“Doanh nghiệp nhà nước làm méo mó thị trường”
CIEM công bố báo cáo khảo sát về những điều bất hợp lý trong chính sách đối với doanh nghiệp
“Lý do ngân hàng thương mại cho những doanh nghiệp nhà nước được xem là kém hiệu quả vay vì họ kỳ vọng vào sự an toàn. Bởi khi doanh nghiệp không trả được nợ thì đã có Nhà nước trả. Họ có lòng tin cho những người này vay sẽ được hỗ trợ khi gặp khó khăn”.
Đó là đánh giá được đề cập trong báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố tại hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước: Ràng buộc ngân sách, khung khổ quản trị và biến dạng thị trường”, tổ chức ngày 27/5.
Nguồn lực tập trung vào “quả đấm thép”
Trình bày báo cáo tại buổi hội thảo, Phó trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) Phạm Đức Trung cho rằng, trên thế giới doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại khách quan và là thực tế. Tuy nhiên có xu thế đáng chú ý gần đây là trong danh mục các doanh nghiệp lớn ngày càng nhiều doanh nghiệp nhà nước tham gia, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi, ảnh hưởng hoạt động thương mại.
Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, Doanh nghiệp nhà nước phải là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Hiện có xấp xỉ 800 doanh nghiệp, tài sản lên tới 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 80% GDP.
Số doanh nghiệp nhà nước khá nhiều, song nguồn lực lại tập trung quá lớn vào 8 tập đoàn kinh tế - vốn được xem là các “quả đấm thép”.
Cùng với đó, việc thực thi và ứng xử của Nhà nước và các chủ thể khác tạo ra nhiều ưu thế, đặc quyền, đặc lợi cho một bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực. Quan điểm phần lớn người dân cho rằng chỉ doanh nghiệp nhà nước mới làm được sản phẩm dịch vụ công ích, tạo ra biến dạng thị trường.
Ông Trung cho rằng, các tập đoàn, tổng công ty thống lĩnh chi phối nhiều thị trường quan trọng như điện, xăng dầu khoáng sản, dịch vụ viễn thông, vận tải hàng không nội địa… Điều này khiến doanh nghiệp tư nhân khó gia nhập vào các thị trường này bởi những giấy phép kinh doanh có điều kiện, không đủ quy mô và nguồn lực để cạnh tranh sòng phẳng.
Đáng chú ý, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại giảm xuống còn dưới 20%. Nhưng một số tập đoàn, tổng công ty lớn được ngân hàng thương mại cho vay. Điều này làm tập trung nguồn lực vào một số doanh nghiệp nhà nước, khiến rủi ro cao, quá lớn để sụp đổ, “ không đụng chạm được vào”.
Cùng với đó là có có sự chỉ đạo, chỉ định, bảo lãnh, tín chấp của Nhà nước. Đơn cử, từ 2010-2014 đã có 22 văn bản chỉ đạo cho phép doanh nghiệp nhà nước vay vốn. Đây là một trong những lý do tạo ra cơ sở cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhà nước vay với khối lượng lớn.
Doanh nghiệp nhà nước cũng có lợi thế hơn trong tiếp cận vốn vay nước ngoài, khi mà phần lớn vay nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam dành cho tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước cũng có ưu thế trong tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh. Dù pháp luật hiện hành không phân biệt việc giao, cho thuê đất sản xuất kinh doanh nhưng ước tính thực tế doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ 70% mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam một cách có hệ thống về những đối xử khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với nhau và giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp ngoài khu vực.
“Doanh nghiệp nhà nước là nguồn gốc phát sinh méo mó thị trường, rào cản đối với cải cách và phát triển kinh tế quốc gia. Nếu không thanh toán được nợ thì cho khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ hoặc chuyển nợ sang doanh nghiệp khác, hoặc Chính phủ đứng ra nhận nợ và trả nợ thay; không thanh toán được thuế thì cho nợ, giảm, thậm chí xóa nợ”, ông Cung nói.
Cũng theo ông Cung, doanh nghiệp tư nhân không được hưởng những ưu đãi trên. Chính sách bảo toàn phát triển vốn, miễn có lợi nhuận là được chứ không phải là lợi nhuận bình quân thị trường. Một đồng lợi nhuận là được. Doanh nghiệp nhà nước cũng không lời ăn lỗ chịu, không chịu sự trừng phạt của thị trường, người làm thua lỗ cũng không bị kỷ luật; Chi phí vốn cho doanh nghiệp nhà nước thấp hơn nhiều giá thị trường và không tính đến chi phí cơ hội.
“Nguyên nhân cơ bản là quan niệm về vai trò, chức năng của doanh nghiệp nhà nước không còn phù hợp. Kinh tế nhà nước là chủ đạo, hàm ý doanh nghiệp nhà nước là then chốt, là bộ phận quan trọng nhất của kinh tế nhà nước. Như vậy, tất nhiên nó phải lớn. Nhưng khi doanh nghiệp nhà nước không thể thu hẹp, không thể cổ phần thì cũng không thể để cho phá sản và chúng quá lớn để có thể đổ vỡ. Vinashin là ví dụ”, ông Cung nói.
