“Cần phải để tỷ giá thực tiền đồng tiếp tục gia tăng”
VERP kiến nghị cần có một lộ trình phù hợp để đạt được mức tỷ giá cạnh tranh hơn cho Việt Nam, tối thiểu ở mức tỷ giá cân bằng
Tại buổi công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015 ngày 27/5, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VERP - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) kiến nghị cần có một lộ trình phù hợp để đạt được mức tỷ giá cạnh tranh hơn cho Việt Nam, tối thiểu ở mức tỷ giá cân bằng. Trong đó, bước đầu tiên là cần phải để tỷ giá thực tiền đồng tiếp tục gia tăng.
Hai vấn đề lớn
Theo đánh giá của VERP, năm 2015 là năm đánh dấu những mốc hội nhập to lớn của Việt Nam, kể từ khi hội nhập vào WTO cuối năm 2007. Đây là những bước ngoặt hội nhập mở ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế Việt Nam, có ảnh hưởng phát huy trong trung và dài hạn.
Dựa trên phân tích các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam, VERP cho rằng, nền kinh tế Việt Nam năm 2015 chứng kiến ít nhất hai vấn đề lớn.
Thứ nhất, thâm hụt ngân sách tăng cao do khó khăn trong duy trì và cải thiện nguồn thu đi liền với nỗ lực yếu ớt trong việc tiết chế các khoản chi. Điều này đặt Chính phủ vào những khó khăn trong việc huy động nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách.
Nếu Quốc hội không có sự thỏa hiệp cần thiết trong định mức về lượng trái phiếu phát hành hoặc trần nợ công, Chính phủ có thể bị đẩy vào tình thế phải tìm kiếm nguồn tài trợ tạm thời từ Ngân hàng Nhà nước dưới nhiều hình thức và xét cho cùng, có bản chất tiền tệ nhiều hơn là tài khóa.
Điều đó dẫn tới nguy cơ phá vỡ những ràng buộc về kỷ luật tiền tệ lẫn tài khóa, tạo một tiền lệ xấu. Tác động tức thời của các chính sách này là sự xói mòn niềm tin của thị trường vào cả chính sách tiền tệ và mức độ minh bạch tài khóa.
Thứ hai, tỷ giá VND/USD tiếp tục được duy trì ổn định về mặt danh nghĩa, sẽ làm VND tiếp tục tích lũy sự lên giá. Điều này âm thầm xói mòn sức cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước cũng như các dịch vụ thu hút khách nước ngoài, như du lịch.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VERP, hai yếu tố này tưởng chừng ít liên quan nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt khi xảy ra các tình huống bất lợi.
Ví dụ, việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách nếu kích hoạt một làn sóng lạm phát nhẹ vào đầu năm 2016, có thể dẫn tới sức ép thay đổi tỷ giá ngày càng nhiều hơn vào thời điểm đó. Nếu tỷ giá phải thay đổi mang tính đối phó, thì vô hình trung sẽ tạo ra một vòng xoáy lạm phát - thay đổi tỷ giá, phá vỡ thế cân bằng vĩ mô đang tạm thời có được hiện nay.
Từ đó, hai kịch bản dự báo được xây dựng cho thấy, tăng trưởng của năm 2015 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhẹ đã tích lũy từ năm 2013. Trong bối cảnh khá ổn định hiện nay, hai kịch bản có tính hội tụ tương đối.
Kịch bản thấp dự báo mức tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,1%, trong khi kịch bản cao hơn cũng chỉ đạt mức 6,3%. Lạm phát của cả năm 2015 trong kịch bản 1 được dự báo tiếp tục duy trì mức tương đối thấp, tương tự năm 2014, đạt khoảng 1,9%.
Trong khi đó, đối với kịch bản 2, khi nền kinh tế phục hồi cao hơn một chút, thì lạm phát có thể lên tới 3,2%, khuynh hướng tăng diễn ra nhanh hơn vào cuối năm và tiếp tục tăng trong 2016. Đây là trường hợp nền kinh tế rơi vào một vòng xoáy mới giữa lạm phát và thay đổi tỷ giá như trên đã phân tích.
Kịch bản 2 tuy có bề ngoài không khác quá xa kịch bản 1, nhưng phản ánh một mức độ rủi ro vĩ mô cao hơn nhiều sẽ xuất hiện trong năm 2016.
