hộ kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức không đóng góp nhiều cho sự thay đổi đối với môi trường kinh doanh chung và dữ liệu điều tra chỉ ra rằng vấn đề tạo việc làm trong một môi trường kinh doanh năng động sẽ đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được chính thức hóa trong tương lai.
So với báo cáo điều tra giai đoạn 2011- 2013, đã có sự tăng đáng kể về tỷ lệ các doanh nghiệp chuyển sang khu vực chính thức trong giai đoạn 2013- 2015. Khoảng 96% số doanh nghiệp chưa đăng ký chính thức trong điều tra năm 2013 đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế trong điều tra năm 2015, trong khi con số này chỉ là 8% trong báo cáo điều tra trước đó.