Hợp tác công tư để phát triển kinh tế dịch vụ y tế tại Việt Nam như thế nào?
Làm thế nào để Novartis có thể giúp nhiều người hơn tiếp cận chăm sóc y tế tại các cơ sở tuyến dưới?
Chúng tôi có thể làm gì? Đây là câu hỏi mà Ông Roeland Roelofs, Giám đốc Novartis tại Việt Nam và Trưởng đại diện của NPhS R.O. luôn tự hỏi mình sau khi đến thăm các trạm y tế, bệnh viện huyện, tỉnh và trung ương trên khắp Việt Nam.
Vấn đề rất rõ ràng: các bệnh viện ở cấp cao hơn cần chăm sóc cho những trường hợp bệnh nặng hơn và phức tạp hơn nhưng đang trở nên quá tải, trong đó nhiều bệnh nhân nên được quản lý tại các đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu. Làm thế nào để Novartis có thể giúp nhiều người hơn tiếp cận chăm sóc y tế tại các cơ sở tuyến dưới?
Câu hỏi này không dễ trả lời bởi vấn đề rất phức tạp và các bên liên quan rất nhiều. Đóng góp cụ thể mà công ty chúng tôi sẽ thực hiện có thể không đơn giản. Tuy nhiên, câu trả lời của tôi là Chính phủ Việt Nam sẵn lòng hợp tác với các đối tác tư nhân, đối tác phát triển, xã hội công dân và giới học thuật để thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam ngay từ bây giờ.
Mô hình bệnh tật đang thay đổi với các bệnh mãn tính chiếm 3/4 số ca tử vong, trong khi các bệnh truyền nhiễm vẫn chưa biến mất hoàn toàn. 9/10 người Việt Nam có bảo hiểm y tế, nhưng bảo hiểm không nhất thiết phải chuyển sang tiếp cận tất cả các dịch vụ y tế ở gần nhà.
Đồng thời, 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng trong việc cải thiện sức khỏe cho mọi công dân. Chính phủ cam kết bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu chất lượng cao. Đây là điều cần thiết để cải thiện việc chăm sóc điều trị các bệnh không lây nhiễm, thông qua chương trình Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) vào năm 2030.
Điều này có nghĩa là đầu tư vào phòng ngừa, thúc đẩy các thói quen sống lành mạnh, cải thiện phạm vi và chất lượng dịch vụ được cung cấp ở cấp cộng đồng. Chương trình này rất táo bạo và đầy tham vọng và nó cần phải như vậy, để đạt được những kỳ vọng trong chăm sóc sức khỏe cho toàn dân.
Tôi rất hào hứng vào việc đóng góp cho chương trình này ngay bây giờ. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh. Bộ Y tế sắp thành lập Nhóm công tác về thay đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, đóng vai trò định hướng tất cả các bên liên quan muốn đóng góp cho công tác này. Tôi tin rằng tiềm năng tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của Việt Nam sẽ gắn liền với sự thành công của sáng kiến này.
Novartis đang tích cực tìm hiểu một số lĩnh vực để đóng góp nguồn lực bao gồm các chương trình giáo dục và gắn kết để đẩy mạnh thói quen đi khám bệnh và tăng cường sự kết nối giữa các trạm y tế với bệnh viện tuyến huyện và tỉnh để có được sự phối hợp trong hoạt động chẩn đoán, chuyển viện và điều trị, ví dụ như cho bệnh tim mạch.
Các nhóm của chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực, thông qua chương trình "Cùng sống khỏe của Novartis Social Business" diễn ra tại Việt Nam trong vòng 6 năm qua, tiếp cận hơn 1,1 triệu người với sự tham gia của hơn 1.900 Trạm y tế cộng đồng.
Chúng tôi cũng nhận ra rằng sự đóng góp của riêng chúng tôi là chưa đủ. Chúng tôi mời những người khác - cụ thể là các đối tác tư nhân trong nước và quốc tế - để họ mang khả năng, nguồn lực và chuyên môn đóng góp cho nhóm công tác.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu của Trường Đại học Y Harvard đã cam kết tham gia, nhưng chúng tôi cần mở rộng liên minh này. Như ông David Duong từ Trường Đại học Y Harvard lưu ý rằng chúng tôi phải tạo ra những mô hình kết nối mới thu hút các đối tác đa dạng hơn - tất cả đều hướng tới việc đạt được UHC vào năm 2030 - để chương trình thành công.
Tôi tin rằng mô hình này rất có thể trở thành một ví dụ điển hình mà nhiều quốc gia trong khu vực - hoặc thậm chí trên toàn cầu - muốn học tập. Theo đồng nghiệp của tôi, Deborah Gildea, phụ trách Novartis Social Business ở châu Á, nhiều quan hệ đối tác công tư trong khu vực chỉ bao gồm các đơn vị công lập thuê khu vực tư nhân làm dịch vụ hoặc phát triển cơ sở hạ tầng - ví dụ, xây dựng một bệnh viện hoặc phòng khám mới.
Ngược lại, tại Việt Nam, Bộ Y tế đang đem đến cho khu vực tư nhân một mối quan hệ đối tác thực sự với những đầu tư hữu hình và cùng chịu trách nhiệm với việc chuyển đổi chăm sóc sức khỏe ban đầu.
* Tác giả bài viết là Giám đốc Novartis tại Việt Nam và Trưởng đại diện của NPhS R.O.