23:52 23/11/2012

Duyệt đề án tái cơ cấu EVN với vốn điều lệ 143.404 tỷ

Ngọc Anh

Theo Đề án tái cơ cấu, vốn điều lệ của EVN sau khi đánh giá lại tài sản là 143.404 tỷ đồng

Đề án tái cơ cấu yêu cầu, đến hết năm 2015, EVN hoàn thành việc thoái vốn 
tại 6 doanh nghiệp. Đó là Ngân hàng Thương mại An Bình, Chứng 
khoán An Bình, Bảo hiểm Toàn cầu, Bất động sản Sài Gòn Vina, 
Bất động sản Điện lực miền Trung và Công ty Đầu tư và xây dựng
 Điện lực Việt Nam.
Đề án tái cơ cấu yêu cầu, đến hết năm 2015, EVN hoàn thành việc thoái vốn tại 6 doanh nghiệp. Đó là Ngân hàng Thương mại An Bình, Chứng khoán An Bình, Bảo hiểm Toàn cầu, Bất động sản Sài Gòn Vina, Bất động sản Điện lực miền Trung và Công ty Đầu tư và xây dựng Điện lực Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012 - 2015.

Mục tiêu của Đề án là nhằm bảo đảm EVN tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng điện cho nền kinh tế và nhu cầu xã hội.

Theo Đề án, vốn điều lệ của EVN sau khi đánh giá lại tài sản là 143.404 tỷ đồng.

Cũng theo Đề án tái cơ cấu, EVN sẽ tiến hành tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tập trung vào 7 nội dung, trong đó có sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo của EVN đối với người đại diện vốn của EVN tại doanh nghiệp khác,…

Đề án cũng yêu cầu, đến hết năm 2015, EVN hoàn thành việc thoái vốn tại 6 doanh nghiệp. Đó là Ngân hàng Thương mại An Bình, Chứng khoán An Bình, Bảo hiểm Toàn cầu, Bất động sản Sài Gòn Vina, Bất động sản Điện lực miền Trung và Công ty Đầu tư và xây dựng Điện lực Việt Nam.

Trước đó vào cuối tháng 7/2012, lãnh đạo EVN cho biết muốn thoái trên 1.100 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành nhưng gặp khó khăn về giá bán. Trong đó, vốn của EVN tại Ngân hàng An Bình là 757 tỷ đồng, mua cổ phần của Bảo hiểm Toàn cầu 125 tỷ đồng, khối bất động sản “giữ” của EVN 103 tỷ đồng và 114,8 tỷ đồng tại Chứng khoán An Bình (thời điểm 31/12/2011).

EVN có 4 ngành, nghề kinh doanh chính của EVN:

Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia.

Xuất nhập khẩu điện năng.

Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

Nguồn: Đề án tái cơ cấu EVN



Đề án cũng nêu rõ, 14 đơn vị của EVN được giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ EVN, 9 doanh nghiệp EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ, 5 doanh nghiệp EVN nắm giữ trên 50%, 6 doanh nghiệp EVN nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, 4 cơ sở đào tạo được giữ nguyên mô hình, cơ cấu tổ chức hoạt động đến năm 2015.

Quyết định của Thủ tướng cũng yêu cầu Hội đồng thành viên EVN xây dựng phương án tổ chức lại sản suất kinh doanh, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án và để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong quý 4/2012 và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.