Ngân hàng Nhà nước đang “khát” tướng?
Hàng chục vị trí nhân sự cao cấp đã và sẽ thay đổi theo sau kế hoạch tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đang lấy ý kiến cổ đông về việc ứng cử, đề cử nhân sự cao cấp dự kiến tại đại hội đồng cổ đông bất thường sắp tới.
Dự kiến, đại hội trên sẽ diễn ra ngày 15/12/2015. Tâm điểm chú ý và chờ đợi về thay đổi nhân sự cao cấp tại Eximbank theo đó sẽ sớm rõ ràng.
Trong tình huống mà người trong ngành bàn luận thời gian gần đây, có thể thêm một trường hợp nữa Ngân hàng Nhà nước sẽ cử người tham gia vào cơ cấu nhân sự cao cấp của ngân hàng thương mại.
Hàng chục vị trí
Chỉ trong thời gian ngắn, tình huống Ngân hàng Nam Á (NamABank) sáp nhập Eximbank đã xoay chiều (về mặt thông tin ra bên ngoài). Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, khi trao đổi với VnEconomy, một số cán bộ nhân viên Eximbank vẫn có tâm tư: liệu ông Trần Ngô Phúc Vũ (nguyên Tổng giám đốc NamABank) có “về” thật hay không?
Tâm tư, vì tình huống sáp nhập nói trên từng được gợi mở từ lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước. Một cổ đông lớn của Eximbank cũng từng tính đến việc kết hợp với cổ đông khác để có đủ tỷ lệ sở hữu cần thiết và đề cử chéo nhân sự.
Nhưng kết quả đại hội sắp tới có thể sẽ khác. Thông tin từ kết luận thanh tra Eximbank mới đây hé mở một chi tiết đáng chú ý: có cổ đông đã ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước.
Hiện Ngân hàng Nhà nước là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nắm 77,11% vốn điều lệ. Vietcombank là cổ đông lớn của Eximbank, nắm 8,2% vốn điều lệ.
Với chi tiết trên, nếu kết hợp tỷ lệ được ủy quyền cộng với tỷ lệ sở hữu của Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước (hoặc qua đầu mối Vietcombank) có thể đủ tỷ lệ để chủ động đề cử, ứng cử theo điều lệ quy định, để cử người tham gia cơ cấu nhân sự cao cấp Eximbank nhiệm kỳ mới.
Nếu người của Ngân hàng Nhà nước tham gia vào Eximbank, bàn tay của cơ quan quản lý này tiếp tục mở rộng hơn, luồn sâu hơn vào cấu trúc các thành viên trong hệ thống.
Thậm chí, với cơ chế ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang như trên, tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nếu cần, Ngân hàng Nhà nước có thể vẫn có điều kiện để có sự tham gia tương tự.
Xa hơn, nếu có rủi ro cục bộ nào đó phát sinh, như ba “ngân hàng 0 đồng” vừa qua, sự tham gia một cách cụ thể như trên của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng mở rộng hơn nữa.
Điểm lại, trong hai năm trở lại đây, cả từ việc tổ chức và thiết lập cơ cấu cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã dẫn đến thay đổi hàng chục vị trí nhân sự cao cấp, quản lý, với đầu mối tổ chức là Ngân hàng Nhà nước.
Bất đắc dĩ
Nếu để ý thì thấy, không rõ ngẫu nhiên hay hữu ý, tại cả ba “ngân hàng 0 đồng”, không có người trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước vào quản trị, điều hành, mà điều chuyển từ Vietcombank và VietinBank. Riêng trường hợp Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), một lãnh đạo vụ chuyên môn được cử sang làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Có hai điểm trong những thay đổi trên. Một là, người trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp vào ba “ngân hàng 0 đồng”, dù đã thuộc sở hữu 100%. Có lẽ nhà điều hành hạn chế tham gia trực tiếp hơn nữa trong hoạt động của các ngân hàng đó?
Bởi lẽ, một vấn đề đang được chú ý là cùng lúc Ngân hàng Nhà nước vừa là nhà hoạch định, điều hành chính sách, vừa là nhà quản lý hệ thống, tổ chức và quản lý thị trường, vừa là chủ sở hữu, nếu cử người chính thức của mình vào trực tiếp tham gia kinh doanh có thể là “tế nhị”(?).
Thứ hai, có quá rạch ròi không khi đặt góc nhìn Ngân hàng Nhà nước đang sử dụng tài nguyên của Vietcombank, VietinBank - những công ty đại chúng của hàng chục nghìn cổ đông khác, khi điều chuyển những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm sang tái cơ cấu ba “ngân hàng 0 đồng”.
Về lý thuyết, cổ đông Vietcombank và VietinBank hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: lợi ích của họ cụ thể ở đây là gì, khi những cán bộ đó là tài sản, tài nguyên của ngân hàng mình?
Trong vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước vừa là cơ quan quản lý, vừa là “siêu cổ đông” của các ngân hàng đó. Mặt khác, thay đổi cơ cấu nhân sự như trên là bất đắc dĩ, vì an toàn và hiệu quả hệ thống, vì lợi ích chung, và như quan điểm Ngân hàng Nhà nước từng nhấn mạnh thời gian qua là không vì lợi nhuận.
Và thực tế, với quy mô cơ cấu nhân sự như trên, cả với cơ cấu của VAMC phục vụ cho tái cơ cấu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước khát tướng và “mượn” tướng cũng là dễ hiểu.
Họ là ai?
Trở lại với tâm tư mà một số cán bộ Eximbank chia sẻ, họ mong đại hội sắp tới chóng tới, để có thể dứt điểm khó khăn nội tại của mình.
Đó chủ yếu là khó khăn về vấn đề nhân sự. Theo chia sẻ của những cán bộ trên, họ mong muốn dứt điểm tình trạng thắc thỏm kéo dài thời gian qua, có được một cơ cấu quản trị điều hành ổn định, bền vững, đồng tâm để làm đầu tàu kéo hệ thống trở lại đường ray vốn có.
Với tình huống mà người trong ngành bàn luận nói trên, nếu có nhân sự Ngân hàng Nhà nước cử vào tham gia quản trị, điều hành Eximbank, đó là ai? Nếu vậy, cái tên cụ thể, đầu mối cụ thể hiện chưa rõ. Nhưng, với một ngân hàng thương mại lớn như Eximbank, với bề dày vị thế và thương hiệu từng có, vực dậy từ sự sa sút hiện nay, người được cử vào hẳn phải đủ tầm.
“Tôi tính, nếu Ngân hàng Nhà nước cử người vào quản trị, điều hành, người đó hẳn phải thực sự có tầm để đảm đương được công việc và kỳ vọng của hơn 6 nghìn cán bộ nhân viên. Cá nhân tôi thấy, người đó phải thực sự chống lưng được cho các cán bộ quản lý, để họ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi làm việc, chứ cứ vừa làm vừa ngóng như hiện nay thì khó đạt hiệu quả cao”, phó giám đốc một chi nhánh Eximbank chia sẻ.
Ngoài trường hợp đặc thù là VAMC, như tại Eximbank, các ngân hàng khác mà Ngân hàng Nhà nước tổ chức lại nhân sự cao cấp cũng vậy: họ phải là những người đủ tầm.
Theo tìm hiểu của VnEconomy tại Vietcombank và VietinBank, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, người mà họ cử sang quản trị điều hành tại VNCB, OceanBank và GP.Bank là những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, sẵn sàng chịu áp lực và thử thách, không loại trừ cả việc phải hy sinh lợi ích đang có.
Cơ chế ở đây là “khoán gọn”. Họ hưởng theo chế độ thực tế tại các “ngân hàng 0 đồng”. Nhưng, hiệu quả và đóng góp của họ sẽ được ghi nhận nếu thực hiện tái cơ cấu thành công, để cân nhắc thăng tiến trong sự nghiệp - theo lời một lãnh đạo cao cấp ngân hàng liên quan.
Qua quá trình tái cơ cấu và chấn chỉnh lại hệ thống lần này, Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp và gián tiếp tổ chức một đội ngũ nhân sự cao cấp mới. Thay đổi khá đặc biệt và chủ yếu là bất đắc dĩ này đáng được đánh dấu lại trong quá trình phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Dự kiến, đại hội trên sẽ diễn ra ngày 15/12/2015. Tâm điểm chú ý và chờ đợi về thay đổi nhân sự cao cấp tại Eximbank theo đó sẽ sớm rõ ràng.
Trong tình huống mà người trong ngành bàn luận thời gian gần đây, có thể thêm một trường hợp nữa Ngân hàng Nhà nước sẽ cử người tham gia vào cơ cấu nhân sự cao cấp của ngân hàng thương mại.
Hàng chục vị trí
Chỉ trong thời gian ngắn, tình huống Ngân hàng Nam Á (NamABank) sáp nhập Eximbank đã xoay chiều (về mặt thông tin ra bên ngoài). Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, khi trao đổi với VnEconomy, một số cán bộ nhân viên Eximbank vẫn có tâm tư: liệu ông Trần Ngô Phúc Vũ (nguyên Tổng giám đốc NamABank) có “về” thật hay không?
Tâm tư, vì tình huống sáp nhập nói trên từng được gợi mở từ lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước. Một cổ đông lớn của Eximbank cũng từng tính đến việc kết hợp với cổ đông khác để có đủ tỷ lệ sở hữu cần thiết và đề cử chéo nhân sự.
Nhưng kết quả đại hội sắp tới có thể sẽ khác. Thông tin từ kết luận thanh tra Eximbank mới đây hé mở một chi tiết đáng chú ý: có cổ đông đã ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước.
Hiện Ngân hàng Nhà nước là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), nắm 77,11% vốn điều lệ. Vietcombank là cổ đông lớn của Eximbank, nắm 8,2% vốn điều lệ.
Với chi tiết trên, nếu kết hợp tỷ lệ được ủy quyền cộng với tỷ lệ sở hữu của Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước (hoặc qua đầu mối Vietcombank) có thể đủ tỷ lệ để chủ động đề cử, ứng cử theo điều lệ quy định, để cử người tham gia cơ cấu nhân sự cao cấp Eximbank nhiệm kỳ mới.
Nếu người của Ngân hàng Nhà nước tham gia vào Eximbank, bàn tay của cơ quan quản lý này tiếp tục mở rộng hơn, luồn sâu hơn vào cấu trúc các thành viên trong hệ thống.
Thậm chí, với cơ chế ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang như trên, tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nếu cần, Ngân hàng Nhà nước có thể vẫn có điều kiện để có sự tham gia tương tự.
Xa hơn, nếu có rủi ro cục bộ nào đó phát sinh, như ba “ngân hàng 0 đồng” vừa qua, sự tham gia một cách cụ thể như trên của Ngân hàng Nhà nước sẽ càng mở rộng hơn nữa.
Điểm lại, trong hai năm trở lại đây, cả từ việc tổ chức và thiết lập cơ cấu cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã dẫn đến thay đổi hàng chục vị trí nhân sự cao cấp, quản lý, với đầu mối tổ chức là Ngân hàng Nhà nước.
Bất đắc dĩ
Nếu để ý thì thấy, không rõ ngẫu nhiên hay hữu ý, tại cả ba “ngân hàng 0 đồng”, không có người trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước vào quản trị, điều hành, mà điều chuyển từ Vietcombank và VietinBank. Riêng trường hợp Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), một lãnh đạo vụ chuyên môn được cử sang làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Có hai điểm trong những thay đổi trên. Một là, người trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp vào ba “ngân hàng 0 đồng”, dù đã thuộc sở hữu 100%. Có lẽ nhà điều hành hạn chế tham gia trực tiếp hơn nữa trong hoạt động của các ngân hàng đó?
Bởi lẽ, một vấn đề đang được chú ý là cùng lúc Ngân hàng Nhà nước vừa là nhà hoạch định, điều hành chính sách, vừa là nhà quản lý hệ thống, tổ chức và quản lý thị trường, vừa là chủ sở hữu, nếu cử người chính thức của mình vào trực tiếp tham gia kinh doanh có thể là “tế nhị”(?).
