Sẽ lập “siêu ủy ban” quản vốn nhà nước trong 2018
Chính phủ cũng yêu cầu các doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12/2017 của Trung ương Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, hoàn thành cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017 -2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng duyệt từ cuối 2016, trong đó thực hiện cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước; hoàn thành thoái vốn theo danh mục đã được phê và các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn theo các quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, trọng tâm là 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương; phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Chính phủ cũng quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trong đó kiên quyết thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020; Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017 - 2020; Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 theo tiến độ, lộ trình được phê duyệt.
Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa thì xem xét áp dụng các hình thức sắp xếp khác như bán, khoán, cho thuê, giải thể, áp dụng biện pháp phá sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà không có phương án tái cơ cấu khả thi.
Chính phủ cũng yêu cầu các doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu. Các doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết cổ phiếu theo quy định của pháp luật thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (hệ thống giao dịch UPCoM). Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp cố tình không thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho mục đích chi đầu tư phát triển, không sử dụng chi thường xuyên; đảm bảo đưa vào cân đối vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là 250.000 tỷ đồng, trong đó năm 2017 là 60.000 tỷ đồng.
Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường, thực hiện cơ cấu lại và chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế khác. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng doanh nghiệp nhà nước, dự án đầu tư thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn.
Chính phủ yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước: về tổ chức, thành lập, gia nhập, tổ chức lại, giải thể, thay đổi cơ cấu sở hữu, thực hiện điều lệ, tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh; về công tác cán bộ: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng…
Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, hoàn thành cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017 -2020 trên cơ sở các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng duyệt từ cuối 2016, trong đó thực hiện cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước; hoàn thành thoái vốn theo danh mục đã được phê và các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn theo các quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, trọng tâm là 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương; phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Chính phủ cũng quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trong đó kiên quyết thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020; Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017 - 2020; Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 theo tiến độ, lộ trình được phê duyệt.
Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa thì xem xét áp dụng các hình thức sắp xếp khác như bán, khoán, cho thuê, giải thể, áp dụng biện pháp phá sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà không có phương án tái cơ cấu khả thi.
Chính phủ cũng yêu cầu các doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu. Các doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết cổ phiếu theo quy định của pháp luật thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (hệ thống giao dịch UPCoM). Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp cố tình không thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho mục đích chi đầu tư phát triển, không sử dụng chi thường xuyên; đảm bảo đưa vào cân đối vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là 250.000 tỷ đồng, trong đó năm 2017 là 60.000 tỷ đồng.
Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường, thực hiện cơ cấu lại và chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế khác. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng doanh nghiệp nhà nước, dự án đầu tư thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn.
Chính phủ yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước: về tổ chức, thành lập, gia nhập, tổ chức lại, giải thể, thay đổi cơ cấu sở hữu, thực hiện điều lệ, tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh; về công tác cán bộ: bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng…