Cho phá sản ngân hàng, thì sao?
Việc đóng cửa các ngân hàng yếu kém thời gian qua vẫn vấp phải sự phản đối
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa qua, một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mà nếu cần thiết sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém.
Trong suốt quá trình tái cơ cấu từ cuối năm 2011 đến nay, một loạt ngân hàng yếu kém được xử lý nhưng không và chưa có bất kỳ trường hợp nào bị phá sản. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có ở Việt Nam.
Tại Luật Phá sản 2014 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014 đã có điểm mới, chính thức luật hóa các quy định về phá sản tổ chức tín dụng. Quan điểm nếu cần thiết sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém cũng đã được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh nói trên.
Tuy nhiên, cơ chế phá sản và cho phá sản ngân hàng yếu kém tại Việt Nam vẫn khó triển khai, do có những quan ngại và trở ngại liên quan.
Báo cáo chuyên biệt về tình hình hệ thống tài chính Việt Nam do các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 29/8 vừa qua cũng chỉ ra một lý do căn bản cho vấn đề trên: “Việc đóng cửa và thanh lý các ngân hàng mất khả năng thanh toán vấp phải sự phản đối được cho là nhằm tránh tình trạng rút tiền hàng loạt”.
Thực tế từ một số vụ việc xẩy ra trước đây cho thấy, rủi ro không chỉ gói gọn ở một ngân hàng cụ thể, mà có thể tạo hiệu ứng dây chuyền bất lợi cho cả hệ thống. Điều này cũng giải thích vì sao giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước ưu tiên khi xử lý là tiến hành sáp nhập, hợp nhất những tổ chức tín dụng yếu kém đó thay vì cho phá sản. Một mặt, biện pháp này hạn chế hiệu ứng rút tiền hàng loạt, mặt khác là do ngân sách để xử lý là eo hẹp.
Nhưng trong giả thiết phải cho phá sản ngân hàng, điều gì sẽ xẩy ra? Khi mất khả năng thanh toán và ngân hàng đó phải phá sản, lợi ích đầu tiên cần được bảo vệ là người gửi tiền.
Sau khi hoàn trả các khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, lợi ích của người gửi tiền được xem xét ở những tài sản còn lại của tổ chức tín dụng bị phá sản. Và một cơ chế hỗ trợ quan trọng là Bảo hiểm Tiền gửi (DIV).
Thế nhưng, tại báo cáo trên của WB và IMF, nguồn lực và thực tế hoạt động của DIV được đánh giá ở những hạn chế đáng chú ý.
Theo đánh giá của chuyên gia từ hai tổ chức quốc tế trên, số lượng cán bộ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi này tại Việt Nam là rất lớn nhưng không được sử dụng hiệu quả; và cơ quan này sử dụng hầu hết các nguồn lực của mình để thực hiện việc giám sát sự tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Cũng theo báo cáo trên, DIV chưa bao giờ được sử dụng để xử lý nợ xấu hoặc các ngân hàng gặp khó khăn, các ngân hàng có tình hình tài chính yếu kém. Một thực tế là tình hình tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi này cũng không đủ để hỗ trợ thanh lý hai tổ chức tín dụng có quy mô ở mức trung bình. Hiện nay, số dư quỹ của DIV chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng số dư tiền gửi toàn hệ thống.
“Đồng thời, có những rủi ro nghiêm trọng trong cách thức đầu tư vốn của DIV. Cơ quan này hiện đang đầu tư nhiều tại các tổ chức tín dụng thành viên. Trường hợp bất kỳ một trong số các tổ chức này gặp vấn đề về thanh khoản hay khủng hoảng khả năng thanh toán thì sẽ gây rủi ro cho các khoản đầu tư của DIV”, báo cáo từ WB và IMF khuyến cáo.
Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 và có hiệu lực từ 2013 cho phép DIV đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, nhưng báo cáo trên của WB và IMF không đánh giá mức độ chính sách đầu tư đã có thay đổi của cơ quan bảo hiểm tiền gửi này.
Như trên, tình huống cho phá sản ngân hàng tại Việt Nam vẫn khó để xẩy ra. Ngân hàng Nhà nước đã và vẫn đang sử dụng biện pháp chính để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém bằng cho sáp nhập, hợp nhất, biện pháp cuối cùng là chính Ngân hàng Nhà nước vào cuộc mua lại cổ phần để trực tiếp chấn chỉnh (với công cụ là các ngân hàng thương mại nhà nước).
Các chuyên gia của WB và IMF cho rằng, mặc dù giải pháp cho sáp nhập, hợp nhất như vậy đã giải quyết được những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn nhưng có vẻ nó chưa giải quyết được những khó khăn cơ bản về tài sản, thanh khoản, vốn và quản trị điều hành.
Vậy nên, một tình huống cho phá sản có trật tự và kiểm soát nếu có trong tương lai hẳn cũng là cần thiết, như một sự xóa bỏ hẳn những bất cập và yếu kém (dĩ nhiên đi cùng là sự trả giá và phải trả giá), thay vì chỉ với giải pháp ghép vào một thực thể khác bằng sáp nhập, hợp nhất để xử lý.
