Hiện tượng vốn ngoại chảy vào VPBank
Hiện tượng hiếm thấy về sức hút vốn ngoại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nhiều năm qua
Một loạt nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển tiền mua cổ phần Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), để chính thức trở thành cổ đông và lấp gần đầy “room” sở hữu theo quy định.
Theo đó, VPBank tạo nên một hiện tượng hiếm thấy về sức hút vốn ngoại trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều năm qua.
“Đội mũ cối” để mua
Từ hơn ba tháng trước, VPBank lần lượt tổ chức các buổi giới thiệu cơ hội đầu tư tại một số thị trường nước ngoài, chuẩn bị cho kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn điều lệ, cùng việc chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vào ngày 17/8 tới.
Kết quả, VPBank phải điều chỉnh khối lượng, vì… quá tốt.
Ban đầu, ngân hàng này chốt kế hoạch chào bán lượng cổ phiếu mới tương ứng 11% vốn điều lệ. Nhưng lượng đặt mua của các nhà đầu tư nước ngoài lên tới gấp bốn lần. Hội đồng Quản trị phải điều chỉnh bằng phương án giảm tỷ lệ sở hữu của một số cổ đông hiện hữu để bán lại, đáp ứng một phần nhu cầu lớn này.
Có tới hơn 90 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua. VPBank đã chốt danh sách lựa chọn 50 nhà đầu tư, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như GIC, Deccan, Clermont, Dragon Capital…
Hiện tiền đã chuyển, các thủ tục đang được hoàn tất. Những nhà đầu tư trên dự kiến chỉ chờ khi cổ phiếu VPBank được niêm yết trên HOSE để trở thành cổ đông chính thức. Theo bản cáo bạch, hiện tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 22,34%, tương đối cao so với “room” tối đa 30% theo quy định hiện hành.
Sau cuộc chia tay với cổ đông chiến lược nước ngoài OCBC năm 2013, VPBank nhanh chóng tạo nên hiện tượng hiếm có về sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều năm qua. Trước đây, lực hút này từng có ở những thành viên khác như Sacombank, ACB… thời hoàng kim.
Đáng chú ý, theo tìm hiểu của VnEconomy, giá bán cho 50 nhà đầu tư nước ngoài nói trên là 39.000 đồng/cổ phiếu, bằng mức giá chào sàn của VPBank trên HOSE vào ngày 17/8 này. Thậm chí, một thành viên Hội đồng Quản trị cho hay, bản thân ông cũng khá bất ngờ khi có những nhà đầu tư đến đàm phán và sẵn sàng trả mức giá cao hơn nữa để mua thêm.
Với lượng phát hành thêm đó, với giá bán đạt được đó, VPBank thu về khoản thặng dư lớn, mà theo thành viên Hội đồng Quản trị nói trên, ngân hàng không phải lo tính đến vấn đề vốn trong ít nhất hai năm nữa.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng vào, đặt mua lượng lớn, trả mức giá cao, nhưng không có nghĩa là đơn giản. Họ đã “đội mũ cối” trước khi quyết định.
Sau những thông tin giới thiệu tại thị trường nước ngoài, nhiều nhà đầu tư đã đến tận nơi để trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank.
Họ chất vấn từng lãnh đạo phụ trách các khối, bộ phận riêng lẻ; tiếp xúc các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Và sau nhiều cuộc giải đáp, thương thảo, VPBank cũng nhận thêm được những góp ý, chất vấn sau khi các nhà đầu tư sử dụng các kênh đánh giá chuyên nghiệp, thậm chí cả phương pháp “khách hàng bí mật” hay nói theo cách dân dã là “đội mũ cối” khi đóng giả làm khách hàng đến tìm hiểu cụ thể tại các chi nhánh tỉnh lẻ…
Nói rõ rủi ro
Sức hút trên của VPBank trước hết được nhìn đến ở các chỉ tiêu tài chính nổi trội trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hai năm gần đây và hiện nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản chỉ bằng khoảng một phần ba đến một phần tư khối “big 4” (gồm Agribank, VietinBank, BIDV và Vietcombank), nhưng quy mô lợi nhuận theo con số tuyệt đối đã tiến đến gần kề, dự tính sẽ có sự áp sát trong năm nay.
Cụ thể hơn, ở một chỉ số về hiệu quả kinh doanh như ROAE, năm 2016 của VPBank đã vượt trội so với toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt so với khối “big 4” nói trên. Theo báo cáo kiểm toán hợp nhất 2016, ROAE của VPBank lên tới 25,7%, vượt xa các ngân hàng có kết quả cao như Vietcombank (14,7%), BIDV (14,2%), VietinBank (11,8%), hay MB (11,6%)…
Đó là một phần tạo sức hút vốn ngoại. Qua các cuộc giới thiệu và đàm phán trong kế hoạch phát hành nói trên, nhà đầu tư nước ngoài “soi” kỹ về mức độ rủi ro, tình hình tài chính mà cụ thể nhất là nợ xấu.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank nói rằng, những năm gần đây, khi nợ xấu nổi lên là vấn đề và khó khăn lớn tại các ngân hàng Việt Nam nói chung, VPBank không ngại khi thừa nhận là một trong những thành viên có tỷ lệ nợ xấu cao, như hiện nay vào khoảng 4,5% (bao gồm cả phần nợ xấu đã bán sang VAMC).