Ông Cung cho rằng 30 năm trôi qua đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn là câu chuyện thời sự, cần xem xét lại vai trò, chức năng của doanh nghiệp nhà nước.
Dù vậy, ông Nguyễn Đình Cung cũng thừa nhận điều này là “không dễ làm”.
Không nên “quá đề cao vai trò doanh nghiệp tư nhân”
Có phần trái ngược với các ý kiến trên, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn, nói “không cẩn thận chúng ta quá đề cao vai trò doanh nghiệp tư nhân và cho rằng mọi thứ doanh nghiệp tư nhân đều làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước. Đó là thái cực cần cân nhắc kỹ”.
Theo ông Tuấn, chúng ta không phủ nhận doanh nghiệp tư nhân ở khía cạnh nào đó làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước. Khi đánh giá, chúng ta cũng phải thận trọng để tránh chuyển sang thái cực ấy. Doanh nghiệp tư nhân có điểm tốt nhưng cũng có vấn đề, tránh tuyệt đối hóa vai trò của doanh nghiệp tư nhân.
Đơn cử, trong vấn đề tái cơ cấu ngân hàng, rõ ràng các ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều vấn đề trong quá trình quản trị. Giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng cổ phần thì thấy không phải ngân hàng cổ phần tư nhân luôn luôn tốt.
Phản hồi lại ý kiến trên, TS Cung thẳng thắn “Nghiên cứu của chúng tôi không coi doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân là tốt hay xấu. Chúng tôi nhấn mạnh về thể chế, chất lượng thể chế là cốt lõi. Ngân hàng đúng là có nhiều chuyện, nhìn vào đó thấy tư nhân có nhiều vấn đề hơn. Chúng tôi sẽ nhìn khách quan về các vấn đề”.
Còn theo ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chúng ta không nên bàn khen hay chê doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, mà cần phải ủng hộ doanh nghiệp nào hiệu quả. Tốt thì ủng hộ, nếu không thì không ủng hộ.
Trong phần kết luận hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, nhấn mạnh: “Phải cải cách doanh nghiệp nhà nước mới phát triển được doanh nghiệp tư nhân. Nếu không cải cách doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân phát triển lên lại tạo ra độc quyền tư nhân. Vì sự méo mó của doanh nghiệp tư nhân còn kinh khủng hơn doanh nghiệp nhà nước. Dư địa cho tư nhân không còn nếu không cải tạo được doanh nghiệp nhà nước”.
Đó là đánh giá được đề cập trong báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố tại hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước: Ràng buộc ngân sách, khung khổ quản trị và biến dạng thị trường”, tổ chức ngày 27/5.
Nguồn lực tập trung vào “quả đấm thép”
Trình bày báo cáo tại buổi hội thảo, Phó trưởng ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM) Phạm Đức Trung cho rằng, trên thế giới doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại khách quan và là thực tế. Tuy nhiên có xu thế đáng chú ý gần đây là trong danh mục các doanh nghiệp lớn ngày càng nhiều doanh nghiệp nhà nước tham gia, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi, ảnh hưởng hoạt động thương mại.
Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, Doanh nghiệp nhà nước phải là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Hiện có xấp xỉ 800 doanh nghiệp, tài sản lên tới 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 80% GDP.
Số doanh nghiệp nhà nước khá nhiều, song nguồn lực lại tập trung quá lớn vào 8 tập đoàn kinh tế - vốn được xem là các “quả đấm thép”.
Cùng với đó, việc thực thi và ứng xử của Nhà nước và các chủ thể khác tạo ra nhiều ưu thế, đặc quyền, đặc lợi cho một bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực. Quan điểm phần lớn người dân cho rằng chỉ doanh nghiệp nhà nước mới làm được sản phẩm dịch vụ công ích, tạo ra biến dạng thị trường.
Ông Trung cho rằng, các tập đoàn, tổng công ty thống lĩnh chi phối nhiều thị trường quan trọng như điện, xăng dầu khoáng sản, dịch vụ viễn thông, vận tải hàng không nội địa… Điều này khiến doanh nghiệp tư nhân khó gia nhập vào các thị trường này bởi những giấy phép kinh doanh có điều kiện, không đủ quy mô và nguồn lực để cạnh tranh sòng phẳng.
Đáng chú ý, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại giảm xuống còn dưới 20%. Nhưng một số tập đoàn, tổng công ty lớn được ngân hàng thương mại cho vay. Điều này làm tập trung nguồn lực vào một số doanh nghiệp nhà nước, khiến rủi ro cao, quá lớn để sụp đổ, “ không đụng chạm được vào”.
