Kiểm toán nêu bức tranh tài chính 38 tập đoàn, tổng công ty
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo về tình hình tài chính năm 2014 của 38 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo về tình hình tài chính năm 2014 của 38 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Trước đó, trong năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp, thuộc 38 tập đoàn, tổng công ty.
Nhiều nơi thua lỗ, âm vốn
Sau kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn của 38 tập đoàn, tổng công ty lên 1.854 tỷ đồng (1.668.623/1.666.769 tỷ đồng); tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.518 tỷ đồng; tổng chi phí tăng 68 tỷ đồng (707.155/707.087 tỷ đồng); lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.494 tỷ đồng (88.130/86.636 tỷ đồng)…
Tuy nhiên, có 5 tập đoàn, tổng công ty, công ty kinh doanh thua lỗ, gồm Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng, Tổng công ty 15 lỗ 471,1 tỷ đồng, Vinaincon lỗ 131,96 tỷ đồng, Tổng công ty Mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng, Công ty TNHH Một thành viên In Đắc Lắc lỗ 2,95 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, một số tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí vốn, thua lỗ, mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định, còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp…
Điển hình là Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất thua lỗ triền miên dẫn đến âm vốn chủ sở hữu hơn 1.108 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí lỗ 71,2 tỷ đồng.
Tại Vinalines, Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin âm vốn 8.481 tỷ đồng, Công ty TNHHMột thành viên Vận tải Biển Đông (- 3.403 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc (-2.219 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (-2.114 tỷ đồng), Công ty TNHH Cảng quốc tế SP-PSA (-539,33 tỷ đồng), Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép (-1.075 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô (-316,9 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải biển và hợp tác lao động quốc tế (-124 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (-10 tỷ đồng).
Như vậy, chỉ tính riêng các công ty con của Vinalines đã âm vốn tới gần 20.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt công ty khác cũng trong tình trạng thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nhiều năm như Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long âm vốn 1.655 tỷ đồng, Công ty TNHH Một thành viên Xi măng Quang Sơn (-665,39 tỷ đồng), Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp hóa chất (-23,4 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Mê Kông (-54,02 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thủy sản Đông Nam (-156,46 tỷ đồng)…
Tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Công ty Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí lỗ 1.473 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tổng công ty Miền Trung (-724,72 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Phát triển Phú Mỹ (-421 tỷ đồng). Petro Vietnam còn đầu tư 800 tỷ đồng vào Ocean Bank và sau đó bị mất toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông.
Trong khi đó, Tổng công ty Dầu Việt Nam phải trích lập dự phòng 1.915 tỷ đồng đối với 14 doanh nghiệp có lỗ lũy kế. Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất thua lỗ triền miên dẫn đến âm vốn chủ sở hữu hơn 1.108 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí (-71,2 tỷ đồng).
Tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, có 5 công ty con lỗ lũy kế 19,1 tỷ đồng, 6 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 54,7 tỷ đồng và 657.218 USD.
Tại Hapro, có 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng, 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69,4 tỷ đồng.
Tại Vinataba, Công ty Thực phẩm Miền Bắc lỗ 1.066 tỷ đồng.
Tình trạng lỗ lũy kế lớn hơn vốn đầu tư của chủ sở hữu đã xảy ra tại hàng loạt công ty: Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc lỗ 852,5 tỷ đồng trong khi vốn đầu tư 209,7 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tiếp vận Biển Đông lỗ 52,8 tỷ đồng/10 tỷ đồng.
Nặng nợ
Bên cạnh đó, theo Kiểm toán Nhà nước, một số đơn vị đầu tư tài chính có hiệu quả, vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn. Một số đơn vị xóa nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định, chưa ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu. Nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao.
