Gánh nặng ngân hàng “100% trách nhiệm Nhà nước”
Một trong những gánh nặng khó gỡ nhất đang đặt ra với yêu cầu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Kết luận tại phiên họp thường kỳ tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát, không để tình trạng nợ xấu đến mức nguy hiểm, ngân hàng đến bờ vực phá sản rồi mới xử lý.
Một tháng trước, tình huống cho thí điểm phá sản ngân hàng cũng đã được Chính phủ gợi mở. Nhưng thực tế còn bộn bề vướng mắc.
Lát cắt lý tưởng
Tại thời điểm đó, cho phá sản ngân hàng trở thành chủ đề được người trong ngành quan tâm, với những thảo luận bên lề.
Khi trò chuyện với VnEconomy, cán bộ cao cấp tại một ngân hàng thương mại Nhà nước - đầu mối đang thực thi nhiệm vụ tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém - chia sẻ: “Thực sự là rất khó và thương anh em đi biệt phái lắm. Họ đang phải kiểm đếm, khoanh vùng với áp lực khống chế bớt rủi ro chứ chưa nói đến triển vọng khôi phục được”.
Đó là những cán bộ chuyên trách được cử sang trực tiếp tham gia quản lý, điều hành tại thành viên mà Ngân hàng Nhà nước đã mua lại với giá 0 đồng. Theo cán bộ trên, bạn bè gần gũi thường “gọi vui trong nhà” như một cách chia sẻ với áp lực công việc của họ, tuy có phần tế nhị: “những người quản trang”.
Bởi lẽ, tiếp quản những ngân hàng yếu kém, lỗ âm vào vốn quá sâu, nợ xấu quá lớn, sau khoảng một năm tham gia quản lý điều hành, những cán bộ biệt phái này trước hết phải nắm và quản lý được mức độ rủi ro, nguồn gốc và nguyên do của từng món, từng khoản trước khi tìm cách khôi phục. Và đó là những khoản nợ, những tài sản “đã khuất”...
Sau một năm tiếp quản, chưa có thông tin cập nhật cụ thể tình hình sức khỏe của những ngân hàng yếu kém đó. Nhưng qua việc xét xử các đại án ngân hàng, các mức độ “đã khuất” dần được thông tin cụ thể. Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ đồng chưa rõ triển vọng sẽ khôi phục được bao nhiêu, hay có đang tiếp tục đè lún ngân hàng lún thêm không.
Theo đánh giá của người trong cuộc nói trên, với những ngân hàng bình thường, bối cảnh kinh doanh và sinh lời thời gian qua cũng đã khó khăn, huống hồ với những trường hợp yếu kém đã âm sâu vốn. Việc khôi phục và tái cơ cấu tại đây càng đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí; trong trường hợp nếu vẫn tiếp tục sa lầy, Nhà nước càng phải chịu trách nhiệm sau khi đã nhận về quyền sở hữu.
Quan trọng hơn, tình trạng vốn điều lệ danh nghĩa và chệch chuẩn trong các tiêu chí an toàn hoạt động sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến các chuẩn mực chung của toàn hệ thống. Hay, trong cùng một hệ thống vẫn phải có hai hệ chuẩn mực hoạt động riêng, càng kéo lùi khả năng phát triển và tiếp cận thông lệ quốc tế đối với hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
Nếu như ở các nước phát triển, an toàn hệ thống bền vững hơn, khuôn khổ pháp lý đầy đủ và khả năng phòng vệ trước những tổn thương tốt hơn, cho phá sản sẽ là một lát cắt lý tưởng, cắt bỏ những yếu điểm trong hệ thống và cắt cả tình huống có thể tiếp tục sa lầy xẩy ra.
Còn Việt Nam, đến nay, phá sản ngân hàng vẫn chưa thể làm, trong giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015 và cho đến hiện tại. Thực ra, trước đây đã có những trường hợp cho phá sản như các ngân hàng Việt Hoa, Nam Đô, Thái Bình Dương..., nhưng mất gần vài chục năm mà những hệ lụy vẫn chưa thể giải quyết xong.
“100% trách nhiệm Nhà nước”
Trở lại những trao đổi bên lề khi tình huống cho thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém đặt ra nói trên, một lãnh đạo ngân hàng thương mại từng nhắn tin tới phóng viên VnEconomy cả nghìn chữ vào lúc 3h sáng, với băn khoăn và quan ngại khi vấn đề được đưa ra khi mà sự chuẩn bị về cơ chế, sức chịu đựng của hệ thống chưa được làm rõ.
Theo quan điểm này, sức chịu đựng của hệ thống là vấn đề thanh khoản. Dù lãi suất và thanh khoản năm nay tốt hơn hẳn nhiều năm trước, nhưng vẫn mong manh. Chuyện cho phá sản ngân hàng có thể tạo hiệu ứng domino, đẩy hệ thống và những cân đối vĩ mô khác vào bất ổn. Quan ngại cụ thể hơn nữa là tâm lý người gửi tiền, vì hiện nay chỗ dựa cốt yếu để hệ thống tồn tại vẫn là tiền gửi của người dân.