Đáng chú ý, báo cáo của VERP cũng nhấn mạnh đến chính sách ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Vấn đề được đặt ra là: “Nếu như việc có hay không tác động tích cực của tỷ giá thấp đến nền kinh tế là trung tâm của các tranh luận lý thuyết cũng như chính sách hiện nay, mọi ý kiến đều đồng thuận với tác động tiêu cực của tỷ giá cao”.
Do đó, VERP kiến nghị, cần có một lộ trình phù hợp để đạt được mức tỷ giá cạnh tranh hơn cho Việt Nam, tối thiểu ở mức tỷ giá cân bằng. Trong đó, bước đầu tiên cần phải để tỷ giá thực tiền đồng tiếp tục gia tăng. Điều này đòi hỏi mức điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa cần phải lớn hơn khoảng cách giữa lạm phát của Việt Nam và thế giới.
Theo TS.Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, trong giai đoạn này, vấn đề cần được xem xét là cách thức điều hành chính sách tỷ giá và tác động đến nền kinh tế bởi đây là một trong những “yếu huyệt” của cạnh tranh.
Cũng theo ông Du, xem xét trên bình diện toàn cầu, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, ít nước muốn duy trì đồng tiền mạnh. Những quốc gia muốn cạnh tranh thì chỉ muốn một đồng tiền yếu để có lợi cho hoạt động kinh tế.
“Trong lịch sử, đã có nhiều nước từng áp dụng chính sách đồng tiền yếu và đã có lợi cho nền kinh tế ở một số giai đoạn nhất định. Cam kết giữ ổn định tỷ giá có thể vô hình trung khiến nhiều người hiểu là Nhà nước bảo đảm tỷ giá. Đáng ngại, điều này có thể khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn là ổn định và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế”, ông Du khuyến cáo.
Tận dụng cơ hội
Về hội nhập kinh tế, báo cáo của VERP chỉ ra, quá trình hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới, đặc biệt khi thông qua hiệp định thương mại tự do toàn diện như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức. Các nghiên cứu đã có về tác động của hiệp định đối các nước tham gia đều cho thấy, một dự báo đáng khích lệ rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số 12 nước TPP.
Tuy nhiên, theo VERP, để tận dụng được các cơ hội và vượt qua được những thách thức, giúp Việt Nam thực sự hòa nhập với thế giới, Việt Nam sẽ rất cần các thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế, thể chế và chính sách điều hành.
Từ các phân tích nói trên, VERP cho rằng, cần tiếp tục xem xét các vấn đề của nền kinh tế. Đó là, tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng, khả năng chịu đựng cú sốc mạnh là thấp, tính bất trắc trong sức khỏe thực sự của từng ngân hàng.
Bên cạnh đó, nên định hướng các ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu cần được thị trường hóa nhiều hơn nữa để tăng sức cạnh tranh, phát huy sức mạnh của khu vực doanh nghiệp trong ngành.
Ở khía cạnh hội nhập kinh tế, VERP cho rằng lợi ích tham gia TPP đối với Việt Nam là tích cực và mang tính nền tảng, tác động đến cấu trúc nền kinh tế thông qua ảnh hưởng khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực. Lợi ích từ TPP sẽ lớn hơn nếu gỡ bỏ ràng buộc lên các yếu tố sản xuất căn bản như vốn, lao động, đất đai quan hệ mật thiết tới cải cách hành chính và cải cách thể chế.
Trên cơ sở đó, VERP khuyến nghị một số chính sách điều hành vĩ mô. Theo đó, cần áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt theo hướng giảm giá VND, duy trì hoặc tiếp tục tăng cường dự trữ ngoại hối để tăng niềm tin đối với chính sách tiền tệ.
Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại nhằm tạo tiền đề cho sự hồi phục tỷ suất sinh lời, tăng tích lũy vốn cho hệ thống. Cải cách mạnh thể chế trong nước, tạo sự linh hoạt các yếu tố sản xuất di chuyển qua biên giới. Tiếp tục tái cơ cấu danh mục tài sản có rủi ro cao.
Đồng thời, áp dụng hợp lý các hàng rào kỹ thuật cho hàng nhập khẩu và tăng nhận thức về hàng rào kỹ thuật của các nước xuất khẩu. Vấn đề dài hạn vẫn là tăng năng suất lao động và giá trị gia tăng.
