7 ngân hàng Việt Nam được Moody’s xét nâng tín nhiệm
Một động thái phản ánh môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng được cải thiện ở Việt Nam
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service ngày 5/9 tuyên bố xem xét nâng hạng tín nhiệm dài hạn cho 7 ngân hàng thương mại Việt Nam.
Các ngân hàng nói trên bao gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABB), Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Ngoài ra, Moody’s cũng xem xét nâng hạng đánh giá tín nhiệm cơ sở (BCA) và đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CRA) đối với 7 ngân hàng này và hai ngân hàng khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Moody’s cho biết động thái này phản ánh kỳ vọng rằng môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng được cải thiện ở Việt Nam sẽ dẫn đến sự cải thiện hồ sơ tín dụng, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng, đồng thời đóng góp cho sự ổn định tương đối về nguồn vốn và thanh khoản của các ngân hàng.
Tuyên bố của Moody’s nói rằng sự cải thiện môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng ở Việt Nam đã được thể hiện trong việc tổ chức đánh giá tín nhiệm nay nâng điểm hồ sơ vĩ mô (Macro Profile) của Việt Nam lên “yếu” từ “yếu-“ trước đó. Hồ sơ vĩ mô là điểm đánh giá những rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng.
Tuy vậy, Moody’s cho rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn còn thiếu vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và một tỷ lệ cao những tài sản có vấn đề không phải lúc nào cũng được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Moody’s dự báo những thách thức này sẽ tiếp tục tồn tại trong trung hạn, bất chấp một số cải thiện.
Tổ chức này dự báo GDP thực tế của Việt Nam sẽ tăng 6% mỗi năm trong 2016 và 2017 với sự hỗ trợ của sự phục hồi nhu cầu trong nước và tăng trưởng mạnh của khu vực xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan là một nhân tố tích cực cho các ngân hàng Việt Nam, bởi điều này hỗ trợ cho thanh khoản và vốn của các ngân hàng, đồng thời cải thiện giá trị cho các tài sản xấu.
Theo Moody’s, sức mạnh thể chế của Việt Nam đã cải thiện 3 năm liên tiếp, thể hiện qua một thời gian kéo dài với mức lạm phát thấp, hiệu quả được nâng cao của Chính phủ, các quy định pháp luật và kiểm soát tham nhũng. Những yếu tố này đều đã được phản ánh trong điểm số tốt hơn mà Ngân hàng Thế giới (WB) dành cho Việt Nam trong Chỉ số Quản trị Toàn cầu (WGI), cũng như những tiến bộ gần đây trong cải cách kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và niềm tin kinh doanh được cải thiện đã đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng ở Việt Nam, dẫn tới những lo ngại về chất lượng của các khoản tín dụng mới được các ngân hàng cấp - theo Moody’s.
Tổ chức này đánh giá rằng sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng là một yếu tố tiêu cực đối với chất lượng tài sản trong tương lai của các ngân hàng. Theo WB, vốn tín dụng cho khu vực tư nhân của Việt Nam do các ngân hàng trong nước cấp đã tăng lên mức 112% so với GDP trong năm 2015, một mức cao so với một quốc gia đang phát triển, từ mức 100% trong năm 2014.
Moody’s dự kiến sẽ hoàn tất việc rà soát đối với các ngân hàng trên trong vòng 90 ngày.
Đánh giá BCA và đánh giá tín nhiệm dài hạn đối với các ngân hàng gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank), và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) không bị ảnh hưởng bởi động thái rà soát lần này của Moody’s.
Các ngân hàng nói trên bao gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABB), Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Ngoài ra, Moody’s cũng xem xét nâng hạng đánh giá tín nhiệm cơ sở (BCA) và đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (CRA) đối với 7 ngân hàng này và hai ngân hàng khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank).
Moody’s cho biết động thái này phản ánh kỳ vọng rằng môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng được cải thiện ở Việt Nam sẽ dẫn đến sự cải thiện hồ sơ tín dụng, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng, đồng thời đóng góp cho sự ổn định tương đối về nguồn vốn và thanh khoản của các ngân hàng.
Tuyên bố của Moody’s nói rằng sự cải thiện môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng ở Việt Nam đã được thể hiện trong việc tổ chức đánh giá tín nhiệm nay nâng điểm hồ sơ vĩ mô (Macro Profile) của Việt Nam lên “yếu” từ “yếu-“ trước đó. Hồ sơ vĩ mô là điểm đánh giá những rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế và kinh doanh của các ngân hàng.
Tuy vậy, Moody’s cho rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn còn thiếu vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và một tỷ lệ cao những tài sản có vấn đề không phải lúc nào cũng được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Moody’s dự báo những thách thức này sẽ tiếp tục tồn tại trong trung hạn, bất chấp một số cải thiện.
Tổ chức này dự báo GDP thực tế của Việt Nam sẽ tăng 6% mỗi năm trong 2016 và 2017 với sự hỗ trợ của sự phục hồi nhu cầu trong nước và tăng trưởng mạnh của khu vực xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan là một nhân tố tích cực cho các ngân hàng Việt Nam, bởi điều này hỗ trợ cho thanh khoản và vốn của các ngân hàng, đồng thời cải thiện giá trị cho các tài sản xấu.
Theo Moody’s, sức mạnh thể chế của Việt Nam đã cải thiện 3 năm liên tiếp, thể hiện qua một thời gian kéo dài với mức lạm phát thấp, hiệu quả được nâng cao của Chính phủ, các quy định pháp luật và kiểm soát tham nhũng. Những yếu tố này đều đã được phản ánh trong điểm số tốt hơn mà Ngân hàng Thế giới (WB) dành cho Việt Nam trong Chỉ số Quản trị Toàn cầu (WGI), cũng như những tiến bộ gần đây trong cải cách kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và niềm tin kinh doanh được cải thiện đã đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng ở Việt Nam, dẫn tới những lo ngại về chất lượng của các khoản tín dụng mới được các ngân hàng cấp - theo Moody’s.
Tổ chức này đánh giá rằng sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng là một yếu tố tiêu cực đối với chất lượng tài sản trong tương lai của các ngân hàng. Theo WB, vốn tín dụng cho khu vực tư nhân của Việt Nam do các ngân hàng trong nước cấp đã tăng lên mức 112% so với GDP trong năm 2015, một mức cao so với một quốc gia đang phát triển, từ mức 100% trong năm 2014.
Moody’s dự kiến sẽ hoàn tất việc rà soát đối với các ngân hàng trên trong vòng 90 ngày.
Đánh giá BCA và đánh giá tín nhiệm dài hạn đối với các ngân hàng gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank), và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) không bị ảnh hưởng bởi động thái rà soát lần này của Moody’s.