Ngày 29/8/2014, báo cáo chuyên biệt về tình hình hệ thống tài chính Việt Nam do các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cũng nhấn mạnh đến lý do đó trong câu chuyện này: “Việc đóng cửa và thanh lý các ngân hàng mất khả năng thanh toán tại Việt Nam vấp phải sự phản đối được cho là nhằm tránh tình trạng rút tiền hàng loạt”.
Giả sử, thực hiện thí điểm cho phá sản ngân hàng hiện nay, trách nhiệm của Nhà nước đã khác trước rất nhiều nếu có tình trạng rút tiền hàng loạt xẩy ra, và là trách nhiệm rất cụ thể.
Một quan sát nhỏ: trên website của một ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng, góc dưới giới thiệu các chương trình huy động vốn đều có “chú thích” rằng, “ngân hàng 100% vốn Nhà nước”. Điều đó như có hàm ý, đây là ngân hàng “100% trách nhiệm của Nhà nước”, như một sự đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo đó, trong giả định có tình huống rút tiền hàng loạt khi cho phá sản xẩy ra tại ngân hàng trên, Nhà nước, chủ sở hữu 100% đó, lấy tiền đâu để trả cho người dân? Ngân sách là không có, theo quan điểm Quốc hội đã thống nhất trong quá trình tái cơ cấu những năm nay. Kể cả nếu dùng ngân sách, thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho những khoản chi đó?
Ở một hướng đi khác, duy nhất cho đến thời điểm này, trách nhiệm Nhà nước tại những ngân hàng đã hoàn toàn sở hữu nhận về, cũng như đã đặt ra mục tiêu tại thời điểm nhận về là: chỉ định các ngân hàng thương mại Nhà nước tham gia vào tái cơ cấu, kỳ vọng khôi phục được vốn điều lệ, lành mạnh được tình hình tài chính để xem xét bán lại cho thị trường.
Như trên, hiện không có một nguồn lực bằng tiền từ ngân sách, hoặc nguồn tiền tươi từ chủ sở hữu Nhà nước bỏ ra trực tiếp để tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém sau khi đã nhận về “100% trách nhiệm”. Với gánh nặng tài chính dần rõ ràng qua việc xét xử các đại án, đây sẽ là thử thách lớn nhất đối với yêu cầu tái cơ cấu những năm tới.
Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội ngày 17/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ định hướng: “Khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại đã mua lại 0 đồng và giám sát đặc biệt trên nguyên tắc phải bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro và an toàn hệ thống”.
Một tháng trước, tình huống cho thí điểm phá sản ngân hàng cũng đã được Chính phủ gợi mở. Nhưng thực tế còn bộn bề vướng mắc.
Lát cắt lý tưởng
Tại thời điểm đó, cho phá sản ngân hàng trở thành chủ đề được người trong ngành quan tâm, với những thảo luận bên lề.
Khi trò chuyện với VnEconomy, cán bộ cao cấp tại một ngân hàng thương mại Nhà nước - đầu mối đang thực thi nhiệm vụ tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém - chia sẻ: “Thực sự là rất khó và thương anh em đi biệt phái lắm. Họ đang phải kiểm đếm, khoanh vùng với áp lực khống chế bớt rủi ro chứ chưa nói đến triển vọng khôi phục được”.
Đó là những cán bộ chuyên trách được cử sang trực tiếp tham gia quản lý, điều hành tại thành viên mà Ngân hàng Nhà nước đã mua lại với giá 0 đồng. Theo cán bộ trên, bạn bè gần gũi thường “gọi vui trong nhà” như một cách chia sẻ với áp lực công việc của họ, tuy có phần tế nhị: “những người quản trang”.
Bởi lẽ, tiếp quản những ngân hàng yếu kém, lỗ âm vào vốn quá sâu, nợ xấu quá lớn, sau khoảng một năm tham gia quản lý điều hành, những cán bộ biệt phái này trước hết phải nắm và quản lý được mức độ rủi ro, nguồn gốc và nguyên do của từng món, từng khoản trước khi tìm cách khôi phục. Và đó là những khoản nợ, những tài sản “đã khuất”...
Sau một năm tiếp quản, chưa có thông tin cập nhật cụ thể tình hình sức khỏe của những ngân hàng yếu kém đó. Nhưng qua việc xét xử các đại án ngân hàng, các mức độ “đã khuất” dần được thông tin cụ thể. Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ đồng chưa rõ triển vọng sẽ khôi phục được bao nhiêu, hay có đang tiếp tục đè lún ngân hàng lún thêm không.
Theo đánh giá của người trong cuộc nói trên, với những ngân hàng bình thường, bối cảnh kinh doanh và sinh lời thời gian qua cũng đã khó khăn, huống hồ với những trường hợp yếu kém đã âm sâu vốn. Việc khôi phục và tái cơ cấu tại đây càng đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí; trong trường hợp nếu vẫn tiếp tục sa lầy, Nhà nước càng phải chịu trách nhiệm sau khi đã nhận về quyền sở hữu.
