Góc nhìn: Ngân hàng ngoại thoái vốn có là xu hướng?
Một số ngân hàng nước ngoài thoái vốn tại Việt Nam gần đây chủ yếu mang tính cục bộ và đặc thù
Đầu tuần này, sự kiện Ngân hàng CommonWealth Bank of Australia (CBA) chuyển giao toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại Tp.HCM cho ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) tạo thêm một trường hợp của dòng chảy mới.
Hơn hai tháng trước đó, thị trường đã đón nhận sự kiện ngân hàng ANZ Việt Nam ra thông cáo cho biết đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho ngân hàng Shinhan Việt Nam.
Cùng với trường hợp CBA, và gần đây là HSBC thoái vốn tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), một số bình luận đặt ra xu hướng ngân hàng nước ngoài đang bắt đầu thoái vốn tại Việt Nam, kèm đó là đánh giá sự chia tay với một thị trường đã kém hấp dẫn và tính minh bạch chưa cao…
Đó cũng là một góc nhìn, nhưng có thể quá vội vàng hoặc chưa đầy đủ.
Trước hết, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam có thể đánh giá bằng các con số tăng trưởng, thị phần khối ngoại, lợi nhuận và triển vọng lợi nhuận của khối này những năm qua và kế hoạch định lượng trước… Cái khó để tham khảo cho nhận định kém hấp dẫn đi đối với khối ngoại là kết quả và tình hình hoạt động của họ tại Việt Nam những năm qua không được công bố chi tiết và rộng rãi với đại chúng.
Thứ nữa, trường hợp của CBA với ANZ có tính chất khác với HSBC tại Techcombank. HSBC thoái vốn tại Techcombank cũng tương tự như ANZ thoái khoản đầu tư tại Sacombank trước đây.
Có những lý do. Có thể do HSBC quyết định rút sau chuỗi nhiều năm Techcombank không trả cổ tức cùng giá trị đầu tư hạn chế như một công ty chứng khoán mới đây phân tích. Nhưng cũng có lý do, HSBC đã hoàn thiện ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam, sự song hành tại Techcombank xét về khía cạnh cạnh tranh có thể xung đột lợi ích. Và sau nhiều năm suy giảm, giá cổ phiếu ngân hàng nói chung đã có bước phục hồi mạnh trong 2016 và nửa đầu 2017…
Tại trường hợp của ANZ, nhìn lại, ông Farhan Faruqui, Giám đốc điều hành khối kinh doanh quốc tế tại tập đoàn ANZ từng giải thích: “Thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa ngân hàng và tăng hiệu suất vốn của chúng tôi. Điều này cho phép chúng tôi tập trung nguồn lực vào mảng kinh doanh lớn nhất của ANZ tại châu Á là khối khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính, nơi mà chúng tôi là một trong bốn ngân hàng hàng đầu trong hoạt động hỗ trợ thương mại và vốn tại khu vực này”.
Theo đó, ANZ chuyển nhượng, có thể đơn giản chỉ là do chiến lược của họ thay đổi, từ ngân hàng bán lẻ sang tập trung cho mảng tài trợ thương mại và vốn. Và nếu việc chuyển nhượng trên mang lại lợi nhuận, thì cũng có thể xem là một quyết định chốt lời sau quá trình đầu tư.
Tại trường hợp của CBA, có lẽ họ đã có lựa chọn: giữa tiếp tục duy trì chi nhánh với việc tập trung cho đối tác họ đang nắm sở hữu lớn, tại VIB với 20%.
Nếu đó là lựa chọn, có thể thấy CBA đã không rời bỏ quá trình 7 năm đồng hành với VIB, trong đó có ít nhất bốn năm (2012-2015) “nếm mật nằm gai” với chiến lược hy sinh lợi nhuận, hạn chế cổ tức để dồn lực trích lập dự phòng, nâng cao các tỷ lệ an toàn hoạt động.
Trong quá trình đó, CBA đã đầu tư sâu vào VIB. Bên cạnh tiền, họ đã tham gia 2/7 ghế thành viên thông thường của Hội đồng Quản trị, 1/3 ghế của Ban kiểm soát, cùng nhiều vị trí giám đốc các khối và bộ phận, tổ chức hàng chục khóa đào tạo cho lực lượng của VIB… Bên cạnh công sức đó, theo như ý của ông Hàn Ngọc Vũ - Tổng giám đốc VIB, sự tin tưởng lẫn nhau ngày càng cao.
Cũng theo ông Vũ, với lựa chọn trên, CBA muốn tập trung hơn vào một điểm đầu tư tại Việt Nam là VIB, thay vì phân tán nguồn lực. Và cũng như ở trường hợp HSBC với Techcombank, còn có lý do tránh “xung đột” trong hoạt động kinh doanh.
Trở lại với dòng chảy chung và đánh giá về giả thiết thị trường Việt Nam đã kém hấp dẫn đi, thực tế không hẳn vậy.
Bên cạnh một số trường hợp cục bộ và có tính đặc thù nói trên, thị trường Việt Nam lại đang thể hiện một dòng chảy mở rộng hơn, với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài.
Cũng vừa mới đây thôi, cuối 2016, thị trường ghi nhận thêm một đợt đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam, bằng các giấy phép và kế hoạch lập ngân hàng con 100% vốn ngoại, như Woori Bank (Hàn Quốc), CIMB Bank Berhad (Malaysia).
Bên cạnh loạt thành viên đã lần lượt thiết lập sự hiện diện đầy đủ ngân hàng 100% vốn (sau nhiều năm gây dưng và chờ đợi) là ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam, những ngân hàng 100% vốn ngoại mới bắt đầu ra mắt và nhập cuộc hứa hẹn thị trường và hoạt động ngân hàng Việt Nam sẽ sôi động hơn, và càng chuyên nghiệp hơn khi có thêm số lượng tham gia của các định chế nước ngoài.
Hơn hai tháng trước đó, thị trường đã đón nhận sự kiện ngân hàng ANZ Việt Nam ra thông cáo cho biết đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho ngân hàng Shinhan Việt Nam.
Cùng với trường hợp CBA, và gần đây là HSBC thoái vốn tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), một số bình luận đặt ra xu hướng ngân hàng nước ngoài đang bắt đầu thoái vốn tại Việt Nam, kèm đó là đánh giá sự chia tay với một thị trường đã kém hấp dẫn và tính minh bạch chưa cao…
Đó cũng là một góc nhìn, nhưng có thể quá vội vàng hoặc chưa đầy đủ.
Trước hết, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam có thể đánh giá bằng các con số tăng trưởng, thị phần khối ngoại, lợi nhuận và triển vọng lợi nhuận của khối này những năm qua và kế hoạch định lượng trước… Cái khó để tham khảo cho nhận định kém hấp dẫn đi đối với khối ngoại là kết quả và tình hình hoạt động của họ tại Việt Nam những năm qua không được công bố chi tiết và rộng rãi với đại chúng.
Thứ nữa, trường hợp của CBA với ANZ có tính chất khác với HSBC tại Techcombank. HSBC thoái vốn tại Techcombank cũng tương tự như ANZ thoái khoản đầu tư tại Sacombank trước đây.
Có những lý do. Có thể do HSBC quyết định rút sau chuỗi nhiều năm Techcombank không trả cổ tức cùng giá trị đầu tư hạn chế như một công ty chứng khoán mới đây phân tích. Nhưng cũng có lý do, HSBC đã hoàn thiện ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam, sự song hành tại Techcombank xét về khía cạnh cạnh tranh có thể xung đột lợi ích. Và sau nhiều năm suy giảm, giá cổ phiếu ngân hàng nói chung đã có bước phục hồi mạnh trong 2016 và nửa đầu 2017…
Tại trường hợp của ANZ, nhìn lại, ông Farhan Faruqui, Giám đốc điều hành khối kinh doanh quốc tế tại tập đoàn ANZ từng giải thích: “Thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa ngân hàng và tăng hiệu suất vốn của chúng tôi. Điều này cho phép chúng tôi tập trung nguồn lực vào mảng kinh doanh lớn nhất của ANZ tại châu Á là khối khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính, nơi mà chúng tôi là một trong bốn ngân hàng hàng đầu trong hoạt động hỗ trợ thương mại và vốn tại khu vực này”.
Theo đó, ANZ chuyển nhượng, có thể đơn giản chỉ là do chiến lược của họ thay đổi, từ ngân hàng bán lẻ sang tập trung cho mảng tài trợ thương mại và vốn. Và nếu việc chuyển nhượng trên mang lại lợi nhuận, thì cũng có thể xem là một quyết định chốt lời sau quá trình đầu tư.
Tại trường hợp của CBA, có lẽ họ đã có lựa chọn: giữa tiếp tục duy trì chi nhánh với việc tập trung cho đối tác họ đang nắm sở hữu lớn, tại VIB với 20%.
Nếu đó là lựa chọn, có thể thấy CBA đã không rời bỏ quá trình 7 năm đồng hành với VIB, trong đó có ít nhất bốn năm (2012-2015) “nếm mật nằm gai” với chiến lược hy sinh lợi nhuận, hạn chế cổ tức để dồn lực trích lập dự phòng, nâng cao các tỷ lệ an toàn hoạt động.
Trong quá trình đó, CBA đã đầu tư sâu vào VIB. Bên cạnh tiền, họ đã tham gia 2/7 ghế thành viên thông thường của Hội đồng Quản trị, 1/3 ghế của Ban kiểm soát, cùng nhiều vị trí giám đốc các khối và bộ phận, tổ chức hàng chục khóa đào tạo cho lực lượng của VIB… Bên cạnh công sức đó, theo như ý của ông Hàn Ngọc Vũ - Tổng giám đốc VIB, sự tin tưởng lẫn nhau ngày càng cao.
Cũng theo ông Vũ, với lựa chọn trên, CBA muốn tập trung hơn vào một điểm đầu tư tại Việt Nam là VIB, thay vì phân tán nguồn lực. Và cũng như ở trường hợp HSBC với Techcombank, còn có lý do tránh “xung đột” trong hoạt động kinh doanh.
Trở lại với dòng chảy chung và đánh giá về giả thiết thị trường Việt Nam đã kém hấp dẫn đi, thực tế không hẳn vậy.
Bên cạnh một số trường hợp cục bộ và có tính đặc thù nói trên, thị trường Việt Nam lại đang thể hiện một dòng chảy mở rộng hơn, với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài.
Cũng vừa mới đây thôi, cuối 2016, thị trường ghi nhận thêm một đợt đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam, bằng các giấy phép và kế hoạch lập ngân hàng con 100% vốn ngoại, như Woori Bank (Hàn Quốc), CIMB Bank Berhad (Malaysia).
Bên cạnh loạt thành viên đã lần lượt thiết lập sự hiện diện đầy đủ ngân hàng 100% vốn (sau nhiều năm gây dưng và chờ đợi) là ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam, những ngân hàng 100% vốn ngoại mới bắt đầu ra mắt và nhập cuộc hứa hẹn thị trường và hoạt động ngân hàng Việt Nam sẽ sôi động hơn, và càng chuyên nghiệp hơn khi có thêm số lượng tham gia của các định chế nước ngoài.