“Chúng tôi nói rõ hết về tình hình nợ xấu, về mức độ rủi ro đang song hành. So sánh chung với các ngân hàng trong nhóm thì VPBank có những khác biệt, với chiến lược đi vào những phân khúc, những mô hình ở một số trường hợp có thể có rủi ro hơn. Chúng tôi công nhận, lựa chọn và sẵn sàng đối diện với nó. Chấp nhận rủi ro cao hơn, doanh thu và lợi nhuận cao hơn, cũng như để chủ động tạo được nền tảng trước xu hướng”, ông Vinh nói.
Chiến lược đó đã thể hiện rõ trong cơ cấu của sự đột biến về lợi nhuận những năm gần đây và qua 6 tháng đầu năm nay, đặc biệt ở phân khúc tín dụng tiêu dùng, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình kinh doanh. Đây là những phân khúc có mức độ rủi ro lớn hơn so với cho vay truyền thống dồn cạnh tranh vào các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn và tổng công ty, cũng như thể hiện ở tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp tại VPBank lớn hơn nhiều so với các ngân hàng khác.
“Khi giới thiệu với các nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi cũng nói rõ mình là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, cao hơn so với các con số công bố của các ngân hàng khác. Có hai việc chúng tôi nói rõ, một là làm sao để số liệu rõ ràng minh bạch nhất, hai là có những giải pháp và hệ thống để kiểm soát được nó, và hơn thế nữa là mình làm ra nguồn doanh thu để có thể dự phòng cho các tình huống xấu”, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh cho biết.
Thực tế, những năm gần đây VPBank đã dồn lượng trích lập dự phòng rủi ro lớn. Như năm 2016, ngoài khối “big 4”, đây là thành viên có chi phí dự phòng lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam với khoảng 5.500 tỷ đồng. Năm nay, quy mô trích dự phòng dự kiến sẽ tiếp tục chủ động lớn hơn với khoảng 7.500 - 8.000 tỷ đồng.
Theo ông Vinh, quy mô đó phản ánh các khoản vay có VPBank ở lĩnh vực có mức độ rủi ro cao hơn và ngân hàng thận trọng hơn, và điều quan trọng là qua đó ngân hàng đủ sức để chủ động kiểm soát và xử lý các tình huống.
Theo đó, VPBank tạo nên một hiện tượng hiếm thấy về sức hút vốn ngoại trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều năm qua.
“Đội mũ cối” để mua
Từ hơn ba tháng trước, VPBank lần lượt tổ chức các buổi giới thiệu cơ hội đầu tư tại một số thị trường nước ngoài, chuẩn bị cho kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn điều lệ, cùng việc chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vào ngày 17/8 tới.
Kết quả, VPBank phải điều chỉnh khối lượng, vì… quá tốt.
Ban đầu, ngân hàng này chốt kế hoạch chào bán lượng cổ phiếu mới tương ứng 11% vốn điều lệ. Nhưng lượng đặt mua của các nhà đầu tư nước ngoài lên tới gấp bốn lần. Hội đồng Quản trị phải điều chỉnh bằng phương án giảm tỷ lệ sở hữu của một số cổ đông hiện hữu để bán lại, đáp ứng một phần nhu cầu lớn này.
Có tới hơn 90 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua. VPBank đã chốt danh sách lựa chọn 50 nhà đầu tư, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như GIC, Deccan, Clermont, Dragon Capital…
Hiện tiền đã chuyển, các thủ tục đang được hoàn tất. Những nhà đầu tư trên dự kiến chỉ chờ khi cổ phiếu VPBank được niêm yết trên HOSE để trở thành cổ đông chính thức. Theo bản cáo bạch, hiện tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 22,34%, tương đối cao so với “room” tối đa 30% theo quy định hiện hành.
Sau cuộc chia tay với cổ đông chiến lược nước ngoài OCBC năm 2013, VPBank nhanh chóng tạo nên hiện tượng hiếm có về sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều năm qua. Trước đây, lực hút này từng có ở những thành viên khác như Sacombank, ACB… thời hoàng kim.
Đáng chú ý, theo tìm hiểu của VnEconomy, giá bán cho 50 nhà đầu tư nước ngoài nói trên là 39.000 đồng/cổ phiếu, bằng mức giá chào sàn của VPBank trên HOSE vào ngày 17/8 này. Thậm chí, một thành viên Hội đồng Quản trị cho hay, bản thân ông cũng khá bất ngờ khi có những nhà đầu tư đến đàm phán và sẵn sàng trả mức giá cao hơn nữa để mua thêm.