Quan trọng hơn, tình trạng vốn điều lệ danh nghĩa và chệch chuẩn trong các tiêu chí an toàn hoạt động sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến các chuẩn mực chung của toàn hệ thống. Hay, trong cùng một hệ thống vẫn phải có hai hệ chuẩn mực hoạt động riêng, càng kéo lùi khả năng phát triển và tiếp cận thông lệ quốc tế đối với hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
Nếu như ở các nước phát triển, an toàn hệ thống bền vững hơn, khuôn khổ pháp lý đầy đủ và khả năng phòng vệ trước những tổn thương tốt hơn, cho phá sản sẽ là một lát cắt lý tưởng, cắt bỏ những yếu điểm trong hệ thống và cắt cả tình huống có thể tiếp tục sa lầy xẩy ra.
Còn Việt Nam, đến nay, phá sản ngân hàng vẫn chưa thể làm, trong giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015 và cho đến hiện tại. Thực ra, trước đây đã có những trường hợp cho phá sản như các ngân hàng Việt Hoa, Nam Đô, Thái Bình Dương..., nhưng mất gần vài chục năm mà những hệ lụy vẫn chưa thể giải quyết xong.
“100% trách nhiệm Nhà nước”
Trở lại những trao đổi bên lề khi tình huống cho thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém đặt ra nói trên, một lãnh đạo ngân hàng thương mại từng nhắn tin tới phóng viên VnEconomy cả nghìn chữ vào lúc 3h sáng, với băn khoăn và quan ngại khi vấn đề được đưa ra khi mà sự chuẩn bị về cơ chế, sức chịu đựng của hệ thống chưa được làm rõ.
Theo quan điểm này, sức chịu đựng của hệ thống là vấn đề thanh khoản. Dù lãi suất và thanh khoản năm nay tốt hơn hẳn nhiều năm trước, nhưng vẫn mong manh. Chuyện cho phá sản ngân hàng có thể tạo hiệu ứng domino, đẩy hệ thống và những cân đối vĩ mô khác vào bất ổn. Quan ngại cụ thể hơn nữa là tâm lý người gửi tiền, vì hiện nay chỗ dựa cốt yếu để hệ thống tồn tại vẫn là tiền gửi của người dân.
Ngày 29/8/2014, báo cáo chuyên biệt về tình hình hệ thống tài chính Việt Nam do các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cũng nhấn mạnh đến lý do đó trong câu chuyện này: “Việc đóng cửa và thanh lý các ngân hàng mất khả năng thanh toán tại Việt Nam vấp phải sự phản đối được cho là nhằm tránh tình trạng rút tiền hàng loạt”.
Giả sử, thực hiện thí điểm cho phá sản ngân hàng hiện nay, trách nhiệm của Nhà nước đã khác trước rất nhiều nếu có tình trạng rút tiền hàng loạt xẩy ra, và là trách nhiệm rất cụ thể.
Một quan sát nhỏ: trên website của một ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng, góc dưới giới thiệu các chương trình huy động vốn đều có “chú thích” rằng, “ngân hàng 100% vốn Nhà nước”. Điều đó như có hàm ý, đây là ngân hàng “100% trách nhiệm của Nhà nước”, như một sự đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo đó, trong giả định có tình huống rút tiền hàng loạt khi cho phá sản xẩy ra tại ngân hàng trên, Nhà nước, chủ sở hữu 100% đó, lấy tiền đâu để trả cho người dân? Ngân sách là không có, theo quan điểm Quốc hội đã thống nhất trong quá trình tái cơ cấu những năm nay. Kể cả nếu dùng ngân sách, thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho những khoản chi đó?
Ở một hướng đi khác, duy nhất cho đến thời điểm này, trách nhiệm Nhà nước tại những ngân hàng đã hoàn toàn sở hữu nhận về, cũng như đã đặt ra mục tiêu tại thời điểm nhận về là: chỉ định các ngân hàng thương mại Nhà nước tham gia vào tái cơ cấu, kỳ vọng khôi phục được vốn điều lệ, lành mạnh được tình hình tài chính để xem xét bán lại cho thị trường.
Như trên, hiện không có một nguồn lực bằng tiền từ ngân sách, hoặc nguồn tiền tươi từ chủ sở hữu Nhà nước bỏ ra trực tiếp để tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém sau khi đã nhận về “100% trách nhiệm”. Với gánh nặng tài chính dần rõ ràng qua việc xét xử các đại án, đây sẽ là thử thách lớn nhất đối với yêu cầu tái cơ cấu những năm tới.
Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội ngày 17/11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ định hướng: “Khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại đã mua lại 0 đồng và giám sát đặc biệt trên nguyên tắc phải bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro và an toàn hệ thống”.