Trong suốt quá trình tái cơ cấu từ cuối năm 2011 đến nay, một loạt ngân hàng yếu kém được xử lý nhưng không và chưa có bất kỳ trường hợp nào bị phá sản. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có ở Việt Nam.
Tại Luật Phá sản 2014 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014 đã có điểm mới, chính thức luật hóa các quy định về phá sản tổ chức tín dụng. Quan điểm nếu cần thiết sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém cũng đã được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh nói trên.
Tuy nhiên, cơ chế phá sản và cho phá sản ngân hàng yếu kém tại Việt Nam vẫn khó triển khai, do có những quan ngại và trở ngại liên quan.
Báo cáo chuyên biệt về tình hình hệ thống tài chính Việt Nam do các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 29/8 vừa qua cũng chỉ ra một lý do căn bản cho vấn đề trên: “Việc đóng cửa và thanh lý các ngân hàng mất khả năng thanh toán vấp phải sự phản đối được cho là nhằm tránh tình trạng rút tiền hàng loạt”.
Thực tế từ một số vụ việc xẩy ra trước đây cho thấy, rủi ro không chỉ gói gọn ở một ngân hàng cụ thể, mà có thể tạo hiệu ứng dây chuyền bất lợi cho cả hệ thống. Điều này cũng giải thích vì sao giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước ưu tiên khi xử lý là tiến hành sáp nhập, hợp nhất những tổ chức tín dụng yếu kém đó thay vì cho phá sản. Một mặt, biện pháp này hạn chế hiệu ứng rút tiền hàng loạt, mặt khác là do ngân sách để xử lý là eo hẹp.
Nhưng trong giả thiết phải cho phá sản ngân hàng, điều gì sẽ xẩy ra? Khi mất khả năng thanh toán và ngân hàng đó phải phá sản, lợi ích đầu tiên cần được bảo vệ là người gửi tiền.
Sau khi hoàn trả các khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, lợi ích của người gửi tiền được xem xét ở những tài sản còn lại của tổ chức tín dụng bị phá sản. Và một cơ chế hỗ trợ quan trọng là Bảo hiểm Tiền gửi (DIV).
Thế nhưng, tại báo cáo trên của WB và IMF, nguồn lực và thực tế hoạt động của DIV được đánh giá ở những hạn chế đáng chú ý.
Theo đánh giá của chuyên gia từ hai tổ chức quốc tế trên, số lượng cán bộ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi này tại Việt Nam là rất lớn nhưng không được sử dụng hiệu quả; và cơ quan này sử dụng hầu hết các nguồn lực của mình để thực hiện việc giám sát sự tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Cũng theo báo cáo trên, DIV chưa bao giờ được sử dụng để xử lý nợ xấu hoặc các ngân hàng gặp khó khăn, các ngân hàng có tình hình tài chính yếu kém. Một thực tế là tình hình tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi này cũng không đủ để hỗ trợ thanh lý hai tổ chức tín dụng có quy mô ở mức trung bình. Hiện nay, số dư quỹ của DIV chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng số dư tiền gửi toàn hệ thống.
“Đồng thời, có những rủi ro nghiêm trọng trong cách thức đầu tư vốn của DIV. Cơ quan này hiện đang đầu tư nhiều tại các tổ chức tín dụng thành viên. Trường hợp bất kỳ một trong số các tổ chức này gặp vấn đề về thanh khoản hay khủng hoảng khả năng thanh toán thì sẽ gây rủi ro cho các khoản đầu tư của DIV”, báo cáo từ WB và IMF khuyến cáo.
Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 và có hiệu lực từ 2013 cho phép DIV đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước, nhưng báo cáo trên của WB và IMF không đánh giá mức độ chính sách đầu tư đã có thay đổi của cơ quan bảo hiểm tiền gửi này.
Như trên, tình huống cho phá sản ngân hàng tại Việt Nam vẫn khó để xẩy ra. Ngân hàng Nhà nước đã và vẫn đang sử dụng biện pháp chính để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém bằng cho sáp nhập, hợp nhất, biện pháp cuối cùng là chính Ngân hàng Nhà nước vào cuộc mua lại cổ phần để trực tiếp chấn chỉnh (với công cụ là các ngân hàng thương mại nhà nước).
Các chuyên gia của WB và IMF cho rằng, mặc dù giải pháp cho sáp nhập, hợp nhất như vậy đã giải quyết được những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn nhưng có vẻ nó chưa giải quyết được những khó khăn cơ bản về tài sản, thanh khoản, vốn và quản trị điều hành.
Vậy nên, một tình huống cho phá sản có trật tự và kiểm soát nếu có trong tương lai hẳn cũng là cần thiết, như một sự xóa bỏ hẳn những bất cập và yếu kém (dĩ nhiên đi cùng là sự trả giá và phải trả giá), thay vì chỉ với giải pháp ghép vào một thực thể khác bằng sáp nhập, hợp nhất để xử lý.