Mỹ, Trung Quốc và Saudi Arabia chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới
Trung Quốc là nước có mức tăng chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới trong 10 năm qua
Theo báo cáo mới nhất từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2017 là 1,73 nghìn tỷ USD - mức cao nhất kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tăng 11% so với năm ngoái. Trong đó, dẫn đầu thế giới về khoản này là Mỹ, Trung Quốc và Saudi Arabia.
Trung Quốc tiếp tục là quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới với 610 tỷ USD, chiếm 35% toàn cầu, thậm chí cao hơn tổng chi tiêu quân sự của 7 nước liền sau trong top 10. SIPRI dự báo chi tiêu cho quân sự của Mỹ sẽ còn tăng mạnh nữa trong năm nay.
Đứng vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 228 tỷ USD, tăng 110% so với năm 2008 - mức tăng lớn nhất thế giới. Tỷ trọng trong tổng chi tiêu quân sự toàn cầu của Trung Quốc đã tăng gấp đôi kể từ năm 2008 lên 13%.
Theo sau lần lượt là Saudi Arabia và Nga với chi tiêu quân sự lần lượt là 69,4 tỷ USD và 66,3 tỷ USD trong năm 2017.
Tuy nhiên, năm ngoái, chi tiêu quân sự của Nga lần đầu giảm kể từ năm 1998 với mức giảm 20%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là các yếu tố như giá dầu đi xuống, SIPRI cho biết.
Đáng chú ý, Ấn Độ vượt Pháp đứng vị trí thứ 5 với chi tiêu quân sự năm 2017 là gần 64 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm trước.
"Chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch mở rộng, hiện đại hóa và nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng vũ trang. Động cơ của việc này một phần là những căng thẳng với Trung Quốc và Pakistan", báo cáo của SIPRI nhận định.
Từ 2008 - 2017, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng 110%.
Các vị trí tiếp theo trong top 10 gồm Pháp (57,8 tỷ USD), Nga (47,2 tỷ USD), Nhật (45,4 tỷ USD), Đức (44,3 tỷ USD) và Hàn Quốc (39,2 tỷ USD).
Đáng chú ý, 2017 là năm thứ 6 liên tiếp Nhật tăng chi tiêu cho quân sự. SIPRI đánh giá "mối đe dọa rõ ràng từ Trung Quốc và Triều Tiên" có ảnh hưởng lớn tới chiến lược an ninh quốc phòng của Nhật Bản.
29 quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chi tiêu cho quân sự tổng cộng 900 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 52% toàn cầu.
SIPRI cho biết số liệu về chi tiêu quân sự tổ chức này đưa ra bao gồm số liệu về lương, chi phí vận hành, mua sắm trang thiết bị, cũng như nghiên cứu và phát triển.