Hai sự thật trong “thực tế trớ trêu” của Vietcombank
Trong cái khó ló cái khôn, và dường như thị trường đã bắt đầu cho phản ứng
Ngay sau phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), một số nhà đầu tư tỏ ra lo lắng về kế hoạch bán vốn và giá cổ phiếu thời gian tới.
Tại đại hội ngày 28/4 vừa qua, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank đưa ra hai ý mà giới đầu tư chú ý: thứ nhất, giá cổ phiếu của Vietcombank (mã VCB) vẫn cao dù sau pha loãng; thứ hai, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài có những điều kiện mới.
Ngay sau đại hội, trên một số diễn đàn đầu tư chứng khoán, đã xuất hiện lo ngại giá cổ phiếu VCB tới đây có thể bị “đè nén” cùng tình huống nhà đầu tư nước ngoài “đè giá” để mua được giá tốt khi Vietcombank chào bán riêng lẻ.
Trước hết, quan ngại trên xuất phát từ “thực tế trớ trêu” đã thể hiện rõ trong 2016: với kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính và đặc biệt kết quả xử lý nợ xấu được đánh giá sạch nhất hệ thống, giá cổ phiếu VCB liên tục tăng cao, nhưng càng tăng cao càng khiến kế hoạch bán vốn cho GIC (quỹ đầu tư Singapore) khó thành, do đối tác trả giá thấp hơn giá trên sàn.
Thứ nữa, kế hoạch phát hành tiếp tục chuyển tiếp sang 2017. Cụ thể, năm nay Vietcombank dự định tăng vốn điều lệ thêm 3.598 tỷ đồng bằng phương thức phát hành cổ phần ra công chúng và chào bán riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư có năng lực tài chính; số lượng cổ phần chào bán tối đa là 359,8 triệu cổ phiếu (tương đương 10% số cổ phần hiện tại). Điểm chú ý là cơ chế chào bán sẽ thay đổi.
Tại đại hội trên, Chủ tịch Vietcombank gợi mở: “Theo định hướng của Chính phủ, việc giảm vốn, thoái vốn của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước phải đảm bảo giá chào bán dự kiến không thấp hơn giá định giá của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và giá đóng cửa của phiên giao dịch trên HOSE ngày liên hệ trước ngày phát hành”.
Ngay sau đó, trên diễn đàn đầu tư chứng khoán, một số nhà đầu tư đã bàn luận ngay về hướng: để đảm bảo định hướng giá trên, việc bán cho GIC sẽ theo điều kiện giá bán không thấp hơn giá của tổ chức định giá đưa ra và không thấp hơn giá giao dịch trên sàn; cùng đó, thời hạn thực hiện bán cho GIC có hiệu lực trong vòng một năm, để có điều kiện lựa chọn thời điểm theo diễn biến của thị trường. Trong cái khó ló cài khôn, cả hai hướng này gộp lại cùng tạo khả năng phát hành thành công cao hơn phương án năm ngoái.
Hiện chưa có thông tin chấp thuận cơ chế bán nói trên từ phía cơ quan quản lý, hay chưa thể xác định cụ thể nếu thực hiện thì giao dịch bán cho GIC trong khoảng thời gian nào… Nhưng quan ngại giá cổ phiếu VCB bị nhà đầu tư “đè” để mua được giá tốt trong kế hoạch phát hành trên là đã hiện hữu trong tranh luận của nhà đầu tư.
Quan ngại đó không phải ngẫu nhiên, mà đã phảng phất trong chuỗi giao dịch cổ phiếu VCB trên sàn thời gian gần đây.
Dữ liệu thống kê cho thấy, từ ngày 14/4/2017 đến cuối tuần qua, khối đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng cổ phiếu VCB. Đỉnh điểm trong tuần qua, khối này đã bán ròng tới 104,3 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VCB, trong khi mua ròng 279,1 tỷ đồng trên toàn thị trường; tuần liền trước họ mới chỉ bán ròng cổ phiếu này 18,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong các phiên giao dịch ngày 27 và 28/4, hoạt động bán ra liên tục, mạnh và dứt khoát cổ phiếu VCB, chiếm áp đảo gần như lượng bán ra trong phiên, đến từ khối đầu tư nước ngoài.
Hoạt động bán ròng và đặc biệt dồn dập những phiên gần đây của nhà đầu tư nước ngoài được xem là một tác nhân chính khiến giá cổ phiếu VCB xuyên thủng mốc 35.000 đồng.
