EVN “than khó” sau 3 năm tái cơ cấu
EVN kiến nghị Chính phủ một số nội dung nhằm tạo điều kiện cho tập đoàn thực hiện tái cơ cấu thuận lợi hơn
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo sơ bộ về kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu, sau gần 3 năm triển khai theo quyết định của Chính phủ.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, EVN cho biết, hiện tập đoàn đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu, đặc biệt là việc thoái vốn tại các doanh nghiệp và cổ phần hóa một số tổng công ty lớn trực thuộc tập đoàn.
Theo EVN, vướng mắc lớn nhất chính là việc thoái vốn tại các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản với tiêu chí bảo toàn và phát triển vốn do bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, các quy định pháp luật về thoái vốn còn có bất cập và chậm được hoàn thiện.
Tuy nhiên, EVN đã và đang tích cực xây dựng phương án thoái vốn, tổ chức bán đấu giá công khai, tìm kiếm các đối tác để đàm phán chuyển nhượng vốn góp tại các công ty cổ phần thuộc diện thoái vốn theo phê duyệt của Thủ tướng.
Cụ thể, đến thời điểm giữa tháng 8/2015, EVN đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn của tập đoàn tại 3 công ty cổ phần bất động sản; giảm vốn tại Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực xuống 16,5% vốn điều lệ, thoái vốn lần 1 tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, ngân hàng An Bình và tiếp tục thực hiện các thủ tục thoái vốn tại các đơn vị còn lại theo quy định.
Đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền thu về đạt trên 981 tỷ đồng.
Về công tác cổ phần hóa, hiện EVN đang triển khai thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) và đang chuẩn bị các bước để cổ phần hóa Genco 1 và 2 trong năm 2016.
Việc cổ phần hóa 3 Genco gặp khó khăn khi các công ty này được hình thành nhằm phù hợp với lộ trình hình thành thị trường phát điện cạnh tranh với nhiệm vụ quản lý vận hành, sản xuất điện và tiếp tục đầu tư phát triển các dự án nguồn điện mới, sau khi lành mạnh tài chính sẽ thực hiện cổ phần hóa.
Tình hình tài chính của các Genco khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án, khó hấp dẫn các nhà đầu tư khi thực hiện cổ phần hóa.
Theo EVN, để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác sắp xếp, tái cơ cấu, phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới, EVN kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành sớm ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp đã có hiệu lực từ 1/7/2015.
Đồng thời, kiên trì thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường và tách bạch hoạt động công ích và hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá đúng kết quả hoạt động của EVN.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, EVN cho biết, hiện tập đoàn đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu, đặc biệt là việc thoái vốn tại các doanh nghiệp và cổ phần hóa một số tổng công ty lớn trực thuộc tập đoàn.
Theo EVN, vướng mắc lớn nhất chính là việc thoái vốn tại các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản với tiêu chí bảo toàn và phát triển vốn do bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, các quy định pháp luật về thoái vốn còn có bất cập và chậm được hoàn thiện.
Tuy nhiên, EVN đã và đang tích cực xây dựng phương án thoái vốn, tổ chức bán đấu giá công khai, tìm kiếm các đối tác để đàm phán chuyển nhượng vốn góp tại các công ty cổ phần thuộc diện thoái vốn theo phê duyệt của Thủ tướng.
Cụ thể, đến thời điểm giữa tháng 8/2015, EVN đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn của tập đoàn tại 3 công ty cổ phần bất động sản; giảm vốn tại Công ty Cổ phần Tài chính Điện lực xuống 16,5% vốn điều lệ, thoái vốn lần 1 tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, ngân hàng An Bình và tiếp tục thực hiện các thủ tục thoái vốn tại các đơn vị còn lại theo quy định.
Đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền thu về đạt trên 981 tỷ đồng.
Về công tác cổ phần hóa, hiện EVN đang triển khai thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) và đang chuẩn bị các bước để cổ phần hóa Genco 1 và 2 trong năm 2016.
Việc cổ phần hóa 3 Genco gặp khó khăn khi các công ty này được hình thành nhằm phù hợp với lộ trình hình thành thị trường phát điện cạnh tranh với nhiệm vụ quản lý vận hành, sản xuất điện và tiếp tục đầu tư phát triển các dự án nguồn điện mới, sau khi lành mạnh tài chính sẽ thực hiện cổ phần hóa.
Tình hình tài chính của các Genco khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án, khó hấp dẫn các nhà đầu tư khi thực hiện cổ phần hóa.
Theo EVN, để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác sắp xếp, tái cơ cấu, phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới, EVN kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành sớm ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp đã có hiệu lực từ 1/7/2015.
Đồng thời, kiên trì thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường và tách bạch hoạt động công ích và hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá đúng kết quả hoạt động của EVN.