Cơ sở nào để tỷ giá USD/VND 2015 khó “nhảy” quá 2%?
Năm nay, một số nguồn tin đề cập đến con số thặng dư đạt được của Việt Nam đã lên tới khoảng 11,2 tỷ USD
Như VnEconomy đề cập gần đây, dự kiến trong năm 2015 Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giữ ổn định tỷ giá USD/VND, và nếu có điều chỉnh dự kiến sẽ không quá 2%.
Chiều nay (23/12), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp báo thường kỳ, lần này là nhìn lại việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 và định hướng 2015. Có thể, chính sách điều hành tỷ giá năm tới cũng sẽ được thông tin tại buổi họp báo.
Còn theo thông tin VnEconomy tìm hiểu vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng kế hoạch điều hành chính sách tỷ giá năm 2015, với các phương án, đã được thảo luận và phản biện từ các tổ chức chuyên môn.
Được biết, định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND mà nếu có điều chỉnh sẽ không quá 2% là phương án Ngân hàng Nhà nước ưu tiên, xác định để cân đối trong điều hành năm tới.
Trong cuộc trao đổi với VnEconomy đầu tháng này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, các khoảng biến động tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước định hướng thời gian qua là được tính toán trên cơ sở các cân đối vĩ mô, theo các mô hình phân tích của bộ phận chuyên môn, với các kịch bản khác nhau để lựa chọn, chứ “không theo ý muốn chủ quan và gò thị trường theo nó”.
Khoảng biến động đưa ra để tính toán là tỷ giá USD/VND có thể tăng từ 1,5% - 3% trong năm 2015. Tuy nhiên, mức biến động phù hợp (nếu có) là trong khoảng 1,5% - 2%; một sự vượt quá sẽ tác động mạnh đến lạm phát, mà qua đó ảnh hưởng đến các cân đối điều hành khác.
Mặt khác, định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND còn dựa trên các cân đối cung - cầu dự báo tiếp tục thuận lợi.
Năm tới, Ngân hàng Nhà nước dự báo cán cân tổng thể sẽ tiếp tục thặng dự ở mức lớn, khoảng 8 tỷ USD. Còn năm nay, một số nguồn tin đề cập đến con số thặng dư đạt được của Việt Nam đã lên tới khoảng 11,2 tỷ USD.
Phía sau con số thặng dư 2014 và triển vọng 2015, chính sách ổn định tỷ giá được đánh giá là một cơ sở để góp phần ổn định môi trường đầu tư, thu hút tốt hơn các nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam.
Trong định hướng và tính toán quãng biến động tỷ giá không quá 2%, lạm phát vẫn là cơ sở quan trọng nhất để Ngân hàng Nhà nước lựa chọn phương án điều hành.
Năm 2014, mặc dù Quốc hội và Chính phủ định hướng mục tiêu kiềm chế lạm phát ở 6%, nhưng Ngân hàng Nhà nước ngay từ đầu năm dự tính chỉ ở khoảng 5%. Thực tế cuối cùng chỉ ở khoảng 2%.
Tuy nhiên, bộ phận chuyên môn của Ngân hàng Nhà nước ước tính, nếu loại trừ các yếu tố tác động đột biến ngoài dự tính, lạm phát năm 2014 vẫn ở khoảng 4,85%, sát với định hướng 5% mà họ xác định từ đầu năm.
Yếu tố tác động đột biến và nổi bật nhất trong năm nay đến lạm phát là giá dầu. Tốc độ giảm quá nhanh và rất mạnh của nó vượt mọi dự báo, là nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát của Việt Nam năm nay ở mức rất thấp.
Tuy nhiên, tác động đột biến của giá dầu được nhìn nhận không phải là yếu tố lâu dài, khó tiếp tục lặp lại để tác động tương tự tới lạm phát năm tới. Theo đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 5% năm 2015 có cơ sở tính toán của Quốc hội và Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cũng bám sát chỉ tiêu này để định hướng điều hành, trong đó có vấn đề tỷ giá.
Như trên, các kịch bản biến động tỷ giá có tính đến các khoảng rộng hơn 2%, nhưng một sự vượt quá, như tới 3%, sẽ gây áp lực lớn đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, định hướng kiểm soát lạm phát 5% năm tới cũng giải thích vì sao vừa qua Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất từ 6%/năm về 5,5%/năm, mà không giảm hẳn về 5%/năm.
