Các ngân hàng làm ăn thế nào trong quý 1/2015?
Tổng tài sản giảm nhưng lợi nhuận tăng trưởng khá mạnh, chi phí dự phòng tăng rất mạnh
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật dữ liệu về tình hình hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng quý 1/2015. Nhiều thay đổi căn bản của hệ thống gắn chặt với chính sách mới.
Trước khi có dữ liệu này, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng đã có một số thông tin về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung.
Cụ thể, theo Ủy ban Giám sát, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng cải thiện trong quý 1/2015. Thu nhập lãi thuần tăng 19,1%, lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 21,5%.
Tuy nhiên, chênh lệch thu chi của toàn hệ thống đạt 9.935 tỷ đồng giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2014 do các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 71,3% so với quý 1/2014.
Chi phí dự phòng tăng mạnh như trên gắn với việc bắt đầu áp dụng một cách đầy đủ cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước.
Một chính sách mới khác cũng thể hiện tác động rõ nét trong các chỉ số cơ bản chung của hệ thống trong kỳ nói trên.
Điển hình là giới hạn mới trong sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, được nới từ 30% lên 60%, với Thông tư 36. Như trong tháng 2/2015, tháng đầu tiền thông tư này có hiệu lực, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tiếp tục thể hiện sự gia tăng.
Tỷ lệ này ở khối ngân hàng thương mại nhà nước là 28,06%, tại khối thương mại cổ phần đã vượt mốc 30% lên 30,6%; trong khi cuối 2014 tương ứng chỉ 25,02% và 21,35%.
So với cuối 2014, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tính trên thị trường 1 (cho vay tổ chức kinh tế và dân cư) cũng tăng lên đáng kể, từ 83,67% lên 84,12%, phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao so với những năm gần đây trong quý 1/2015.
Một điểm đáng chú ý khác, liên quan đến chính sách mới, là quy mô vốn tự có của toàn hệ thống tăng trưởng khá mạnh (5,4% so với tháng 12/2014). Đây được xem là tấm đệm cuối cùng của các nhà băng bảo vệ khách hàng trước rủi ro, và nó được cải thiện rõ nét.
Lý do, quý đầu tiên của năm, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng phải giữ lại chưa chia. Mặt khác, nó gắn với cơ chế kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước về xét duyệt tỷ lệ chi trả cổ tức. Và đóng góp khác là quy mô vốn điều lệ toàn hệ thống tăng trưởng thêm 0,31%, qua vốn tăng thêm ở ngân hàng nước ngoài và liên doanh, cũng như từ các tổ chức tín dụng hợp tác.
Ngược lại, quy mô tổng tài sản có của toàn hệ thống giảm 1,01%, tập trung ở khối ngân hàng thương mại cổ phần. Một yếu tố chính liên quan đến sự sụt giảm này là một phần nợ đưa ra ngoại bảng khi bán lại cho VAMC; quan trọng hơn là trạng thái dư thừa vốn trong hệ thống đã hạn chế việc bồi vốn qua “bật tường” trên thị trường liên ngân hàng.
Hiện chưa có con số tỷ lệ nợ xấu của hệ thống cập nhật đến tháng 3/2015 để có thêm miếng ghép cho bức tranh tổng thể nói trên. Còn tính đến tháng 2/2015, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 3,25% cuối 2014 lên 3,59%, số liệu từ báo cáo của các tổ chức tín dụng.
Song, nhìn chung, hiệu quả hoạt động của hệ thống đang cho thấy sự cải thiện, trong bối cảnh phải tăng cường trích lập dự phòng. Quy mô vốn tự có tăng lên cũng là một chuyển biến cần thiết.
Trước khi có dữ liệu này, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng đã có một số thông tin về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung.
Cụ thể, theo Ủy ban Giám sát, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng cải thiện trong quý 1/2015. Thu nhập lãi thuần tăng 19,1%, lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 21,5%.
Tuy nhiên, chênh lệch thu chi của toàn hệ thống đạt 9.935 tỷ đồng giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2014 do các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 71,3% so với quý 1/2014.
Chi phí dự phòng tăng mạnh như trên gắn với việc bắt đầu áp dụng một cách đầy đủ cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước.
Một chính sách mới khác cũng thể hiện tác động rõ nét trong các chỉ số cơ bản chung của hệ thống trong kỳ nói trên.
Điển hình là giới hạn mới trong sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, được nới từ 30% lên 60%, với Thông tư 36. Như trong tháng 2/2015, tháng đầu tiền thông tư này có hiệu lực, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tiếp tục thể hiện sự gia tăng.
Tỷ lệ này ở khối ngân hàng thương mại nhà nước là 28,06%, tại khối thương mại cổ phần đã vượt mốc 30% lên 30,6%; trong khi cuối 2014 tương ứng chỉ 25,02% và 21,35%.
So với cuối 2014, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tính trên thị trường 1 (cho vay tổ chức kinh tế và dân cư) cũng tăng lên đáng kể, từ 83,67% lên 84,12%, phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao so với những năm gần đây trong quý 1/2015.
Một điểm đáng chú ý khác, liên quan đến chính sách mới, là quy mô vốn tự có của toàn hệ thống tăng trưởng khá mạnh (5,4% so với tháng 12/2014). Đây được xem là tấm đệm cuối cùng của các nhà băng bảo vệ khách hàng trước rủi ro, và nó được cải thiện rõ nét.
Lý do, quý đầu tiên của năm, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng phải giữ lại chưa chia. Mặt khác, nó gắn với cơ chế kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước về xét duyệt tỷ lệ chi trả cổ tức. Và đóng góp khác là quy mô vốn điều lệ toàn hệ thống tăng trưởng thêm 0,31%, qua vốn tăng thêm ở ngân hàng nước ngoài và liên doanh, cũng như từ các tổ chức tín dụng hợp tác.
Ngược lại, quy mô tổng tài sản có của toàn hệ thống giảm 1,01%, tập trung ở khối ngân hàng thương mại cổ phần. Một yếu tố chính liên quan đến sự sụt giảm này là một phần nợ đưa ra ngoại bảng khi bán lại cho VAMC; quan trọng hơn là trạng thái dư thừa vốn trong hệ thống đã hạn chế việc bồi vốn qua “bật tường” trên thị trường liên ngân hàng.
Hiện chưa có con số tỷ lệ nợ xấu của hệ thống cập nhật đến tháng 3/2015 để có thêm miếng ghép cho bức tranh tổng thể nói trên. Còn tính đến tháng 2/2015, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 3,25% cuối 2014 lên 3,59%, số liệu từ báo cáo của các tổ chức tín dụng.
Song, nhìn chung, hiệu quả hoạt động của hệ thống đang cho thấy sự cải thiện, trong bối cảnh phải tăng cường trích lập dự phòng. Quy mô vốn tự có tăng lên cũng là một chuyển biến cần thiết.