Lãi suất cho vay sẽ giảm nhờ... VAMC?
Có hai lựa chọn tác động nhanh giúp giảm lãi suất cho vay để sớm hỗ trợ doanh nghiệp
Những ngày đầu tuần này, trên thị trường chứng khoán, một số nhóm nhà đầu tư bắt đầu thảo luận đến triển vọng giảm lãi suất cho vay, với các tình huống chính sách.
Trong những thảo luận này, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ dự trữ bắt buộc, để tăng thêm nguồn vốn đi ra thị trường, tác động giảm lãi suất.
Tình huống này đã từng có gợi mở. Cụ thể, cuối 2015, Ngân hàng Nhà nước đã từng dự thảo chính sách giảm dự trữ bắt buộc linh hoạt theo từng đối tượng ngân hàng thương mại, nhằm khuyến khích và hỗ trợ tham gia tái cơ cấu hệ thống.
Mặt khác, trong những năm trước, biện pháp can thiệp truyền thống và có sức mạnh đối với lãi suất trên thị trường thường thấy là công cụ dự trữ bắt buộc.
Tuy nhiên, ở tình huống thứ hai theo thảo luận của các nhà đầu tư, còn có một kênh tạo cung vốn trực tiếp khác là Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện rõ ràng hơn hoạt động tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại qua cho vay cầm cố trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Trao đổi với VnEconomy, một số chuyên gia tài chính đều nghiêng về tình huống thứ hai, lựa chọn tái tạo vốn qua kênh trái phiếu VAMC, trong giả định chọn một trong hai biện pháp đó.
Theo TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nếu lựa chọn biện pháp hạ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ phát đi thông điệp, hoặc giới quan sát sẽ nhìn nhận, là nhà điều hành nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tình huống đó, theo chuyên gia này là khá nhạy cảm trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng trở lại. Mặt khác, dự trữ bắt buộc là một công cụ mạnh và thường được cân nhắc thận trọng khi muốn điều chỉnh hay không.
Còn với kênh tái tạo vốn qua cho vay cầm cố trái phiếu VAMC, ông Phước cho rằng, cơ chế và các quy định hiện hành của Chính phủ, sự chuẩn bị của Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng. Hoạt động tái cấp vốn bằng cách này cũng là hợp lý, sau khi các ngân hàng thương mại đã bán lại nợ xấu cho VAMC.
Với kênh này, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động hơn nhiều về liều lượng nguồn vốn tái tạo.
Cùng quan điểm trên, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn kinh tế Việt Nam cho rằng, lựa chọn tái tạo vốn để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay qua kênh tái cấp vốn bằng trái phiếu VAMC khả dĩ hơn và trực tiếp hơn.
“Nếu lựa chọn biện pháp hạ dự trữ bắt buộc, trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam, tôi cho là giống như dùng búa tạ để đánh ruồi vậy. Bởi vì, với tổng khoảng 5,6 triệu tỷ đồng vốn huy động hiện nay, chỉ cần nhích nhẹ một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì lượng vốn được đưa ra thị trường sẽ rất lớn”, ông Quang Anh lập luận.
TS. Trịnh Quang Anh cũng cho rằng, nếu giảm dự trữ bắt buộc để giảm lãi suất cho vay, giới quan sát sẽ xem đó là một tín hiệu nới lỏng tiền tệ. Lạm phát là mối liên hệ cần chú ý, dù cho đến nay, theo ông, lạm phát từ yếu tố tiền tệ là chưa thể hiện rõ nét nhưng độ trễ của nó sẽ thể hiện nếu nới lỏng như vậy.
Thay vào đó, tái cấp vốn qua kênh trái phiếu VAMC được chuyên gia này đánh giá là lựa chọn khả dĩ hơn.
Một mặt, Ngân hàng Nhà nước chủ động được liều lượng và tái tạo vốn trực tiếp cho các ngân hàng thương mại được lựa chọn; mặt khác, nguồn vốn này đi thẳng và tác động ngay đến thị trường và lãi suất, các ngân hàng sử dụng được nguồn này với chi phí thấp hơn để cho vay được ngay, hỗ trợ doanh nghiệp được ngay.
Theo TS. Quang Anh, lựa chọn tái cấp vốn qua trái phiếu VAMC cũng hiệu lực, hiệu quả hơn đối với mục tiêu giảm lãi suất cho vay, hơn là hạ các lãi suất điều hành cũng như việc điều tiết trên thị trường mở (OMO).
Bởi thực tế, việc điều tiết vốn qua OMO chủ yếu nhằm cân đối vấn đề thanh khoản. Và tại nhiều thời điểm, dù lãi suất điều hành hay lãi suất OMO của Ngân hàng Nhà nước thấp, hay cả lãi suất liên ngân hàng ở rất mức thấp, nhưng lãi suất cho vay trên thị trường vẫn ở mức cao.