“Điều này đòi hỏi những chương trình cải cách đồng bộ trong lĩnh vực hành chính, thể chế và các chiến dịch thay đổi trong hệ thống doanh nghiệp về tinh thần tăng năng suất, hiệu quả trong bản thân mỗi doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.
Hai vấn đề lớn
Theo đánh giá của VERP, năm 2015 là năm đánh dấu những mốc hội nhập to lớn của Việt Nam, kể từ khi hội nhập vào WTO cuối năm 2007. Đây là những bước ngoặt hội nhập mở ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng đối với nền kinh tế Việt Nam, có ảnh hưởng phát huy trong trung và dài hạn.
Dựa trên phân tích các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam, VERP cho rằng, nền kinh tế Việt Nam năm 2015 chứng kiến ít nhất hai vấn đề lớn.
Thứ nhất, thâm hụt ngân sách tăng cao do khó khăn trong duy trì và cải thiện nguồn thu đi liền với nỗ lực yếu ớt trong việc tiết chế các khoản chi. Điều này đặt Chính phủ vào những khó khăn trong việc huy động nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách.
Nếu Quốc hội không có sự thỏa hiệp cần thiết trong định mức về lượng trái phiếu phát hành hoặc trần nợ công, Chính phủ có thể bị đẩy vào tình thế phải tìm kiếm nguồn tài trợ tạm thời từ Ngân hàng Nhà nước dưới nhiều hình thức và xét cho cùng, có bản chất tiền tệ nhiều hơn là tài khóa.
Điều đó dẫn tới nguy cơ phá vỡ những ràng buộc về kỷ luật tiền tệ lẫn tài khóa, tạo một tiền lệ xấu. Tác động tức thời của các chính sách này là sự xói mòn niềm tin của thị trường vào cả chính sách tiền tệ và mức độ minh bạch tài khóa.
Thứ hai, tỷ giá VND/USD tiếp tục được duy trì ổn định về mặt danh nghĩa, sẽ làm VND tiếp tục tích lũy sự lên giá. Điều này âm thầm xói mòn sức cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước cũng như các dịch vụ thu hút khách nước ngoài, như du lịch.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VERP, hai yếu tố này tưởng chừng ít liên quan nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt khi xảy ra các tình huống bất lợi.
Ví dụ, việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách nếu kích hoạt một làn sóng lạm phát nhẹ vào đầu năm 2016, có thể dẫn tới sức ép thay đổi tỷ giá ngày càng nhiều hơn vào thời điểm đó. Nếu tỷ giá phải thay đổi mang tính đối phó, thì vô hình trung sẽ tạo ra một vòng xoáy lạm phát - thay đổi tỷ giá, phá vỡ thế cân bằng vĩ mô đang tạm thời có được hiện nay.
Từ đó, hai kịch bản dự báo được xây dựng cho thấy, tăng trưởng của năm 2015 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhẹ đã tích lũy từ năm 2013. Trong bối cảnh khá ổn định hiện nay, hai kịch bản có tính hội tụ tương đối.
Kịch bản thấp dự báo mức tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,1%, trong khi kịch bản cao hơn cũng chỉ đạt mức 6,3%. Lạm phát của cả năm 2015 trong kịch bản 1 được dự báo tiếp tục duy trì mức tương đối thấp, tương tự năm 2014, đạt khoảng 1,9%.
Trong khi đó, đối với kịch bản 2, khi nền kinh tế phục hồi cao hơn một chút, thì lạm phát có thể lên tới 3,2%, khuynh hướng tăng diễn ra nhanh hơn vào cuối năm và tiếp tục tăng trong 2016. Đây là trường hợp nền kinh tế rơi vào một vòng xoáy mới giữa lạm phát và thay đổi tỷ giá như trên đã phân tích.
Kịch bản 2 tuy có bề ngoài không khác quá xa kịch bản 1, nhưng phản ánh một mức độ rủi ro vĩ mô cao hơn nhiều sẽ xuất hiện trong năm 2016.
Đáng chú ý, báo cáo của VERP cũng nhấn mạnh đến chính sách ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Vấn đề được đặt ra là: “Nếu như việc có hay không tác động tích cực của tỷ giá thấp đến nền kinh tế là trung tâm của các tranh luận lý thuyết cũng như chính sách hiện nay, mọi ý kiến đều đồng thuận với tác động tiêu cực của tỷ giá cao”.