Chẳng hạn tại Vinalines, tỷ lệ này tại Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Cà Mau 153,92 lần, Công ty Cổ phần Phát triển Hàng hải Việt Nam là 55,21 lần, Công ty TNHH Một thành viên Cảng Năm Căn là 17,69 lần, Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines Đông Đô là 40,55 lần, Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân là 27,62 lần…
Tại COMA, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở của công ty mẹ là 12 lần, COMAEL (13 lần), Công ty TNHH Một thành viên Trung đại tu ôtô và thiết bị máy mỏ Quảng Ninh (4,79 lần), Công ty TNHH Một thành viên Duyên Hải Quảng Ninh (8,47 lần), Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 (4,13 lần).
Ngoài ra nhiều công ty khác cũng có nợ cao so với vốn chủ sở hữu như Tổng công ty Lũng Lô là 5 lần, công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà (4,36 lần).
Trong khi đó, Vinalines cho 3 công ty con vay theo chủ trương của Chính phủ, khó thu hồi 457,8 tỷ đồng, bảo lãnh và tiếp nhận bảo lãnh cho các đơn vị kinh doanh thua lỗ 6.204 tỷ đồng, 151,8 triệu USD và 69,2 triệu EUR tiềm ẩn rủi ro.
Công ty mẹ Vinataba cho Công ty Thực phẩm miền Bắc vay 60 tỷ đồng từ năm 2012 và 2013 khó có khả năng thu hồi cả gốc và lãi 67,28 tỷ đồng. CC1 bảo lãnh cho các nhà thầu vay vốn thi công nhưng không có tài sản đảm bảo, phải nộp phạt 1,31 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 không thanh toán được nợ cho ngân hàng.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng nêu, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty phản ánh không đúng doanh thu, chi phí. Mobifone chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến mại, về xác định và báo cáo giá thành, giá cước dịch vụ viễn thông. Tổng công ty Dầu Việt Nam kinh doanh xăng dầu chưa đúng quy định.
Một số tập đoàn, tổng công ty chưa sử dụng hết diện tích đất đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý và chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất.
Tổng công ty Lâm nghiệp giao khoán đất chưa đầy đủ hồ sơ, còn tình trạng lấn chiếm, chặt phá rừng nhưng việc xử lý gặp nhiều khó khăn, Kiểm toán Nhà nước cho biết.
Trước đó, trong năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp, thuộc 38 tập đoàn, tổng công ty.
Nhiều nơi thua lỗ, âm vốn
Sau kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn của 38 tập đoàn, tổng công ty lên 1.854 tỷ đồng (1.668.623/1.666.769 tỷ đồng); tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.518 tỷ đồng; tổng chi phí tăng 68 tỷ đồng (707.155/707.087 tỷ đồng); lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.494 tỷ đồng (88.130/86.636 tỷ đồng)…
Tuy nhiên, có 5 tập đoàn, tổng công ty, công ty kinh doanh thua lỗ, gồm Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng, Tổng công ty 15 lỗ 471,1 tỷ đồng, Vinaincon lỗ 131,96 tỷ đồng, Tổng công ty Mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng, Công ty TNHH Một thành viên In Đắc Lắc lỗ 2,95 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, một số tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí vốn, thua lỗ, mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định, còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp…
Điển hình là Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất thua lỗ triền miên dẫn đến âm vốn chủ sở hữu hơn 1.108 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí lỗ 71,2 tỷ đồng.
Tại Vinalines, Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin âm vốn 8.481 tỷ đồng, Công ty TNHHMột thành viên Vận tải Biển Đông (- 3.403 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc (-2.219 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (-2.114 tỷ đồng), Công ty TNHH Cảng quốc tế SP-PSA (-539,33 tỷ đồng), Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép (-1.075 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô (-316,9 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải biển và hợp tác lao động quốc tế (-124 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (-10 tỷ đồng).
Như vậy, chỉ tính riêng các công ty con của Vinalines đã âm vốn tới gần 20.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt công ty khác cũng trong tình trạng thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nhiều năm như Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long âm vốn 1.655 tỷ đồng, Công ty TNHH Một thành viên Xi măng Quang Sơn (-665,39 tỷ đồng), Công ty TNHH Một thành viên Xây lắp hóa chất (-23,4 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Mê Kông (-54,02 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thủy sản Đông Nam (-156,46 tỷ đồng)…
Tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Công ty Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí lỗ 1.473 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Tổng công ty Miền Trung (-724,72 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Phát triển Phú Mỹ (-421 tỷ đồng). Petro Vietnam còn đầu tư 800 tỷ đồng vào Ocean Bank và sau đó bị mất toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông.