Bởi theo lý giải của nhà điều hành, lãi suất cần đảm bảo thực dương, gắn với lợi ích người gửi tiền và giá trị VND. Đó là mức trần định hướng, dù thực tế nhiều ngân hàng đang áp những mức thấp hơn.
Chiều nay (23/12), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp báo thường kỳ, lần này là nhìn lại việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 và định hướng 2015. Có thể, chính sách điều hành tỷ giá năm tới cũng sẽ được thông tin tại buổi họp báo.
Còn theo thông tin VnEconomy tìm hiểu vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng kế hoạch điều hành chính sách tỷ giá năm 2015, với các phương án, đã được thảo luận và phản biện từ các tổ chức chuyên môn.
Được biết, định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND mà nếu có điều chỉnh sẽ không quá 2% là phương án Ngân hàng Nhà nước ưu tiên, xác định để cân đối trong điều hành năm tới.
Trong cuộc trao đổi với VnEconomy đầu tháng này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, các khoảng biến động tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước định hướng thời gian qua là được tính toán trên cơ sở các cân đối vĩ mô, theo các mô hình phân tích của bộ phận chuyên môn, với các kịch bản khác nhau để lựa chọn, chứ “không theo ý muốn chủ quan và gò thị trường theo nó”.
Khoảng biến động đưa ra để tính toán là tỷ giá USD/VND có thể tăng từ 1,5% - 3% trong năm 2015. Tuy nhiên, mức biến động phù hợp (nếu có) là trong khoảng 1,5% - 2%; một sự vượt quá sẽ tác động mạnh đến lạm phát, mà qua đó ảnh hưởng đến các cân đối điều hành khác.
Mặt khác, định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND còn dựa trên các cân đối cung - cầu dự báo tiếp tục thuận lợi.
Năm tới, Ngân hàng Nhà nước dự báo cán cân tổng thể sẽ tiếp tục thặng dự ở mức lớn, khoảng 8 tỷ USD. Còn năm nay, một số nguồn tin đề cập đến con số thặng dư đạt được của Việt Nam đã lên tới khoảng 11,2 tỷ USD.
Phía sau con số thặng dư 2014 và triển vọng 2015, chính sách ổn định tỷ giá được đánh giá là một cơ sở để góp phần ổn định môi trường đầu tư, thu hút tốt hơn các nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam.
Trong định hướng và tính toán quãng biến động tỷ giá không quá 2%, lạm phát vẫn là cơ sở quan trọng nhất để Ngân hàng Nhà nước lựa chọn phương án điều hành.
Năm 2014, mặc dù Quốc hội và Chính phủ định hướng mục tiêu kiềm chế lạm phát ở 6%, nhưng Ngân hàng Nhà nước ngay từ đầu năm dự tính chỉ ở khoảng 5%. Thực tế cuối cùng chỉ ở khoảng 2%.
Tuy nhiên, bộ phận chuyên môn của Ngân hàng Nhà nước ước tính, nếu loại trừ các yếu tố tác động đột biến ngoài dự tính, lạm phát năm 2014 vẫn ở khoảng 4,85%, sát với định hướng 5% mà họ xác định từ đầu năm.
Yếu tố tác động đột biến và nổi bật nhất trong năm nay đến lạm phát là giá dầu. Tốc độ giảm quá nhanh và rất mạnh của nó vượt mọi dự báo, là nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát của Việt Nam năm nay ở mức rất thấp.
Tuy nhiên, tác động đột biến của giá dầu được nhìn nhận không phải là yếu tố lâu dài, khó tiếp tục lặp lại để tác động tương tự tới lạm phát năm tới. Theo đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 5% năm 2015 có cơ sở tính toán của Quốc hội và Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cũng bám sát chỉ tiêu này để định hướng điều hành, trong đó có vấn đề tỷ giá.
Như trên, các kịch bản biến động tỷ giá có tính đến các khoảng rộng hơn 2%, nhưng một sự vượt quá, như tới 3%, sẽ gây áp lực lớn đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, định hướng kiểm soát lạm phát 5% năm tới cũng giải thích vì sao vừa qua Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất từ 6%/năm về 5,5%/năm, mà không giảm hẳn về 5%/năm.
Bởi theo lý giải của nhà điều hành, lãi suất cần đảm bảo thực dương, gắn với lợi ích người gửi tiền và giá trị VND. Đó là mức trần định hướng, dù thực tế nhiều ngân hàng đang áp những mức thấp hơn.