Với lượng phát hành thêm đó, với giá bán đạt được đó, VPBank thu về khoản thặng dư lớn, mà theo thành viên Hội đồng Quản trị nói trên, ngân hàng không phải lo tính đến vấn đề vốn trong ít nhất hai năm nữa.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng vào, đặt mua lượng lớn, trả mức giá cao, nhưng không có nghĩa là đơn giản. Họ đã “đội mũ cối” trước khi quyết định.
Sau những thông tin giới thiệu tại thị trường nước ngoài, nhiều nhà đầu tư đã đến tận nơi để trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank.
Họ chất vấn từng lãnh đạo phụ trách các khối, bộ phận riêng lẻ; tiếp xúc các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Và sau nhiều cuộc giải đáp, thương thảo, VPBank cũng nhận thêm được những góp ý, chất vấn sau khi các nhà đầu tư sử dụng các kênh đánh giá chuyên nghiệp, thậm chí cả phương pháp “khách hàng bí mật” hay nói theo cách dân dã là “đội mũ cối” khi đóng giả làm khách hàng đến tìm hiểu cụ thể tại các chi nhánh tỉnh lẻ…
Nói rõ rủi ro
Sức hút trên của VPBank trước hết được nhìn đến ở các chỉ tiêu tài chính nổi trội trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hai năm gần đây và hiện nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản chỉ bằng khoảng một phần ba đến một phần tư khối “big 4” (gồm Agribank, VietinBank, BIDV và Vietcombank), nhưng quy mô lợi nhuận theo con số tuyệt đối đã tiến đến gần kề, dự tính sẽ có sự áp sát trong năm nay.
Cụ thể hơn, ở một chỉ số về hiệu quả kinh doanh như ROAE, năm 2016 của VPBank đã vượt trội so với toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt so với khối “big 4” nói trên. Theo báo cáo kiểm toán hợp nhất 2016, ROAE của VPBank lên tới 25,7%, vượt xa các ngân hàng có kết quả cao như Vietcombank (14,7%), BIDV (14,2%), VietinBank (11,8%), hay MB (11,6%)…
Đó là một phần tạo sức hút vốn ngoại. Qua các cuộc giới thiệu và đàm phán trong kế hoạch phát hành nói trên, nhà đầu tư nước ngoài “soi” kỹ về mức độ rủi ro, tình hình tài chính mà cụ thể nhất là nợ xấu.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank nói rằng, những năm gần đây, khi nợ xấu nổi lên là vấn đề và khó khăn lớn tại các ngân hàng Việt Nam nói chung, VPBank không ngại khi thừa nhận là một trong những thành viên có tỷ lệ nợ xấu cao, như hiện nay vào khoảng 4,5% (bao gồm cả phần nợ xấu đã bán sang VAMC).
“Chúng tôi nói rõ hết về tình hình nợ xấu, về mức độ rủi ro đang song hành. So sánh chung với các ngân hàng trong nhóm thì VPBank có những khác biệt, với chiến lược đi vào những phân khúc, những mô hình ở một số trường hợp có thể có rủi ro hơn. Chúng tôi công nhận, lựa chọn và sẵn sàng đối diện với nó. Chấp nhận rủi ro cao hơn, doanh thu và lợi nhuận cao hơn, cũng như để chủ động tạo được nền tảng trước xu hướng”, ông Vinh nói.
Chiến lược đó đã thể hiện rõ trong cơ cấu của sự đột biến về lợi nhuận những năm gần đây và qua 6 tháng đầu năm nay, đặc biệt ở phân khúc tín dụng tiêu dùng, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình kinh doanh. Đây là những phân khúc có mức độ rủi ro lớn hơn so với cho vay truyền thống dồn cạnh tranh vào các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn và tổng công ty, cũng như thể hiện ở tỷ trọng dư nợ cho vay tín chấp tại VPBank lớn hơn nhiều so với các ngân hàng khác.
“Khi giới thiệu với các nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi cũng nói rõ mình là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, cao hơn so với các con số công bố của các ngân hàng khác. Có hai việc chúng tôi nói rõ, một là làm sao để số liệu rõ ràng minh bạch nhất, hai là có những giải pháp và hệ thống để kiểm soát được nó, và hơn thế nữa là mình làm ra nguồn doanh thu để có thể dự phòng cho các tình huống xấu”, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh cho biết.
Thực tế, những năm gần đây VPBank đã dồn lượng trích lập dự phòng rủi ro lớn. Như năm 2016, ngoài khối “big 4”, đây là thành viên có chi phí dự phòng lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam với khoảng 5.500 tỷ đồng. Năm nay, quy mô trích dự phòng dự kiến sẽ tiếp tục chủ động lớn hơn với khoảng 7.500 - 8.000 tỷ đồng.
Theo ông Vinh, quy mô đó phản ánh các khoản vay có VPBank ở lĩnh vực có mức độ rủi ro cao hơn và ngân hàng thận trọng hơn, và điều quan trọng là qua đó ngân hàng đủ sức để chủ động kiểm soát và xử lý các tình huống.