Kinh tế quý 1: Chữ “nhưng” của Bộ trưởng
Nhắc đến tổng quan nền kinh tế quý 1, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhắc đến một chữ “nhưng”
Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầy ưu tư khi biết sản xuất công nghiệp chỉ đạt được mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp, vốn luôn được xem là thế mạnh, nhưng cũng chỉ tăng chậm...
Còn tại cuộc họp báo Chính phủ được tổ chức sau đó, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ cùng báo giới: "Quý 1 năm nay, với mức tăng khoảng 4%, GDP chỉ cao hơn mức tăng của năm 1999 là 3,4%".
Trong khi trước đó, Chính phủ phấn đấu GDP quý 1 năm nay tăng từ hơn 5% đến 6%, để tiến tới mục tiêu GDP cả năm 2012 tăng khoảng 6%.
Sản xuất công nghiệp tiêu thụ chậm, tồn kho cao, quy mô sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc phá sản, giải thể. Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may trong tháng 3 đều giảm mạnh ở mức hai con số, kéo theo lượng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU từ đầu năm đến giữa tháng 3/2012 đã giảm từ 25% - 30% so với cùng thời điểm năm 2011...
Dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế đã thấy rõ.
Trả giá cho kiềm chế lạm phát?
Nhắc đến tổng quan nền kinh tế quý 1, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhắc đến một chữ "nhưng": "Kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhiều".
Trong khi CPI cả quý 1/2012 tăng thấp nhất so với nhiều năm qua, và cũng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, thì tình hình sức khỏe của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có dấu hiệu được cải thiện, trong khi khu vực này đóng góp 2 - 3% cho tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/3/2012, cả nước có trên 15.300 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 74.600 tỷ đồng, giảm 8% về số lượng doanh nghiệp và giảm 12% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011.
Cùng đó, số doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể là hơn 2.200 doanh nghiệp và có trên 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.
Như vậy, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%.
Thể hiện một thái độ bình tĩnh trước diễn biến không mấy vui này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định: "Trong nền kinh tế thị trường, việc thành lập doanh nghiệp mới cũng như có các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể là chuyện bình thường. Số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế".
Ông cũng cho hay, hiện Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, với rất nhiều giải pháp đồng bộ, cùng với hạ mặt bằng lãi suất, các chính sách ưu đãi về thuế phải có cơ chế khuyến khích khai thác tốt thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn gắn với mở rộng thị trường ngoài nước để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục hành chính...
Điều hành sẽ “không để giật cục”
Một vấn đề đang được đặt ra là khi dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế đã rõ như vậy, thì liệu có lặp lại tình trạng vì sốt ruột cho tăng trưởng, mà Chính phủ sẽ ít chú trọng hơn đến việc kiềm chế lạm phát?
Dẫn lại kết luận của Thủ tướng, ông Đam nói: "Thủ tướng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tiếp tục kiên định thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm đảm bảo cho được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức một con số, đồng thời bảo đảm được tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6%)".
Tin tưởng và lạc quan, ông Đam nhận định: "Tình hình có khó khăn nhưng có cơ sở vững chắc tin tưởng vào việc điều hành của Chính phủ là đạt được các mục tiêu đề ra theo nghị quyết của Quốc hội". Người phát ngôn của Chính phủ cũng đưa ra một cam kết trong điều hành là: "Trong những tháng còn lại của năm điều hành chủ động, không để giật cục".
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá thêm: "Tất cả những biện pháp kiềm chế lạm phát hiện nay không chỉ giải quyết vướng mắc trước mắt mà để giải quyết trong lâu dài, khắc phục "căn bệnh" lạm phát lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Điều hành lạm phát đã rất đúng hướng và vững chắc. Chính sách vĩ mô, chúng ta đã chuyển từ thụ động ứng phó với lạm phát sang chủ động điều hành kiềm chế lạm phát mục tiêu. Chúng ta đã thực hiện rất tốt việc điều hành kiềm chế lạm phát".
Còn tại cuộc họp báo Chính phủ được tổ chức sau đó, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ cùng báo giới: "Quý 1 năm nay, với mức tăng khoảng 4%, GDP chỉ cao hơn mức tăng của năm 1999 là 3,4%".
Trong khi trước đó, Chính phủ phấn đấu GDP quý 1 năm nay tăng từ hơn 5% đến 6%, để tiến tới mục tiêu GDP cả năm 2012 tăng khoảng 6%.
Sản xuất công nghiệp tiêu thụ chậm, tồn kho cao, quy mô sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc phá sản, giải thể. Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may trong tháng 3 đều giảm mạnh ở mức hai con số, kéo theo lượng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU từ đầu năm đến giữa tháng 3/2012 đã giảm từ 25% - 30% so với cùng thời điểm năm 2011...
Dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế đã thấy rõ.
Trả giá cho kiềm chế lạm phát?
Nhắc đến tổng quan nền kinh tế quý 1, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhắc đến một chữ "nhưng": "Kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhiều".
Trong khi CPI cả quý 1/2012 tăng thấp nhất so với nhiều năm qua, và cũng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, thì tình hình sức khỏe của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có dấu hiệu được cải thiện, trong khi khu vực này đóng góp 2 - 3% cho tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, lũy kế từ đầu năm đến ngày 21/3/2012, cả nước có trên 15.300 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 74.600 tỷ đồng, giảm 8% về số lượng doanh nghiệp và giảm 12% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011.
Cùng đó, số doanh nghiệp đã làm thủ tục giải thể là hơn 2.200 doanh nghiệp và có trên 9.700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.
Như vậy, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%.
Thể hiện một thái độ bình tĩnh trước diễn biến không mấy vui này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định: "Trong nền kinh tế thị trường, việc thành lập doanh nghiệp mới cũng như có các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể là chuyện bình thường. Số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít không quan trọng bằng chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế".
Ông cũng cho hay, hiện Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, với rất nhiều giải pháp đồng bộ, cùng với hạ mặt bằng lãi suất, các chính sách ưu đãi về thuế phải có cơ chế khuyến khích khai thác tốt thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn gắn với mở rộng thị trường ngoài nước để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục hành chính...
Điều hành sẽ “không để giật cục”
Một vấn đề đang được đặt ra là khi dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế đã rõ như vậy, thì liệu có lặp lại tình trạng vì sốt ruột cho tăng trưởng, mà Chính phủ sẽ ít chú trọng hơn đến việc kiềm chế lạm phát?
Dẫn lại kết luận của Thủ tướng, ông Đam nói: "Thủ tướng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tiếp tục kiên định thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm đảm bảo cho được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức một con số, đồng thời bảo đảm được tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6%)".
Tin tưởng và lạc quan, ông Đam nhận định: "Tình hình có khó khăn nhưng có cơ sở vững chắc tin tưởng vào việc điều hành của Chính phủ là đạt được các mục tiêu đề ra theo nghị quyết của Quốc hội". Người phát ngôn của Chính phủ cũng đưa ra một cam kết trong điều hành là: "Trong những tháng còn lại của năm điều hành chủ động, không để giật cục".
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá thêm: "Tất cả những biện pháp kiềm chế lạm phát hiện nay không chỉ giải quyết vướng mắc trước mắt mà để giải quyết trong lâu dài, khắc phục "căn bệnh" lạm phát lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Điều hành lạm phát đã rất đúng hướng và vững chắc. Chính sách vĩ mô, chúng ta đã chuyển từ thụ động ứng phó với lạm phát sang chủ động điều hành kiềm chế lạm phát mục tiêu. Chúng ta đã thực hiện rất tốt việc điều hành kiềm chế lạm phát".