Nhà đầu tư ngoại “cầu cứu” Chính phủ vì bị kiện cáo
Chủ đầu tư khu xử lý rác Đa Phước liên tiếp bị tố cáo có nhiều khuất tất trong quá trình xây dựng dự án cho dù cơ quan chức năng Tp.HCM đã có kết luận
Dù đã đi vào hoạt động được gần 10 năm nay, song khu xử lý rác Đa Phước vẫn liên tục bị tố cáo về những khuất tất trong quá trình đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư dự án.
Trước thực tế đó, hôm 19/6 vừa qua, Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư dự án khu xử lý rác thải Đa Phước đã phải có văn bản “cầu cứu” Chính phủ, trong đó lý giải toàn bộ quá trình đầu tư và những kết luận của cơ quan chức năng về dự án, đồng thời mong muốn vụ việc sớm được giải quyết dứt điểm.
Từ cái “bắt tay” không thành
Năm 2003, Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Hạnh do ông Đoàn Văn Đức làm giám đốc được UBND Tp.HCM và tỉnh Long An đồng ý chủ trương lập dự án xử lý rác 1.760ha tại Huyện Thủ Thừa tỉnh Long An.
Sau đó, UBND Tp.HCM đã đề nghị Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Hạnh “bắt tay” với Công ty California Waste Solutions - CWS (một công ty chuyên ngành xử lý chất thải tại Mỹ) đại diện là ông David Dương để thực hiện dự án trên.
Nhưng đến tháng 11/2003, Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Hạnh có văn bản chấm dứt hợp tác với ông David Dương do không tìm được tiếng nói chung trong mô hình xử lý rác áp dụng cho dự án và một số lý do khác.
Sau đó, Công ty VWS của ông David Dương được Tp.HCM giới thiệu để triển khai dự án xử lý rác tại xã Đa Phước, Bình Chánh, Tp.HCM trên diện tích 128 ha. Dự án này vận hành từ năm 2007.
Tháng 7/2010, VWS được Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương lựa chọn là chủ đầu tư dự án khu công nghệ môi trường xanh (tên cũ là khu liên hợp xử lý chất thải Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - dự án mà trước đó giữa ông David Dương và ông Đoàn Văn Đức có ý định bắt tay cùng đầu tư nhưng không thành). Dự án có quy mô đầu tư gần 500 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động khoảng năm 2020.
Sau vụ việc này, ông Đoàn Văn Đức cho rằng Tp.HCM đối xử thiếu công bằng, không minh bạch, gây thiệt hại đối với Công ty Đức Hạnh.
Do đó, suốt từ 2015 đến nay, dự án khu liên hợp xử lý rác Đa Phước do Công ty VWS của ông David Dương (Việt kiều Mỹ) làm chủ đầu tư liên tiếp bị một số doanh nghiệp khác tố cáo cho rằng có sai phạm. Trong đó, đáng kể nhất là việc Tp.HCM ứng trước cho chủ đầu tư VWS 9 triệu USD "trái quy định", vấn đề đơn giá xử lý rác và cả nghi vấn lấp đầy rác để làm sân golf...
Chờ kết luận của Thanh tra
Với việc giao dự án cho Công ty VWS, ông Đoàn Văn Đức đã không còn quyền lợi tại dự án xử lý rác 1.760ha tại Huyện Thủ Thừa. Vì vậy năm 2014, ông Đức đã có “tâm thư” gửi UBND Tp.HCM, UBND tỉnh Long An và một số cơ quan khác, cho rằng: “công ty Đức Hạnh là tác giả của dự án xử lý rác 1.760 ha tại Huyện Thủ Thừa, nhưng UBND Tp.HCM lại xử lý không thấu tình đạt lý, thiếu công bằng”.
“Tâm thư” của ông Đức khẳng định, dự án xử lý rác 1.760ha Thủ Thừa không cần nhà đầu tư nước ngoài mà doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng có thể thực hiện được. Đồng thời, ông Đức cũng tỏ rõ ý muốn tiếp tục được thực hiện dự án này.
Tuy nhiên, những cáo buộc và kiến nghị của ông Đức đã bị cơ quan quản lý bác bỏ, thiếu căn cứ. Đối với việc trả trước 9 triệu USD, Tp.HCM khẳng định đây là khoản chi phí xử lý rác mà thành phố trả trước cho nhà đầu tư để làm giảm chi phí xử lý rác từ 17,77 USD/tấn xuống còn 16,4USSD/ tấn.
Nhà đầu tư đã chấp nhận nguyên tắc do UBND Tp.HCM đề ra là khoản tiền này sẽ chỉ dùng vào xây lắp các công trình kết cấu hạ tầng dự án…Về đơn giá xử lý rác, UBND Tp.HCM cho biết không có cơ sở để xác định đơn giá “chôn rác” vào thời điểm đó chỉ từ 5-7USD/tấn như phản ánh của ông Đức.
Đặc biệt, UBND Tp.HCM khẳng định nội dung ông Đức phản ánh là không chính xác, và UBND thành phố cũng đã báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ về các nội dung nói trên.
Tại văn bản số 12-CV/BCSD ngày 16/3/2016 của Ban Cán sự Đảng Tp.HCM khẳng định: Công nghệ của bãi chôn lấp số 3 và Khu liên hợp xử lý rác Đa Phước đều có quy trình phù hợp để xử lý chất thải rắn theo công nghệ chôn lấp. Các quy trình chôn lấp, chống thấm, thoát nước, thu khí và khử mùi hôi đều được thực hiện tương tự như nhau và đạt tiêu chuẩn quy định.