Do đó, VERP kiến nghị, cần có một lộ trình phù hợp để đạt được mức tỷ giá cạnh tranh hơn cho Việt Nam, tối thiểu ở mức tỷ giá cân bằng. Trong đó, bước đầu tiên cần phải để tỷ giá thực tiền đồng tiếp tục gia tăng. Điều này đòi hỏi mức điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa cần phải lớn hơn khoảng cách giữa lạm phát của Việt Nam và thế giới.
Theo TS.Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, trong giai đoạn này, vấn đề cần được xem xét là cách thức điều hành chính sách tỷ giá và tác động đến nền kinh tế bởi đây là một trong những “yếu huyệt” của cạnh tranh.
Cũng theo ông Du, xem xét trên bình diện toàn cầu, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, ít nước muốn duy trì đồng tiền mạnh. Những quốc gia muốn cạnh tranh thì chỉ muốn một đồng tiền yếu để có lợi cho hoạt động kinh tế.
“Trong lịch sử, đã có nhiều nước từng áp dụng chính sách đồng tiền yếu và đã có lợi cho nền kinh tế ở một số giai đoạn nhất định. Cam kết giữ ổn định tỷ giá có thể vô hình trung khiến nhiều người hiểu là Nhà nước bảo đảm tỷ giá. Đáng ngại, điều này có thể khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn là ổn định và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế”, ông Du khuyến cáo.
Tận dụng cơ hội
Về hội nhập kinh tế, báo cáo của VERP chỉ ra, quá trình hội nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới, đặc biệt khi thông qua hiệp định thương mại tự do toàn diện như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức. Các nghiên cứu đã có về tác động của hiệp định đối các nước tham gia đều cho thấy, một dự báo đáng khích lệ rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế trong số 12 nước TPP.
Tuy nhiên, theo VERP, để tận dụng được các cơ hội và vượt qua được những thách thức, giúp Việt Nam thực sự hòa nhập với thế giới, Việt Nam sẽ rất cần các thay đổi căn bản về cơ cấu kinh tế, thể chế và chính sách điều hành.
Từ các phân tích nói trên, VERP cho rằng, cần tiếp tục xem xét các vấn đề của nền kinh tế. Đó là, tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng, khả năng chịu đựng cú sốc mạnh là thấp, tính bất trắc trong sức khỏe thực sự của từng ngân hàng.
Bên cạnh đó, nên định hướng các ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu cần được thị trường hóa nhiều hơn nữa để tăng sức cạnh tranh, phát huy sức mạnh của khu vực doanh nghiệp trong ngành.
Ở khía cạnh hội nhập kinh tế, VERP cho rằng lợi ích tham gia TPP đối với Việt Nam là tích cực và mang tính nền tảng, tác động đến cấu trúc nền kinh tế thông qua ảnh hưởng khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực. Lợi ích từ TPP sẽ lớn hơn nếu gỡ bỏ ràng buộc lên các yếu tố sản xuất căn bản như vốn, lao động, đất đai quan hệ mật thiết tới cải cách hành chính và cải cách thể chế.
Trên cơ sở đó, VERP khuyến nghị một số chính sách điều hành vĩ mô. Theo đó, cần áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt theo hướng giảm giá VND, duy trì hoặc tiếp tục tăng cường dự trữ ngoại hối để tăng niềm tin đối với chính sách tiền tệ.
Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại nhằm tạo tiền đề cho sự hồi phục tỷ suất sinh lời, tăng tích lũy vốn cho hệ thống. Cải cách mạnh thể chế trong nước, tạo sự linh hoạt các yếu tố sản xuất di chuyển qua biên giới. Tiếp tục tái cơ cấu danh mục tài sản có rủi ro cao.
Đồng thời, áp dụng hợp lý các hàng rào kỹ thuật cho hàng nhập khẩu và tăng nhận thức về hàng rào kỹ thuật của các nước xuất khẩu. Vấn đề dài hạn vẫn là tăng năng suất lao động và giá trị gia tăng.
“Điều này đòi hỏi những chương trình cải cách đồng bộ trong lĩnh vực hành chính, thể chế và các chiến dịch thay đổi trong hệ thống doanh nghiệp về tinh thần tăng năng suất, hiệu quả trong bản thân mỗi doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh.