Nhà máy 7.000 tỷ “đắp chiếu” vẫn tốn vài trăm tỷ mỗi năm
Trong 6 tháng năm 2016, nhà máy PVTex “đắp chiếu” vẫn tốn thêm chi phí 251 tỷ đồng
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vừa mới công bố có ghi nhận một khoản chi phí trong giai đoạn Nhà máy sản xuất sơ sợi Polyester (PVTex) lên tới hàng trăm tỷ đồng, dù nhà máy này đang dừng hoạt động.
Cụ thể, chỉ trong khoảng thời gian từ 1/1/2016 đến 30/6/2016, Petro Vietnam đã phải chi tới 251 tỷ đồng cho Nhà máy xơ sợi Đình Vũ. Cùng kỳ 2015, mức chi phí này cũng lên tới 120,1 tỷ đồng.
Như vậy, dù đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động, song mỗi năm nhà máy này vẫn “ngốn” hàng trăm tỷ đồng chi phí. Khoản chi phí phát sinh hàng năm ghi nhận vẫn chưa tính tới các khoản mà PVTex đang bị kiện tụng.
Báo cáo của Petro Vietnam cũng ghi nhận việc Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đang vướng kiện tụng khi bị Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (DVIZ) khởi kiện.
Cụ thể, Toà án nhân dân Quận Hải An (Hải Phòng) đã thụ lý, thẩm án vụ án kinh doanh thương mại này. DVIZ yêu cầu PVTex phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo các hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên và hoàn trả mặt bằng xây dựng dự án.
Theo đó, DVIZ yêu cầu PVTex thanh toán nợ gốc hơn 50 tỷ đồng, lãi trả chậm do DVIZ tính đến 30/3/2016 là 18,5 tỷ đồng, tiền phạt vi phạm hợp đồng hơn 2,6 tỷ, bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do tàu đâm và gây hư hại phao luồng cầu cảng là 277 triệu đồng…
Ngoài ra, DVIZ còn yêu cầu PVTex hoàn trả 4.000m2 mặt bằng xây dựng khu đất thuê để làm nhà tạm.
Đáng chú ý, 5/7/2016, PVTex tiếp tục bị Trọng tài Quốc tế ICC Singapore thông báo về đơn kiện của Công ty TNHH Hyundai Engineering (HEC) về việc PVTex vi phạm hợp đồng EPC không trả lại các khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà PVTex đã rút với số tiền là 9,7 triệu USD. HEC yêu cầu PVTex phải hoàn trả số tiền và chi phí thiệt hại liên quan đến vụ kiện trên số tiền bảo lãnh.
Tuy nhiên, tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2016, PVTex vẫn chưa phản hồi chính thức với các yêu cầu của ICC Singapore do đó báo cáo tài chính vẫn chưa ghi nhận phát sinh từ các khoản tiền trên.
Mới đây, nguyên Tổng giám đốc PVtex là ông Vũ Đình Duy đã ra nước ngoài và không liên lạc được nên Bộ Công Thương đã ban hành quyết định đình chỉ chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với ông Vũ Đình Duy.
PVTex có tổng vốn đầu tư khoảng 325 triệu USD (7.200 tỷ đồng) ra đời cuối năm 2008, trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh về dệt may và nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Với tham vọng tự chủ nguồn nguyên liệu xơ sợi, dự án được thành lập với mục tiêu tận dụng dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi.
Công trình khi đó còn có các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tổng công ty Phong Phú, song 2 đơn vị này đã sớm rút lui. Hiện cổ đông lớn nhất của PVTex là Petro Vietnam với 74%, còn lại là Đạm Phú Mỹ song doanh nghiệp này đã sớm trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này.
Ngày 29/5/2014, Nhà máy đã chính thức vận hành thương mại với công suất 236 tấn xơ sợi một ngày, đạt 48% công suất thiết kế. Trước và sau khi vận hành thương mại, nhà máy đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động để tiêu thụ sản phẩm tồn kho và thu hồi vốn.
Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 504 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2014, doanh thu của nhà máy này cũng chỉ đạt 992 tỷ đồng, lỗ 1.085 tỷ đồng.
Cụ thể, chỉ trong khoảng thời gian từ 1/1/2016 đến 30/6/2016, Petro Vietnam đã phải chi tới 251 tỷ đồng cho Nhà máy xơ sợi Đình Vũ. Cùng kỳ 2015, mức chi phí này cũng lên tới 120,1 tỷ đồng.
Như vậy, dù đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động, song mỗi năm nhà máy này vẫn “ngốn” hàng trăm tỷ đồng chi phí. Khoản chi phí phát sinh hàng năm ghi nhận vẫn chưa tính tới các khoản mà PVTex đang bị kiện tụng.
Báo cáo của Petro Vietnam cũng ghi nhận việc Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đang vướng kiện tụng khi bị Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (DVIZ) khởi kiện.
Cụ thể, Toà án nhân dân Quận Hải An (Hải Phòng) đã thụ lý, thẩm án vụ án kinh doanh thương mại này. DVIZ yêu cầu PVTex phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo các hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên và hoàn trả mặt bằng xây dựng dự án.
Theo đó, DVIZ yêu cầu PVTex thanh toán nợ gốc hơn 50 tỷ đồng, lãi trả chậm do DVIZ tính đến 30/3/2016 là 18,5 tỷ đồng, tiền phạt vi phạm hợp đồng hơn 2,6 tỷ, bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do tàu đâm và gây hư hại phao luồng cầu cảng là 277 triệu đồng…
Ngoài ra, DVIZ còn yêu cầu PVTex hoàn trả 4.000m2 mặt bằng xây dựng khu đất thuê để làm nhà tạm.
Đáng chú ý, 5/7/2016, PVTex tiếp tục bị Trọng tài Quốc tế ICC Singapore thông báo về đơn kiện của Công ty TNHH Hyundai Engineering (HEC) về việc PVTex vi phạm hợp đồng EPC không trả lại các khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà PVTex đã rút với số tiền là 9,7 triệu USD. HEC yêu cầu PVTex phải hoàn trả số tiền và chi phí thiệt hại liên quan đến vụ kiện trên số tiền bảo lãnh.
Tuy nhiên, tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2016, PVTex vẫn chưa phản hồi chính thức với các yêu cầu của ICC Singapore do đó báo cáo tài chính vẫn chưa ghi nhận phát sinh từ các khoản tiền trên.
Mới đây, nguyên Tổng giám đốc PVtex là ông Vũ Đình Duy đã ra nước ngoài và không liên lạc được nên Bộ Công Thương đã ban hành quyết định đình chỉ chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với ông Vũ Đình Duy.
PVTex có tổng vốn đầu tư khoảng 325 triệu USD (7.200 tỷ đồng) ra đời cuối năm 2008, trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh về dệt may và nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Với tham vọng tự chủ nguồn nguyên liệu xơ sợi, dự án được thành lập với mục tiêu tận dụng dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi.
Công trình khi đó còn có các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tổng công ty Phong Phú, song 2 đơn vị này đã sớm rút lui. Hiện cổ đông lớn nhất của PVTex là Petro Vietnam với 74%, còn lại là Đạm Phú Mỹ song doanh nghiệp này đã sớm trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này.
Ngày 29/5/2014, Nhà máy đã chính thức vận hành thương mại với công suất 236 tấn xơ sợi một ngày, đạt 48% công suất thiết kế. Trước và sau khi vận hành thương mại, nhà máy đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động để tiêu thụ sản phẩm tồn kho và thu hồi vốn.
Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 504 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2014, doanh thu của nhà máy này cũng chỉ đạt 992 tỷ đồng, lỗ 1.085 tỷ đồng.