Lạm phát thấp: “Cơ hội ngàn vàng hạ lãi suất”
Việc phải vay với lãi suất cao hơn các nước từ 1,4-2 lần như hiện nay đang làm suy yếu dần các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
“Mức lạm phát như hiện nay đang là cơ hội ngàn vàng để hạ lãi suất cho vay để đưa lãi suất cho vay về ngang bằng với thế giới”.
Đây là nhận định từ một cơ quan chuyên môn về kinh tế vĩ mô, trong một phân tích nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi: năm 2015 lạm phát nên là bao nhiêu, có nên nới lỏng dòng tiền không và lãi suất ngân hàng có thể hạ đến mức nào?
“Lãi suất của Việt Nam hiện quá cao”
Theo cơ quan nói trên, để trả lời vấn đề này, cần bắt đầu từ xem xét về mức lãi suất cho vay hiện nay của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Với xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã được hưởng ưu đãi, nhưng vẫn đang vay với lãi suất là 9 - 11%/năm, trong khi doanh nghiệp của các nước có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam lại đang vay với lãi suất thấp hơn nhiều.
Chẳng hạn như Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 6,9%, Malaysia là 4,9%.
Và, việc phải vay với lãi suất cao hơn các nước từ 1,4-2 lần như hiện nay đang làm suy yếu dần các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Vẫn theo cơ quan này thì tại thị trường nội địa, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang vay với lãi suất 11 - 13%/năm, trong khi các doanh nghiệp FDI, nếu vay ở chính quốc để đầu tư vào Việt Nam thì mức lãi suất vay thấp hơn nhiều.
Từ nhiều năm nay, tại các nước có đầu tư FDI nhiều ở Việt Nam như Hoa Kỳ, lãi suất luôn ổn định là 3,3%/năm, Nhật Bản là 1,5%, Hàn Quốc là 4,7%, Đài Loan là 2,9%. Sự chênh lệch về lãi suất như trên đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu tiêu thụ các hàng hóa cùng loại tại thị trường nội địa.
Từ thực tế này, cơ quan nói trên nhận định, mức lãi suất của Việt Nam hiện nay là quá cao, đang là một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp. Nếu không sớm hạ nhanh lãi suất về ngang bằng các quốc gia khác thì nền kinh tế sẽ khó có sự tăng trưởng nhanh và ổn định trong trung và dài hạn. Giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn sẽ đem lại lợi ích lâu dài vì tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất, thích nghi tình hình thị trường.
Nhấn mạnh mức lạm phát như hiện nay đang là cơ hội ngàn vàng để hạ lãi suất cho vay để đưa lãi suất cho vay về ngang bằng với thế giới, quan điểm của cơ quan này là nên duy trì lạm phát ở mức 3% và chưa nên nới nới lỏng dòng tiền để đưa lãi suất ngân hàng vào khoảng 5-6%.
Cẩn trọng từ “sốt” sang “cảm lạnh”
Cũng lường trước là có thể có ý kiến chưa đồng tình vì cho rằng giữ lạm phát như hiện nay (dưới 3%) thì nền kinh tế không hấp thụ được vốn, song cơ quan nói trên cho rằng thực tế không phải như vậy, khi số liệu thống kê 3 quý đầu năm 2014 cho thấy, mặc dù ngành ngân hàng không cho vay được như kế hoạch, tín dụng tăng trưởng thấp, nhưng tăng trưởng của nền kinh tế vẫn đạt mức 5,62%.
Đề xuất về định hướng điều hành năm 2015 được cơ quan này đưa ra là tiếp tục điều hành hạ lãi suất cho vay trung dài hạn theo tín hiệu của lạm phát nhằm giảm bớt mặt bằng lãi suất thực và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Đồng thời, phối hợp nhịp nhàng trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
Cũng nằm trong một bộ về kinh tế tổng hợp, một cơ quan cấp vụ nhận định, tuy lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm song lãi suất thực (bằng lãi suất danh nghĩa trừ lạm phát kỳ vọng) vẫn tiếp tục ở mức cao (từ 4-7%/năm). Với lạm phát kỳ vọng năm 2015 ở mức khoảng 5% thì lãi suất cho vay trung dài hạn nên điều chỉnh giảm xuống mức khoảng 9-10%.
Một vị chuyên gia độc lập trong lĩnh vực ngân hàng thì có quan điểm thận trọng hơn.
“Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Ở Việt Nam, giữa lạm phát và lãi suất ngắn hạn vẫn chưa thực sự có mối quan hệ ổn định, nên một số lập luận suy diễn đề cập ở trên chưa thật chắc chắn. Và một điều quan trọng cần đề phòng là khả năng Việt Nam rơi vào tình trạng “bẫy thanh khoản” kiểu như Nhật Bản, dù lãi suất chưa rơi xuống gần 0”, ông nói.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, với một thể trạng kinh tế yếu, mang trong mình bệnh trọng chưa thể trị chữa ngày một ngày hai, thì việc rơi từ trạng thái “sốt” sang “cảm lạnh” rõ ràng là nguy hiểm,
Đây là nhận định từ một cơ quan chuyên môn về kinh tế vĩ mô, trong một phân tích nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi: năm 2015 lạm phát nên là bao nhiêu, có nên nới lỏng dòng tiền không và lãi suất ngân hàng có thể hạ đến mức nào?