Thứ hai, có quá rạch ròi không khi đặt góc nhìn Ngân hàng Nhà nước đang sử dụng tài nguyên của Vietcombank, VietinBank - những công ty đại chúng của hàng chục nghìn cổ đông khác, khi điều chuyển những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm sang tái cơ cấu ba “ngân hàng 0 đồng”.
Về lý thuyết, cổ đông Vietcombank và VietinBank hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: lợi ích của họ cụ thể ở đây là gì, khi những cán bộ đó là tài sản, tài nguyên của ngân hàng mình?
Trong vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước vừa là cơ quan quản lý, vừa là “siêu cổ đông” của các ngân hàng đó. Mặt khác, thay đổi cơ cấu nhân sự như trên là bất đắc dĩ, vì an toàn và hiệu quả hệ thống, vì lợi ích chung, và như quan điểm Ngân hàng Nhà nước từng nhấn mạnh thời gian qua là không vì lợi nhuận.
Và thực tế, với quy mô cơ cấu nhân sự như trên, cả với cơ cấu của VAMC phục vụ cho tái cơ cấu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước khát tướng và “mượn” tướng cũng là dễ hiểu.
Họ là ai?
Trở lại với tâm tư mà một số cán bộ Eximbank chia sẻ, họ mong đại hội sắp tới chóng tới, để có thể dứt điểm khó khăn nội tại của mình.
Đó chủ yếu là khó khăn về vấn đề nhân sự. Theo chia sẻ của những cán bộ trên, họ mong muốn dứt điểm tình trạng thắc thỏm kéo dài thời gian qua, có được một cơ cấu quản trị điều hành ổn định, bền vững, đồng tâm để làm đầu tàu kéo hệ thống trở lại đường ray vốn có.
Với tình huống mà người trong ngành bàn luận nói trên, nếu có nhân sự Ngân hàng Nhà nước cử vào tham gia quản trị, điều hành Eximbank, đó là ai? Nếu vậy, cái tên cụ thể, đầu mối cụ thể hiện chưa rõ. Nhưng, với một ngân hàng thương mại lớn như Eximbank, với bề dày vị thế và thương hiệu từng có, vực dậy từ sự sa sút hiện nay, người được cử vào hẳn phải đủ tầm.
“Tôi tính, nếu Ngân hàng Nhà nước cử người vào quản trị, điều hành, người đó hẳn phải thực sự có tầm để đảm đương được công việc và kỳ vọng của hơn 6 nghìn cán bộ nhân viên. Cá nhân tôi thấy, người đó phải thực sự chống lưng được cho các cán bộ quản lý, để họ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi làm việc, chứ cứ vừa làm vừa ngóng như hiện nay thì khó đạt hiệu quả cao”, phó giám đốc một chi nhánh Eximbank chia sẻ.
Ngoài trường hợp đặc thù là VAMC, như tại Eximbank, các ngân hàng khác mà Ngân hàng Nhà nước tổ chức lại nhân sự cao cấp cũng vậy: họ phải là những người đủ tầm.
Theo tìm hiểu của VnEconomy tại Vietcombank và VietinBank, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, người mà họ cử sang quản trị điều hành tại VNCB, OceanBank và GP.Bank là những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, sẵn sàng chịu áp lực và thử thách, không loại trừ cả việc phải hy sinh lợi ích đang có.
Cơ chế ở đây là “khoán gọn”. Họ hưởng theo chế độ thực tế tại các “ngân hàng 0 đồng”. Nhưng, hiệu quả và đóng góp của họ sẽ được ghi nhận nếu thực hiện tái cơ cấu thành công, để cân nhắc thăng tiến trong sự nghiệp - theo lời một lãnh đạo cao cấp ngân hàng liên quan.
Qua quá trình tái cơ cấu và chấn chỉnh lại hệ thống lần này, Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp và gián tiếp tổ chức một đội ngũ nhân sự cao cấp mới. Thay đổi khá đặc biệt và chủ yếu là bất đắc dĩ này đáng được đánh dấu lại trong quá trình phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.