Trên diễn đàn, có nhà đầu tư tính toán, với quy mô giao dịch ở mức phổ biến dưới 1 triệu đơn vị/phiên, nhà đầu tư nước ngoài có khả năng dồn bán ra “đè giá” để tìm cơ hội mua giá tốt trong lượng 359,8 triệu cổ phiếu mà Vietcombank dự kiến chào bán nói trên.
Tuy nhiên, quan ngại và dò đoán có lẽ chỉ khiến cổ phiếu VCB thêm phần được chú ý và kế hoạch bán vốn cho GIC hoặc riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài khác… thêm phần kịch tính. Vì tham số quan trọng ở đây là cơ chế bán, thời điểm bán cụ thể thế nào, khi nào vẫn chưa được xác định.
Ngược lại, có hai sự thật trong diễn biến giá cổ phiếu VCB và “thực tế trớ trêu” tại Vietcombank.
Thứ nhất, nếu đúng như quan ngại trên mà một số nhà đầu tư đặt ra, cũng như giao dịch khác thường của khối đầu tư nước ngoài gần đây, nếu muốn “đè giá” cổ phiếu VCB, đương nhiên phải có sẵn lượng cổ phiếu lớn trong tay. Sự thật là nếu có mục đích “đè giá”, khối đầu tư nước ngoài có “đạn” để bắn mãi vậy không?
Thứ hai, giá cổ phiếu VCB còn phụ thuộc và gắn nhất định vào chất lượng và tình hình hoạt động của Vietcombank. Ở đây, sự thật lại khác: ngân hàng này đang hướng tới một năm hiệu quả nhất trong lịch sử.
Sau khi đã mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC về, đã trích lập dự phòng tới 121% số dư nợ xấu, lợi nhuận năm nay của Vietcombank là khó kìm. 2017 ngân hàng này đặt kế hoạch 9.200 tỷ đồng lợi nhuận, song lãnh đạo cao cấp Vietcombank từng chia sẻ mới đây kết quả cuối cùng có thể tới 9.500 tỷ đồng, thậm chí mức 10.000 tỷ đồng cũng không quá xa tầm với.
Dĩ nhiên, đó là những con số mục tiêu trong điều kiện khách quan thị trường không có biến động, xáo trộn quá bất lợi hoặc bất thường, hoặc không có những biến cố lớn và bất lợi từ thế giới…
Còn nội tại Vietcombank, duy nhất đến thời điểm này, rủi ro lớn nhất chỉ là một sự cố pháp lý tại một chi nhánh ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, sự cố này xẩy ra trước đây, đã được khắc phục về mặt cơ cấu nhân sự và chủ động trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ từ sớm.
Tại đại hội ngày 28/4 vừa qua, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank đưa ra hai ý mà giới đầu tư chú ý: thứ nhất, giá cổ phiếu của Vietcombank (mã VCB) vẫn cao dù sau pha loãng; thứ hai, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài có những điều kiện mới.
Ngay sau đại hội, trên một số diễn đàn đầu tư chứng khoán, đã xuất hiện lo ngại giá cổ phiếu VCB tới đây có thể bị “đè nén” cùng tình huống nhà đầu tư nước ngoài “đè giá” để mua được giá tốt khi Vietcombank chào bán riêng lẻ.
Trước hết, quan ngại trên xuất phát từ “thực tế trớ trêu” đã thể hiện rõ trong 2016: với kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính và đặc biệt kết quả xử lý nợ xấu được đánh giá sạch nhất hệ thống, giá cổ phiếu VCB liên tục tăng cao, nhưng càng tăng cao càng khiến kế hoạch bán vốn cho GIC (quỹ đầu tư Singapore) khó thành, do đối tác trả giá thấp hơn giá trên sàn.
Thứ nữa, kế hoạch phát hành tiếp tục chuyển tiếp sang 2017. Cụ thể, năm nay Vietcombank dự định tăng vốn điều lệ thêm 3.598 tỷ đồng bằng phương thức phát hành cổ phần ra công chúng và chào bán riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư có năng lực tài chính; số lượng cổ phần chào bán tối đa là 359,8 triệu cổ phiếu (tương đương 10% số cổ phần hiện tại). Điểm chú ý là cơ chế chào bán sẽ thay đổi.
Tại đại hội trên, Chủ tịch Vietcombank gợi mở: “Theo định hướng của Chính phủ, việc giảm vốn, thoái vốn của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước phải đảm bảo giá chào bán dự kiến không thấp hơn giá định giá của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và giá đóng cửa của phiên giao dịch trên HOSE ngày liên hệ trước ngày phát hành”.
Ngay sau đó, trên diễn đàn đầu tư chứng khoán, một số nhà đầu tư đã bàn luận ngay về hướng: để đảm bảo định hướng giá trên, việc bán cho GIC sẽ theo điều kiện giá bán không thấp hơn giá của tổ chức định giá đưa ra và không thấp hơn giá giao dịch trên sàn; cùng đó, thời hạn thực hiện bán cho GIC có hiệu lực trong vòng một năm, để có điều kiện lựa chọn thời điểm theo diễn biến của thị trường. Trong cái khó ló cài khôn, cả hai hướng này gộp lại cùng tạo khả năng phát hành thành công cao hơn phương án năm ngoái.
Hiện chưa có thông tin chấp thuận cơ chế bán nói trên từ phía cơ quan quản lý, hay chưa thể xác định cụ thể nếu thực hiện thì giao dịch bán cho GIC trong khoảng thời gian nào… Nhưng quan ngại giá cổ phiếu VCB bị nhà đầu tư “đè” để mua được giá tốt trong kế hoạch phát hành trên là đã hiện hữu trong tranh luận của nhà đầu tư.
Quan ngại đó không phải ngẫu nhiên, mà đã phảng phất trong chuỗi giao dịch cổ phiếu VCB trên sàn thời gian gần đây.
Dữ liệu thống kê cho thấy, từ ngày 14/4/2017 đến cuối tuần qua, khối đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng cổ phiếu VCB. Đỉnh điểm trong tuần qua, khối này đã bán ròng tới 104,3 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VCB, trong khi mua ròng 279,1 tỷ đồng trên toàn thị trường; tuần liền trước họ mới chỉ bán ròng cổ phiếu này 18,2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong các phiên giao dịch ngày 27 và 28/4, hoạt động bán ra liên tục, mạnh và dứt khoát cổ phiếu VCB, chiếm áp đảo gần như lượng bán ra trong phiên, đến từ khối đầu tư nước ngoài.
Hoạt động bán ròng và đặc biệt dồn dập những phiên gần đây của nhà đầu tư nước ngoài được xem là một tác nhân chính khiến giá cổ phiếu VCB xuyên thủng mốc 35.000 đồng.
Trên diễn đàn, có nhà đầu tư tính toán, với quy mô giao dịch ở mức phổ biến dưới 1 triệu đơn vị/phiên, nhà đầu tư nước ngoài có khả năng dồn bán ra “đè giá” để tìm cơ hội mua giá tốt trong lượng 359,8 triệu cổ phiếu mà Vietcombank dự kiến chào bán nói trên.
Tuy nhiên, quan ngại và dò đoán có lẽ chỉ khiến cổ phiếu VCB thêm phần được chú ý và kế hoạch bán vốn cho GIC hoặc riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài khác… thêm phần kịch tính. Vì tham số quan trọng ở đây là cơ chế bán, thời điểm bán cụ thể thế nào, khi nào vẫn chưa được xác định.
Ngược lại, có hai sự thật trong diễn biến giá cổ phiếu VCB và “thực tế trớ trêu” tại Vietcombank.
Thứ nhất, nếu đúng như quan ngại trên mà một số nhà đầu tư đặt ra, cũng như giao dịch khác thường của khối đầu tư nước ngoài gần đây, nếu muốn “đè giá” cổ phiếu VCB, đương nhiên phải có sẵn lượng cổ phiếu lớn trong tay. Sự thật là nếu có mục đích “đè giá”, khối đầu tư nước ngoài có “đạn” để bắn mãi vậy không?
Thứ hai, giá cổ phiếu VCB còn phụ thuộc và gắn nhất định vào chất lượng và tình hình hoạt động của Vietcombank. Ở đây, sự thật lại khác: ngân hàng này đang hướng tới một năm hiệu quả nhất trong lịch sử.
Sau khi đã mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC về, đã trích lập dự phòng tới 121% số dư nợ xấu, lợi nhuận năm nay của Vietcombank là khó kìm. 2017 ngân hàng này đặt kế hoạch 9.200 tỷ đồng lợi nhuận, song lãnh đạo cao cấp Vietcombank từng chia sẻ mới đây kết quả cuối cùng có thể tới 9.500 tỷ đồng, thậm chí mức 10.000 tỷ đồng cũng không quá xa tầm với.
Dĩ nhiên, đó là những con số mục tiêu trong điều kiện khách quan thị trường không có biến động, xáo trộn quá bất lợi hoặc bất thường, hoặc không có những biến cố lớn và bất lợi từ thế giới…
Còn nội tại Vietcombank, duy nhất đến thời điểm này, rủi ro lớn nhất chỉ là một sự cố pháp lý tại một chi nhánh ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, sự cố này xẩy ra trước đây, đã được khắc phục về mặt cơ cấu nhân sự và chủ động trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ từ sớm.