“Nói cách khác, sức truyền dẫn của lãi suất điều hành và việc điều tiết vốn qua OMO không thực nhạy và có sức nặng đối với lãi suất cho vay trên thị trường so với việc tái tạo vốn và tác động trực tiếp bằng tái cấp vốn qua kênh trái phiếu VAMC”, TS. Trịnh Quang Anh so sánh.
Trong những thảo luận này, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ dự trữ bắt buộc, để tăng thêm nguồn vốn đi ra thị trường, tác động giảm lãi suất.
Tình huống này đã từng có gợi mở. Cụ thể, cuối 2015, Ngân hàng Nhà nước đã từng dự thảo chính sách giảm dự trữ bắt buộc linh hoạt theo từng đối tượng ngân hàng thương mại, nhằm khuyến khích và hỗ trợ tham gia tái cơ cấu hệ thống.
Mặt khác, trong những năm trước, biện pháp can thiệp truyền thống và có sức mạnh đối với lãi suất trên thị trường thường thấy là công cụ dự trữ bắt buộc.
Tuy nhiên, ở tình huống thứ hai theo thảo luận của các nhà đầu tư, còn có một kênh tạo cung vốn trực tiếp khác là Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện rõ ràng hơn hoạt động tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại qua cho vay cầm cố trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Trao đổi với VnEconomy, một số chuyên gia tài chính đều nghiêng về tình huống thứ hai, lựa chọn tái tạo vốn qua kênh trái phiếu VAMC, trong giả định chọn một trong hai biện pháp đó.
Theo TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nếu lựa chọn biện pháp hạ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ phát đi thông điệp, hoặc giới quan sát sẽ nhìn nhận, là nhà điều hành nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tình huống đó, theo chuyên gia này là khá nhạy cảm trong bối cảnh lạm phát có xu hướng tăng trở lại. Mặt khác, dự trữ bắt buộc là một công cụ mạnh và thường được cân nhắc thận trọng khi muốn điều chỉnh hay không.
Còn với kênh tái tạo vốn qua cho vay cầm cố trái phiếu VAMC, ông Phước cho rằng, cơ chế và các quy định hiện hành của Chính phủ, sự chuẩn bị của Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng. Hoạt động tái cấp vốn bằng cách này cũng là hợp lý, sau khi các ngân hàng thương mại đã bán lại nợ xấu cho VAMC.
Với kênh này, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động hơn nhiều về liều lượng nguồn vốn tái tạo.
Cùng quan điểm trên, TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn kinh tế Việt Nam cho rằng, lựa chọn tái tạo vốn để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay qua kênh tái cấp vốn bằng trái phiếu VAMC khả dĩ hơn và trực tiếp hơn.
“Nếu lựa chọn biện pháp hạ dự trữ bắt buộc, trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam, tôi cho là giống như dùng búa tạ để đánh ruồi vậy. Bởi vì, với tổng khoảng 5,6 triệu tỷ đồng vốn huy động hiện nay, chỉ cần nhích nhẹ một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì lượng vốn được đưa ra thị trường sẽ rất lớn”, ông Quang Anh lập luận.
TS. Trịnh Quang Anh cũng cho rằng, nếu giảm dự trữ bắt buộc để giảm lãi suất cho vay, giới quan sát sẽ xem đó là một tín hiệu nới lỏng tiền tệ. Lạm phát là mối liên hệ cần chú ý, dù cho đến nay, theo ông, lạm phát từ yếu tố tiền tệ là chưa thể hiện rõ nét nhưng độ trễ của nó sẽ thể hiện nếu nới lỏng như vậy.
Thay vào đó, tái cấp vốn qua kênh trái phiếu VAMC được chuyên gia này đánh giá là lựa chọn khả dĩ hơn.
Một mặt, Ngân hàng Nhà nước chủ động được liều lượng và tái tạo vốn trực tiếp cho các ngân hàng thương mại được lựa chọn; mặt khác, nguồn vốn này đi thẳng và tác động ngay đến thị trường và lãi suất, các ngân hàng sử dụng được nguồn này với chi phí thấp hơn để cho vay được ngay, hỗ trợ doanh nghiệp được ngay.
Theo TS. Quang Anh, lựa chọn tái cấp vốn qua trái phiếu VAMC cũng hiệu lực, hiệu quả hơn đối với mục tiêu giảm lãi suất cho vay, hơn là hạ các lãi suất điều hành cũng như việc điều tiết trên thị trường mở (OMO).
Bởi thực tế, việc điều tiết vốn qua OMO chủ yếu nhằm cân đối vấn đề thanh khoản. Và tại nhiều thời điểm, dù lãi suất điều hành hay lãi suất OMO của Ngân hàng Nhà nước thấp, hay cả lãi suất liên ngân hàng ở rất mức thấp, nhưng lãi suất cho vay trên thị trường vẫn ở mức cao.
“Nói cách khác, sức truyền dẫn của lãi suất điều hành và việc điều tiết vốn qua OMO không thực nhạy và có sức nặng đối với lãi suất cho vay trên thị trường so với việc tái tạo vốn và tác động trực tiếp bằng tái cấp vốn qua kênh trái phiếu VAMC”, TS. Trịnh Quang Anh so sánh.