“Lãi suất của Việt Nam hiện quá cao”
Theo cơ quan nói trên, để trả lời vấn đề này, cần bắt đầu từ xem xét về mức lãi suất cho vay hiện nay của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Với xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã được hưởng ưu đãi, nhưng vẫn đang vay với lãi suất là 9 - 11%/năm, trong khi doanh nghiệp của các nước có mặt hàng xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam lại đang vay với lãi suất thấp hơn nhiều.
Chẳng hạn như Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 6,9%, Malaysia là 4,9%.
Và, việc phải vay với lãi suất cao hơn các nước từ 1,4-2 lần như hiện nay đang làm suy yếu dần các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Vẫn theo cơ quan này thì tại thị trường nội địa, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang vay với lãi suất 11 - 13%/năm, trong khi các doanh nghiệp FDI, nếu vay ở chính quốc để đầu tư vào Việt Nam thì mức lãi suất vay thấp hơn nhiều.
Từ nhiều năm nay, tại các nước có đầu tư FDI nhiều ở Việt Nam như Hoa Kỳ, lãi suất luôn ổn định là 3,3%/năm, Nhật Bản là 1,5%, Hàn Quốc là 4,7%, Đài Loan là 2,9%. Sự chênh lệch về lãi suất như trên đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu tiêu thụ các hàng hóa cùng loại tại thị trường nội địa.
Từ thực tế này, cơ quan nói trên nhận định, mức lãi suất của Việt Nam hiện nay là quá cao, đang là một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp. Nếu không sớm hạ nhanh lãi suất về ngang bằng các quốc gia khác thì nền kinh tế sẽ khó có sự tăng trưởng nhanh và ổn định trong trung và dài hạn. Giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn sẽ đem lại lợi ích lâu dài vì tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất, thích nghi tình hình thị trường.
Nhấn mạnh mức lạm phát như hiện nay đang là cơ hội ngàn vàng để hạ lãi suất cho vay để đưa lãi suất cho vay về ngang bằng với thế giới, quan điểm của cơ quan này là nên duy trì lạm phát ở mức 3% và chưa nên nới nới lỏng dòng tiền để đưa lãi suất ngân hàng vào khoảng 5-6%.
Cẩn trọng từ “sốt” sang “cảm lạnh”
Cũng lường trước là có thể có ý kiến chưa đồng tình vì cho rằng giữ lạm phát như hiện nay (dưới 3%) thì nền kinh tế không hấp thụ được vốn, song cơ quan nói trên cho rằng thực tế không phải như vậy, khi số liệu thống kê 3 quý đầu năm 2014 cho thấy, mặc dù ngành ngân hàng không cho vay được như kế hoạch, tín dụng tăng trưởng thấp, nhưng tăng trưởng của nền kinh tế vẫn đạt mức 5,62%.
Đề xuất về định hướng điều hành năm 2015 được cơ quan này đưa ra là tiếp tục điều hành hạ lãi suất cho vay trung dài hạn theo tín hiệu của lạm phát nhằm giảm bớt mặt bằng lãi suất thực và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Đồng thời, phối hợp nhịp nhàng trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
Cũng nằm trong một bộ về kinh tế tổng hợp, một cơ quan cấp vụ nhận định, tuy lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm song lãi suất thực (bằng lãi suất danh nghĩa trừ lạm phát kỳ vọng) vẫn tiếp tục ở mức cao (từ 4-7%/năm). Với lạm phát kỳ vọng năm 2015 ở mức khoảng 5% thì lãi suất cho vay trung dài hạn nên điều chỉnh giảm xuống mức khoảng 9-10%.
Một vị chuyên gia độc lập trong lĩnh vực ngân hàng thì có quan điểm thận trọng hơn.
“Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Ở Việt Nam, giữa lạm phát và lãi suất ngắn hạn vẫn chưa thực sự có mối quan hệ ổn định, nên một số lập luận suy diễn đề cập ở trên chưa thật chắc chắn. Và một điều quan trọng cần đề phòng là khả năng Việt Nam rơi vào tình trạng “bẫy thanh khoản” kiểu như Nhật Bản, dù lãi suất chưa rơi xuống gần 0”, ông nói.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, với một thể trạng kinh tế yếu, mang trong mình bệnh trọng chưa thể trị chữa ngày một ngày hai, thì việc rơi từ trạng thái “sốt” sang “cảm lạnh” rõ ràng là nguy hiểm,