Hãng hàng không Nhật muốn mua cổ phần Vietnam Airlines
Theo Financial Times, hãng hàng không ANA đang muốn mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines
Theo Financial Times, trong nỗ lực củng cố cho vị thế của mình tại châu Á, hãng hàng không ANA của Nhật đang muốn mua cổ phần để trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Ông Shinichiro Ito - Chủ tịch ANA, cho biết ANA đã thương thảo về việc mua cổ phần với một số hãng hàng không trong khu vực Đông Nam Á để tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này cũng như châu Á nói chung.
Chủ tịch ANA cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường hàng không giá rẻ ngày một căng thẳng, việc sớm giành thêm thị phần là hoàn toàn cần thiết.
ANA đã lên kế hoạch cho việc mua cổ phần tại một hãng hàng không Đông Nam Á từ sau khi hãng hoàn tất việc phát hành cổ phiếu và thu về 170 tỷ Yên, tương đương 4 tỷ USD vào năm 2012. Thế nhưng cho đến nay, chưa có quyết định đầu tư nào được đưa ra.
Năm ngoái, sau nhiều tháng theo đuổi, ANA đã quyết định không mua cổ phần của hãng hàng không Asian Wings Airways của Myanmar.
Ông Ito chỉ ra, tại châu Á, do số lượng các hãng hàng không do chính phủ nắm giữ quá nhiều nên việc đàm phán để mua cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn so với châu Âu.
Còn theo dự báo của ông Ryota Himeno, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Barclays, rằng trong những năm tới nhiều hãng hàng không châu Á sẽ phải nhanh chóng củng cố vị thế và mở rộng thị phần.
Theo ông Ryota Himeno, điều đó là tất yếu khi mà các hãng hàng không giá rẻ ngày một lớn mạnh, các hãng hàng không truyền thống sẽ phải chạy đua. Ông chỉ ra các hãng hàng không Nhật sẽ đóng vai trò trung tâm trong quá trình cơ cấu lại ngành hàng không châu Á bởi tiềm lực tài chính rất mạnh.
Về phía Việt Nam, theo Financial Times, ANA sẽ gặp nhiều thuận lợi bởi chính phủ Việt Nam đã và đang tìm kiếm một đối tác chiến lược để giúp cho ngành hàng không phát triển.
Đối với ANA, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn bởi các công ty Nhật đang đầu tư mạnh vào Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Từ năm 2011 đến năm 2014, dòng vốn FDI của Nhật vào Việt Nam tăng gấp 3 lần và chạm mức 9 tỷ USD. Trong đó, Aeon - tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Nhật, đã mở 2 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam.
Ông Himeno khẳng định rằng việc mua cổ phần trực tiếp có lợi hơn so với việc thành lập liên minh kinh doanh bởi nó sẽ giúp ANA có nhiều lợi thế trong đàm phán cũng như giành được nhiều chỗ đỗ hơn tại các sân bay châu Á.
Ông Shinichiro Ito - Chủ tịch ANA, cho biết ANA đã thương thảo về việc mua cổ phần với một số hãng hàng không trong khu vực Đông Nam Á để tiếp tục mở rộng hoạt động tại thị trường này cũng như châu Á nói chung.
Chủ tịch ANA cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường hàng không giá rẻ ngày một căng thẳng, việc sớm giành thêm thị phần là hoàn toàn cần thiết.
ANA đã lên kế hoạch cho việc mua cổ phần tại một hãng hàng không Đông Nam Á từ sau khi hãng hoàn tất việc phát hành cổ phiếu và thu về 170 tỷ Yên, tương đương 4 tỷ USD vào năm 2012. Thế nhưng cho đến nay, chưa có quyết định đầu tư nào được đưa ra.
Năm ngoái, sau nhiều tháng theo đuổi, ANA đã quyết định không mua cổ phần của hãng hàng không Asian Wings Airways của Myanmar.
Ông Ito chỉ ra, tại châu Á, do số lượng các hãng hàng không do chính phủ nắm giữ quá nhiều nên việc đàm phán để mua cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn so với châu Âu.
Còn theo dự báo của ông Ryota Himeno, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Barclays, rằng trong những năm tới nhiều hãng hàng không châu Á sẽ phải nhanh chóng củng cố vị thế và mở rộng thị phần.
Theo ông Ryota Himeno, điều đó là tất yếu khi mà các hãng hàng không giá rẻ ngày một lớn mạnh, các hãng hàng không truyền thống sẽ phải chạy đua. Ông chỉ ra các hãng hàng không Nhật sẽ đóng vai trò trung tâm trong quá trình cơ cấu lại ngành hàng không châu Á bởi tiềm lực tài chính rất mạnh.
Về phía Việt Nam, theo Financial Times, ANA sẽ gặp nhiều thuận lợi bởi chính phủ Việt Nam đã và đang tìm kiếm một đối tác chiến lược để giúp cho ngành hàng không phát triển.
Đối với ANA, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn bởi các công ty Nhật đang đầu tư mạnh vào Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Từ năm 2011 đến năm 2014, dòng vốn FDI của Nhật vào Việt Nam tăng gấp 3 lần và chạm mức 9 tỷ USD. Trong đó, Aeon - tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Nhật, đã mở 2 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam.
Ông Himeno khẳng định rằng việc mua cổ phần trực tiếp có lợi hơn so với việc thành lập liên minh kinh doanh bởi nó sẽ giúp ANA có nhiều lợi thế trong đàm phán cũng như giành được nhiều chỗ đỗ hơn tại các sân bay châu Á.