Quyền tự do kinh doanh đang bị thách thức?
Gần 3.000 điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định tại các văn bản không đúng thẩm quyền
Một trong những thách thức rất lớn trong hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh đã được hiến định chính là điều kiện kinh doanh vẫn còn chằng chịt.
Thực tế này đã được nêu tại một hội thảo về điều kiện kinh doanh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội, sáng 14/6.
Gần 3.000 điều kiện không đúng thẩm quyền
Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Và, quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng.
Luật Đầu tư cũng đã có những yêu cầu quyết liệt đối với các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp, đặt ra thời hạn 1/7/2016 là thời điểm hết hiệu lực của quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ ban hành.
Tuy nhiên, theo nhận định của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, có rất nhiều thách thức để hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh. Vì, điều kiện kinh doanh vẫn còn “chằng chịt” trong hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam.
Hiện có khoảng 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng đối với 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo quy định của Luật Đầu tư. Trong số này, có gần 3.000 điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định tại các văn bản không đúng thẩm quyền.
Đặc biệt, sau khi Luật Đầu tư được ban hành, nhiều bộ vẫn tiếp tục ban hành các điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền, ông Lộc nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Lộc thì hoạt động rà soát loại bỏ điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang được triển khai, tuy nhiên vẫn chưa đạt được như kỳ vọng và chưa đi vào thực chất.
Các bộ, ngành dường như đang thực hiện các hoạt động này một cách cơ học, đó là nâng các quy định từ cấp thông tư lên thành nghị định và vẫn giữ nguyên tính chất của quy định, chưa đánh giá về tính hợp lý và hiệu quả của các quy định về điều kiện kinh doanh.
Đồng thời, trong quá trình rà xét, nhiều cơ quan soạn thảo vẫn chưa tách bạch các điều kiện đầu tư kinh doanh để tiếp cận thị trường của các chủ thể với các quy định về quy trinh sản xuất, tiêu chuẩn đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, xét về bản chất, rất nhiều điều kiện kinh doanh vẫn như cũ mà chưa có sự sàng lọc, đánh giá để cân nhắc sửa đổi, loại bỏ.
Cũng như chưa có sự đánh giá, xem xét trong 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có những ngành, nghề kinh doanh nào không thực sự cần thiết phải áp đặt về điều kiện kinh doanh để kiến nghị loại bỏ khỏi danh mục, ông Lộc nhìn nhận.
Trưởng ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn cũng nêu rõ, Thủ tướng cho phép rút gọn về trình tự, thủ tục các nghị định về điều kiện kinh doanh nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng và lấy ý kiến của đối tượng điều chỉnh.
Tuy nhiên, nhiều nghị định được xây dựng mà không đăng dự thảo trên mạng, không gửi lấy ý kiến doanh nghiệp, không tổ chức hội thảo, không đánh giá tác động, không tổng kết thi hành…
Đáng chú ý là trong tổng số 49 nghị định thì chỉ có 24 nghị định được lấy ý kiến của VVCI.
Cần lấy ý kiến đủ doanh nghiệp lớn nhỏ
Liên quan đến chất lượng của các dự thảo nghị định, thì có vô số các bất cập được ông Tuấn nêu tại hội thảo. Một trong số đó là lý do trong tờ trình và nội dung dự thảo mâu thuẫn nhau.
Chẳng hạn, theo tờ trình nghi định về kinh doanh mũ bảo hiểm, đến thời điểm hiện tại đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ từ quy định về chất lượng, quy định về quản lý trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối mũ bảo hiểm, trách nhiệm của người sử dụng, của các cơ quan quản lý, các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị đến các chế tài xử lý vi phạm.
Thế nhưng, nội dung dự thảo nghị định ngoài việc đưa các quy định của thông tư lên nghị định còn bổ sung thêm nhiều điều kiện kinh doanh khác như có hệ thống phân phối, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất.
Vấn đề đặt ra là, vì sao nội dung quy định đã đầy đủ mà dự thảo lại bổ sung thêm điều kiện kinh doanh mới, liệu có cần thiết điều kiện kinh doanh với mũ bảo hiểm không, hay chỉ cần bảo đảm chất lượng mũ?
Theo ông Tuấn thì để điều kiện kinh doanh không là rào cản, khi soạn thảo văn bản, cần lấy ý kiến đủ cả doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Đồng thời, cần đánh giá tác động như tính chi phí đầu vào tối thiểu, khả năng gia nhâp thị trường của doanh nghiệp mới. Và, tính xem có bao nhiêu doanh nghiệp đang tồn tại đáp ứng được quy định mới.
