Dữ trữ ngoại hối châu Á tăng kỷ lục
Cuối tháng 7, dự trữ ngoại hối của các nước châu Á, không tính Nhật Bản và Trung Quốc, là 2,4 nghìn tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong bối cảnh vốn nước ngoài rót vào mạnh, ngân hàng trung ương các nước châu Á tìm mọi cách ổn định đồng nội tệ, tờ Nikkei cho biết.
Chính phủ và ngân hàng trung ương các nước tại châu Á hiện đang giữ lượng trái phiếu Mỹ và các tài sản nước ngoài khác cao kỷ lục. Tính tới hết tháng 7, dự trữ ngoại hối của các nước trong khu vực, không tính Nhật Bản và Trung Quốc, là 2,4 nghìn tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của ngân hàng trung ương các nước.
Trong đó, riêng Indonesia tăng dự trữ ngoại hối thêm 15% trong vòng 1 năm qua. Khu vực này hiện sở hữu lượng dự trữ ngoại hối lớn gấp 6 lần so với thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Theo tờ Nikkei, với lượng dự trữ ngoại hồi khổng lồ, các nền kinh tế châu Á cùng hệ thống tiền tệ của họ có khả năng chống đỡ tốt các cú sốc tài chính. Tuy nhiên, các nước này vẫn dễ dàng bị ảnh hưởng nếu các quốc gia phương Tây thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót vốn vào khu vực này nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế, giới chức các nước bắt đầu bán ra đồng nội tệ và mua vào USD. Chính phủ các nước châu Á nhìn chung tỏ ra quan ngại và tìm cách tránh khả năng tăng giá đồng nội tệ, điều có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của họ trở nên kém cạnh tranh hơn.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (Reserve Bank of India) đã và đang bán mạnh đồng Rupee đồng thời mua vào USD, theo lãnh đạo một ngân hàng tại Mumbai. “Một lượng tiền lớn đang đổ vào Ấn Độ từ các nước như Nhật Bản và ngân hàng trung ương đang vật lộn tìm cách ngăn chặn đồng Rupee tăng giá”, nhân vật trên cho biết.
Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào Ấn Độ với nền kinh tế tăng trưởng đều đặn ở mức 6 - 7%/năm. Đầu tư nước ngoài vào chứng khoán nước này đã chạm ngưỡng cao nhất kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm chính quyền năm 2014. Bất chấp việc ngân hàng trung ương nước này giảm lãi suất cơ bản xuống còn 6% vào tháng trước và tung các biện pháp can thiệp tiền tệ, đồng Rupee vẫn ở mức cao nhất trong 2 năm qua.
Không giống Ấn Độ, Trung Quốc - nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, đã chủ động duy trì mức sàn của đồng Nhân dân tệ. Tính tới hết tháng 7/2017, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3,08 nghìn tỷ USD, tăng tháng thứ 6 liên tiếp. Với việc giao dịch đồng Nhân dân tệ ở mức chấp nhận được, cơ quan chức năng của nước này giờ đây không còn cần phải bán USD để chống đỡ cho đồng nội tệ.
Nhìn chung, kinh tế các nước châu Á đang tăng trưởng khả quan, lạm phát thấp, lãi suất ổn định. Các điều kiện đó giúp cân bằng cán cân thương mại và khả năng thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, châu lục này cũng có nguy cơ phải gánh khối nợ khổng lồ.
Với các dự án cơ sở hạ tầng lớn đang được triển khai trên khắp châu lục, giới ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn về khả năng không thu hồi được nợ nên thường đưa ra các gói vay ngắn hạn cho những dự án như vậy.
Một mối lo lớn là nếu các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn, các nền kinh tế tại châu lục này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn.
Năm 2015, việc đồng Nhân dân tệ liên tục giảm giá cùng nhiều đồn đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất lần đầu trong 8 năm đã “châm ngòi” cho cơn bán tháo tiền tệ châu Á.
Khi đó, đồng Rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 1997.
Teppei Ino, nhà phân tích cấp cao tại Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, nhận định: “Ngân hàng trung ương các nước trong khu vực đang cố gắng tăng nguồn dự trữ ngoại hối nhiều nhất có thể, để chuẩn bị cho nguy cơ cạn tiền trong tương lai”.
Hiện nay, một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nước này là giữ cho đồng nội tệ ở mức ổn định.
Việc đồng Baht tăng giá là mối lo lớn cho Thái Lan bởi ngành công nghiệp xuất khẩu ôtô và các mặt hàng khác là trụ cột của kinh tế nước này. Cơ quan tiền tệ nước này được cho là đang chủ động bán đồng Baht và mua vào USD.
Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, FED cùng các ngân hàng trung ương châu Âu vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, theo Nikkei, các nước này sớm triển khai thắt chặt chính sách tiền tệ và điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế châu Á.
Chính phủ và ngân hàng trung ương các nước tại châu Á hiện đang giữ lượng trái phiếu Mỹ và các tài sản nước ngoài khác cao kỷ lục. Tính tới hết tháng 7, dự trữ ngoại hối của các nước trong khu vực, không tính Nhật Bản và Trung Quốc, là 2,4 nghìn tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của ngân hàng trung ương các nước.
Trong đó, riêng Indonesia tăng dự trữ ngoại hối thêm 15% trong vòng 1 năm qua. Khu vực này hiện sở hữu lượng dự trữ ngoại hối lớn gấp 6 lần so với thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Theo tờ Nikkei, với lượng dự trữ ngoại hồi khổng lồ, các nền kinh tế châu Á cùng hệ thống tiền tệ của họ có khả năng chống đỡ tốt các cú sốc tài chính. Tuy nhiên, các nước này vẫn dễ dàng bị ảnh hưởng nếu các quốc gia phương Tây thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót vốn vào khu vực này nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế, giới chức các nước bắt đầu bán ra đồng nội tệ và mua vào USD. Chính phủ các nước châu Á nhìn chung tỏ ra quan ngại và tìm cách tránh khả năng tăng giá đồng nội tệ, điều có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của họ trở nên kém cạnh tranh hơn.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (Reserve Bank of India) đã và đang bán mạnh đồng Rupee đồng thời mua vào USD, theo lãnh đạo một ngân hàng tại Mumbai. “Một lượng tiền lớn đang đổ vào Ấn Độ từ các nước như Nhật Bản và ngân hàng trung ương đang vật lộn tìm cách ngăn chặn đồng Rupee tăng giá”, nhân vật trên cho biết.
Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào Ấn Độ với nền kinh tế tăng trưởng đều đặn ở mức 6 - 7%/năm. Đầu tư nước ngoài vào chứng khoán nước này đã chạm ngưỡng cao nhất kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm chính quyền năm 2014. Bất chấp việc ngân hàng trung ương nước này giảm lãi suất cơ bản xuống còn 6% vào tháng trước và tung các biện pháp can thiệp tiền tệ, đồng Rupee vẫn ở mức cao nhất trong 2 năm qua.
Không giống Ấn Độ, Trung Quốc - nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, đã chủ động duy trì mức sàn của đồng Nhân dân tệ. Tính tới hết tháng 7/2017, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3,08 nghìn tỷ USD, tăng tháng thứ 6 liên tiếp. Với việc giao dịch đồng Nhân dân tệ ở mức chấp nhận được, cơ quan chức năng của nước này giờ đây không còn cần phải bán USD để chống đỡ cho đồng nội tệ.
Nhìn chung, kinh tế các nước châu Á đang tăng trưởng khả quan, lạm phát thấp, lãi suất ổn định. Các điều kiện đó giúp cân bằng cán cân thương mại và khả năng thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, châu lục này cũng có nguy cơ phải gánh khối nợ khổng lồ.
Với các dự án cơ sở hạ tầng lớn đang được triển khai trên khắp châu lục, giới ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn về khả năng không thu hồi được nợ nên thường đưa ra các gói vay ngắn hạn cho những dự án như vậy.
Một mối lo lớn là nếu các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn, các nền kinh tế tại châu lục này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn.
Năm 2015, việc đồng Nhân dân tệ liên tục giảm giá cùng nhiều đồn đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất lần đầu trong 8 năm đã “châm ngòi” cho cơn bán tháo tiền tệ châu Á.
Khi đó, đồng Rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 1997.
Teppei Ino, nhà phân tích cấp cao tại Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, nhận định: “Ngân hàng trung ương các nước trong khu vực đang cố gắng tăng nguồn dự trữ ngoại hối nhiều nhất có thể, để chuẩn bị cho nguy cơ cạn tiền trong tương lai”.
Hiện nay, một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nước này là giữ cho đồng nội tệ ở mức ổn định.
Việc đồng Baht tăng giá là mối lo lớn cho Thái Lan bởi ngành công nghiệp xuất khẩu ôtô và các mặt hàng khác là trụ cột của kinh tế nước này. Cơ quan tiền tệ nước này được cho là đang chủ động bán đồng Baht và mua vào USD.
Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, FED cùng các ngân hàng trung ương châu Âu vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, theo Nikkei, các nước này sớm triển khai thắt chặt chính sách tiền tệ và điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế châu Á.