Cùng với đó là có có sự chỉ đạo, chỉ định, bảo lãnh, tín chấp của Nhà nước. Đơn cử, từ 2010-2014 đã có 22 văn bản chỉ đạo cho phép doanh nghiệp nhà nước vay vốn. Đây là một trong những lý do tạo ra cơ sở cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp nhà nước vay với khối lượng lớn.
Doanh nghiệp nhà nước cũng có lợi thế hơn trong tiếp cận vốn vay nước ngoài, khi mà phần lớn vay nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam dành cho tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước cũng có ưu thế trong tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh. Dù pháp luật hiện hành không phân biệt việc giao, cho thuê đất sản xuất kinh doanh nhưng ước tính thực tế doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ 70% mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam một cách có hệ thống về những đối xử khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với nhau và giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp ngoài khu vực.
“Doanh nghiệp nhà nước là nguồn gốc phát sinh méo mó thị trường, rào cản đối với cải cách và phát triển kinh tế quốc gia. Nếu không thanh toán được nợ thì cho khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ hoặc chuyển nợ sang doanh nghiệp khác, hoặc Chính phủ đứng ra nhận nợ và trả nợ thay; không thanh toán được thuế thì cho nợ, giảm, thậm chí xóa nợ”, ông Cung nói.
Cũng theo ông Cung, doanh nghiệp tư nhân không được hưởng những ưu đãi trên. Chính sách bảo toàn phát triển vốn, miễn có lợi nhuận là được chứ không phải là lợi nhuận bình quân thị trường. Một đồng lợi nhuận là được. Doanh nghiệp nhà nước cũng không lời ăn lỗ chịu, không chịu sự trừng phạt của thị trường, người làm thua lỗ cũng không bị kỷ luật; Chi phí vốn cho doanh nghiệp nhà nước thấp hơn nhiều giá thị trường và không tính đến chi phí cơ hội.
“Nguyên nhân cơ bản là quan niệm về vai trò, chức năng của doanh nghiệp nhà nước không còn phù hợp. Kinh tế nhà nước là chủ đạo, hàm ý doanh nghiệp nhà nước là then chốt, là bộ phận quan trọng nhất của kinh tế nhà nước. Như vậy, tất nhiên nó phải lớn. Nhưng khi doanh nghiệp nhà nước không thể thu hẹp, không thể cổ phần thì cũng không thể để cho phá sản và chúng quá lớn để có thể đổ vỡ. Vinashin là ví dụ”, ông Cung nói.
Ông Cung cho rằng 30 năm trôi qua đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn là câu chuyện thời sự, cần xem xét lại vai trò, chức năng của doanh nghiệp nhà nước.
Dù vậy, ông Nguyễn Đình Cung cũng thừa nhận điều này là “không dễ làm”.
Không nên “quá đề cao vai trò doanh nghiệp tư nhân”
Có phần trái ngược với các ý kiến trên, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn, nói “không cẩn thận chúng ta quá đề cao vai trò doanh nghiệp tư nhân và cho rằng mọi thứ doanh nghiệp tư nhân đều làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước. Đó là thái cực cần cân nhắc kỹ”.
Theo ông Tuấn, chúng ta không phủ nhận doanh nghiệp tư nhân ở khía cạnh nào đó làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước. Khi đánh giá, chúng ta cũng phải thận trọng để tránh chuyển sang thái cực ấy. Doanh nghiệp tư nhân có điểm tốt nhưng cũng có vấn đề, tránh tuyệt đối hóa vai trò của doanh nghiệp tư nhân.
Đơn cử, trong vấn đề tái cơ cấu ngân hàng, rõ ràng các ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều vấn đề trong quá trình quản trị. Giữa ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng cổ phần thì thấy không phải ngân hàng cổ phần tư nhân luôn luôn tốt.
Phản hồi lại ý kiến trên, TS Cung thẳng thắn “Nghiên cứu của chúng tôi không coi doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân là tốt hay xấu. Chúng tôi nhấn mạnh về thể chế, chất lượng thể chế là cốt lõi. Ngân hàng đúng là có nhiều chuyện, nhìn vào đó thấy tư nhân có nhiều vấn đề hơn. Chúng tôi sẽ nhìn khách quan về các vấn đề”.
Còn theo ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chúng ta không nên bàn khen hay chê doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, mà cần phải ủng hộ doanh nghiệp nào hiệu quả. Tốt thì ủng hộ, nếu không thì không ủng hộ.
Trong phần kết luận hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, nhấn mạnh: “Phải cải cách doanh nghiệp nhà nước mới phát triển được doanh nghiệp tư nhân. Nếu không cải cách doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp tư nhân phát triển lên lại tạo ra độc quyền tư nhân. Vì sự méo mó của doanh nghiệp tư nhân còn kinh khủng hơn doanh nghiệp nhà nước. Dư địa cho tư nhân không còn nếu không cải tạo được doanh nghiệp nhà nước”.