Được biết, sau khi nhận được đơn tố cáo của ông Đoàn Văn Đức, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra dự án khu liên hợp xử lý rác Đa Phước do Công ty VWS làm chủ đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Trước thực tế đó, hôm 19/6 vừa qua, Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư dự án khu xử lý rác thải Đa Phước đã phải có văn bản “cầu cứu” Chính phủ, trong đó lý giải toàn bộ quá trình đầu tư và những kết luận của cơ quan chức năng về dự án, đồng thời mong muốn vụ việc sớm được giải quyết dứt điểm.
Từ cái “bắt tay” không thành
Năm 2003, Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Hạnh do ông Đoàn Văn Đức làm giám đốc được UBND Tp.HCM và tỉnh Long An đồng ý chủ trương lập dự án xử lý rác 1.760ha tại Huyện Thủ Thừa tỉnh Long An.
Sau đó, UBND Tp.HCM đã đề nghị Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Hạnh “bắt tay” với Công ty California Waste Solutions - CWS (một công ty chuyên ngành xử lý chất thải tại Mỹ) đại diện là ông David Dương để thực hiện dự án trên.
Nhưng đến tháng 11/2003, Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Hạnh có văn bản chấm dứt hợp tác với ông David Dương do không tìm được tiếng nói chung trong mô hình xử lý rác áp dụng cho dự án và một số lý do khác.
Sau đó, Công ty VWS của ông David Dương được Tp.HCM giới thiệu để triển khai dự án xử lý rác tại xã Đa Phước, Bình Chánh, Tp.HCM trên diện tích 128 ha. Dự án này vận hành từ năm 2007.
Tháng 7/2010, VWS được Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương lựa chọn là chủ đầu tư dự án khu công nghệ môi trường xanh (tên cũ là khu liên hợp xử lý chất thải Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - dự án mà trước đó giữa ông David Dương và ông Đoàn Văn Đức có ý định bắt tay cùng đầu tư nhưng không thành). Dự án có quy mô đầu tư gần 500 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động khoảng năm 2020.
Sau vụ việc này, ông Đoàn Văn Đức cho rằng Tp.HCM đối xử thiếu công bằng, không minh bạch, gây thiệt hại đối với Công ty Đức Hạnh.
Do đó, suốt từ 2015 đến nay, dự án khu liên hợp xử lý rác Đa Phước do Công ty VWS của ông David Dương (Việt kiều Mỹ) làm chủ đầu tư liên tiếp bị một số doanh nghiệp khác tố cáo cho rằng có sai phạm. Trong đó, đáng kể nhất là việc Tp.HCM ứng trước cho chủ đầu tư VWS 9 triệu USD "trái quy định", vấn đề đơn giá xử lý rác và cả nghi vấn lấp đầy rác để làm sân golf...
Chờ kết luận của Thanh tra
Với việc giao dự án cho Công ty VWS, ông Đoàn Văn Đức đã không còn quyền lợi tại dự án xử lý rác 1.760ha tại Huyện Thủ Thừa. Vì vậy năm 2014, ông Đức đã có “tâm thư” gửi UBND Tp.HCM, UBND tỉnh Long An và một số cơ quan khác, cho rằng: “công ty Đức Hạnh là tác giả của dự án xử lý rác 1.760 ha tại Huyện Thủ Thừa, nhưng UBND Tp.HCM lại xử lý không thấu tình đạt lý, thiếu công bằng”.
“Tâm thư” của ông Đức khẳng định, dự án xử lý rác 1.760ha Thủ Thừa không cần nhà đầu tư nước ngoài mà doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng có thể thực hiện được. Đồng thời, ông Đức cũng tỏ rõ ý muốn tiếp tục được thực hiện dự án này.
Tuy nhiên, những cáo buộc và kiến nghị của ông Đức đã bị cơ quan quản lý bác bỏ, thiếu căn cứ. Đối với việc trả trước 9 triệu USD, Tp.HCM khẳng định đây là khoản chi phí xử lý rác mà thành phố trả trước cho nhà đầu tư để làm giảm chi phí xử lý rác từ 17,77 USD/tấn xuống còn 16,4USSD/ tấn.
Nhà đầu tư đã chấp nhận nguyên tắc do UBND Tp.HCM đề ra là khoản tiền này sẽ chỉ dùng vào xây lắp các công trình kết cấu hạ tầng dự án…Về đơn giá xử lý rác, UBND Tp.HCM cho biết không có cơ sở để xác định đơn giá “chôn rác” vào thời điểm đó chỉ từ 5-7USD/tấn như phản ánh của ông Đức.
Đặc biệt, UBND Tp.HCM khẳng định nội dung ông Đức phản ánh là không chính xác, và UBND thành phố cũng đã báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ về các nội dung nói trên.
Tại văn bản số 12-CV/BCSD ngày 16/3/2016 của Ban Cán sự Đảng Tp.HCM khẳng định: Công nghệ của bãi chôn lấp số 3 và Khu liên hợp xử lý rác Đa Phước đều có quy trình phù hợp để xử lý chất thải rắn theo công nghệ chôn lấp. Các quy trình chôn lấp, chống thấm, thoát nước, thu khí và khử mùi hôi đều được thực hiện tương tự như nhau và đạt tiêu chuẩn quy định.
Được biết, sau khi nhận được đơn tố cáo của ông Đoàn Văn Đức, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra dự án khu liên hợp xử lý rác Đa Phước do Công ty VWS làm chủ đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.