Trong khi đó, Tổng công ty Dầu Việt Nam phải trích lập dự phòng 1.915 tỷ đồng đối với 14 doanh nghiệp có lỗ lũy kế. Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất thua lỗ triền miên dẫn đến âm vốn chủ sở hữu hơn 1.108 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí (-71,2 tỷ đồng).
Tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, có 5 công ty con lỗ lũy kế 19,1 tỷ đồng, 6 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 54,7 tỷ đồng và 657.218 USD.
Tại Hapro, có 7 công ty con lỗ lũy kế 26,9 tỷ đồng, 15 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 94,5 tỷ đồng, 3 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ lũy kế 69,4 tỷ đồng.
Tại Vinataba, Công ty Thực phẩm Miền Bắc lỗ 1.066 tỷ đồng.
Tình trạng lỗ lũy kế lớn hơn vốn đầu tư của chủ sở hữu đã xảy ra tại hàng loạt công ty: Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc lỗ 852,5 tỷ đồng trong khi vốn đầu tư 209,7 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tiếp vận Biển Đông lỗ 52,8 tỷ đồng/10 tỷ đồng.
Nặng nợ
Bên cạnh đó, theo Kiểm toán Nhà nước, một số đơn vị đầu tư tài chính có hiệu quả, vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn. Một số đơn vị xóa nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định, chưa ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu. Nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao.
Chẳng hạn tại Vinalines, tỷ lệ này tại Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Cà Mau 153,92 lần, Công ty Cổ phần Phát triển Hàng hải Việt Nam là 55,21 lần, Công ty TNHH Một thành viên Cảng Năm Căn là 17,69 lần, Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines Đông Đô là 40,55 lần, Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân là 27,62 lần…
Tại COMA, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở của công ty mẹ là 12 lần, COMAEL (13 lần), Công ty TNHH Một thành viên Trung đại tu ôtô và thiết bị máy mỏ Quảng Ninh (4,79 lần), Công ty TNHH Một thành viên Duyên Hải Quảng Ninh (8,47 lần), Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 (4,13 lần).
Ngoài ra nhiều công ty khác cũng có nợ cao so với vốn chủ sở hữu như Tổng công ty Lũng Lô là 5 lần, công ty mẹ Tổng công ty Sông Đà (4,36 lần).
Trong khi đó, Vinalines cho 3 công ty con vay theo chủ trương của Chính phủ, khó thu hồi 457,8 tỷ đồng, bảo lãnh và tiếp nhận bảo lãnh cho các đơn vị kinh doanh thua lỗ 6.204 tỷ đồng, 151,8 triệu USD và 69,2 triệu EUR tiềm ẩn rủi ro.
Công ty mẹ Vinataba cho Công ty Thực phẩm miền Bắc vay 60 tỷ đồng từ năm 2012 và 2013 khó có khả năng thu hồi cả gốc và lãi 67,28 tỷ đồng. CC1 bảo lãnh cho các nhà thầu vay vốn thi công nhưng không có tài sản đảm bảo, phải nộp phạt 1,31 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 không thanh toán được nợ cho ngân hàng.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng nêu, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty phản ánh không đúng doanh thu, chi phí. Mobifone chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến mại, về xác định và báo cáo giá thành, giá cước dịch vụ viễn thông. Tổng công ty Dầu Việt Nam kinh doanh xăng dầu chưa đúng quy định.
Một số tập đoàn, tổng công ty chưa sử dụng hết diện tích đất đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý và chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất.
Tổng công ty Lâm nghiệp giao khoán đất chưa đầy đủ hồ sơ, còn tình trạng lấn chiếm, chặt phá rừng nhưng việc xử lý gặp nhiều khó khăn, Kiểm toán Nhà nước cho biết.