Điều quan trọng nhất là minh bạch, doanh nghiệp không sợ điều kiện kinh doanh, chỉ sợ điều kiện kinh doanh không minh bạch, ông Tuấn nói.
Thực tế này đã được nêu tại một hội thảo về điều kiện kinh doanh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội, sáng 14/6.
Gần 3.000 điều kiện không đúng thẩm quyền
Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Và, quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng.
Luật Đầu tư cũng đã có những yêu cầu quyết liệt đối với các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp, đặt ra thời hạn 1/7/2016 là thời điểm hết hiệu lực của quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ ban hành.
Tuy nhiên, theo nhận định của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, có rất nhiều thách thức để hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh. Vì, điều kiện kinh doanh vẫn còn “chằng chịt” trong hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam.
Hiện có khoảng 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng đối với 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo quy định của Luật Đầu tư. Trong số này, có gần 3.000 điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định tại các văn bản không đúng thẩm quyền.
Đặc biệt, sau khi Luật Đầu tư được ban hành, nhiều bộ vẫn tiếp tục ban hành các điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền, ông Lộc nhấn mạnh.
Vẫn theo ông Lộc thì hoạt động rà soát loại bỏ điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang được triển khai, tuy nhiên vẫn chưa đạt được như kỳ vọng và chưa đi vào thực chất.
Các bộ, ngành dường như đang thực hiện các hoạt động này một cách cơ học, đó là nâng các quy định từ cấp thông tư lên thành nghị định và vẫn giữ nguyên tính chất của quy định, chưa đánh giá về tính hợp lý và hiệu quả của các quy định về điều kiện kinh doanh.
Đồng thời, trong quá trình rà xét, nhiều cơ quan soạn thảo vẫn chưa tách bạch các điều kiện đầu tư kinh doanh để tiếp cận thị trường của các chủ thể với các quy định về quy trinh sản xuất, tiêu chuẩn đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, xét về bản chất, rất nhiều điều kiện kinh doanh vẫn như cũ mà chưa có sự sàng lọc, đánh giá để cân nhắc sửa đổi, loại bỏ.
Cũng như chưa có sự đánh giá, xem xét trong 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có những ngành, nghề kinh doanh nào không thực sự cần thiết phải áp đặt về điều kiện kinh doanh để kiến nghị loại bỏ khỏi danh mục, ông Lộc nhìn nhận.
Trưởng ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn cũng nêu rõ, Thủ tướng cho phép rút gọn về trình tự, thủ tục các nghị định về điều kiện kinh doanh nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng và lấy ý kiến của đối tượng điều chỉnh.
Tuy nhiên, nhiều nghị định được xây dựng mà không đăng dự thảo trên mạng, không gửi lấy ý kiến doanh nghiệp, không tổ chức hội thảo, không đánh giá tác động, không tổng kết thi hành…
Đáng chú ý là trong tổng số 49 nghị định thì chỉ có 24 nghị định được lấy ý kiến của VVCI.
Cần lấy ý kiến đủ doanh nghiệp lớn nhỏ
Liên quan đến chất lượng của các dự thảo nghị định, thì có vô số các bất cập được ông Tuấn nêu tại hội thảo. Một trong số đó là lý do trong tờ trình và nội dung dự thảo mâu thuẫn nhau.
Chẳng hạn, theo tờ trình nghi định về kinh doanh mũ bảo hiểm, đến thời điểm hiện tại đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ từ quy định về chất lượng, quy định về quản lý trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối mũ bảo hiểm, trách nhiệm của người sử dụng, của các cơ quan quản lý, các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị đến các chế tài xử lý vi phạm.
Thế nhưng, nội dung dự thảo nghị định ngoài việc đưa các quy định của thông tư lên nghị định còn bổ sung thêm nhiều điều kiện kinh doanh khác như có hệ thống phân phối, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất.
Vấn đề đặt ra là, vì sao nội dung quy định đã đầy đủ mà dự thảo lại bổ sung thêm điều kiện kinh doanh mới, liệu có cần thiết điều kiện kinh doanh với mũ bảo hiểm không, hay chỉ cần bảo đảm chất lượng mũ?
Theo ông Tuấn thì để điều kiện kinh doanh không là rào cản, khi soạn thảo văn bản, cần lấy ý kiến đủ cả doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Đồng thời, cần đánh giá tác động như tính chi phí đầu vào tối thiểu, khả năng gia nhâp thị trường của doanh nghiệp mới. Và, tính xem có bao nhiêu doanh nghiệp đang tồn tại đáp ứng được quy định mới.
Điều quan trọng nhất là minh bạch, doanh nghiệp không sợ điều kiện kinh doanh, chỉ sợ điều kiện kinh doanh không minh bạch, ông Tuấn nói.