Nhạy như tỷ giá USD/VND
Giá USD vừa có bước tăng mới trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại
Có thể xem đây là một phản ứng của thị trường, với độ nhạy cao của tỷ giá USD/VND sau những thông tin vừa công bố.
Đầu giờ sáng nay (1/10), các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng giá USD mua vào bán ra. Dù bước tăng không lớn, nhưng là một diễn biến đáng chú ý.
Cụ thể, so với cuối chiều qua, giá USD bán ra đã tăng thêm 10 VND, hiện ít phổ biến ở mức 21.255 VND. Đây cũng là mức cao nhất trong hơn hai tháng qua, sau lần biến động từ hiệu ứng đồn đoán trên thị trường liên ngân hàng cuối tháng 7/2014.
Mức giá trên vẫn nằm sâu dưới trần biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và các mức niêm yết của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn không thay đổi. Chênh lệch giá mua vào - bán ra của các ngân hàng thương mại vẫn ổn định, từ 50-70 VND tùy hình thức mua ngoại tệ mặt hay chuyển khoản.
Tuy nhiên, nếu so với sự ổn định hai tuần trước, giá USD hiện đã tăng từ 30-35 VND chỉ trong một thời gian ngắn. Nhất là diễn biến ngay đầu giờ sáng nay, có thể xem là sự nhạy cảm của tỷ giá trước một số thông tin có ảnh hưởng.
Trước hết, kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá có thể đã được thắp lại khi đầu tuần này, trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình định hướng có thể điều chỉnh tỷ giá USD/VND từ 1-1,43% trong năm nay. Từ đầu năm đến nay, mức điều chỉnh đã là 1%, tức vẫn còn khả năng điều chỉnh tiếp 0,43% còn lại.
Thứ hai, sau khi Ngân hàng Nhà nước “bật đèn xanh” cho tín dụng ngoại tệ, tăng trưởng cho vay bằng ngoại tệ đã liên tiếp tăng cao trong những tháng gần đây; đến cuối tháng 9/2014 đã tăng tới hơn 20% so với cuối 2013.
Vay ngoại tệ luôn phải đổi diện hoặc phải dự phòng rủi ro biến động tỷ giá. Sự nhạy cảm trước thông tin cũng một phần có ở đây.
Thứ ba, quan trọng hơn, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 chiều qua (30/9), thông điệp đưa ra khá rõ ràng là Thủ tướng sẽ họp với Ngân hàng Nhà nước để xem xét điều chỉnh lãi suất VND.
Lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá, nhất là trong cân đối lãi suất VND và USD ngày càng co hẹp. Theo đó, thông điệp từ Chính phủ là có sức nặng lớn nhất lúc này đối với độ nhạy của tỷ giá USD/VND.
Tuy nhiên, khả năng và mức độ giảm lãi suất cũng cần được đánh giá theo thực tế. Hiện lãi suất huy động VND phần lớn đã thả nổi các kỳ hạn dài, chỉ còn áp trần 6%/năm các kỳ hạn dưới 6 tháng. Mà vài tháng gần đây, nhiều ngân hàng thương mại chiếm thị phần huy động lớn đã chủ động áp thấp hơn hẳn so với mức trần 6%/năm này.
Theo đó, nếu hạ trần lãi suất huy động VND, nó chủ yếu chỉ mang tính định hướng hơn là mức độ tác động trực tiếp đối với chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại.
Nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành (như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên thị trường mở…), thì ngoài tính định hướng, tác động sẽ là đáng kể.
Về khả năng giảm lãi suất, trả lời đại biểu Quốc hội đầu tuần này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng dự phòng: “Chúng ta chỉ còn lại duy nhất một mức lãi suất là mức lãi suất trần 6 tháng, 6%/năm. Trên thực tế cũng chỉ là định hướng về lạm phát, còn thực tế đã có nhiều tổ chức tín dụng đã huy động thấp hơn mức đấy rất nhiều. Nếu chúng ta đưa mức lãi suất trần này xuống, ví dụ 5% để cho phù hợp với diễn biến lạm phát của năm nay thì kỳ vọng lạm phát của chúng ta như đã trình bày ở trên còn ở mức cao hơn”.
“Nếu chính sách của chúng ta không ổn định thì tạo ra chấp chới, tạo ra mất niềm tin của nhân dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến này của đại biểu Quốc hội (về giảm lãi suất), tiếp tục phân tích và theo dõi sát tình hình, khi các điều kiện cho phép thì chúng tôi sẽ tiến hành”, Thống đốc nói.
Còn nếu qua buổi làm việc với Thủ tướng, các lãi suất điều hành phải giảm ngay, ngoài những tác động của nó (ở đây là mối liên hệ với tỷ giá), thì còn là vấn đề về tính độc lập và chủ động điều hành của Ngân hàng Trung ương.
Đầu giờ sáng nay (1/10), các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng giá USD mua vào bán ra. Dù bước tăng không lớn, nhưng là một diễn biến đáng chú ý.
Cụ thể, so với cuối chiều qua, giá USD bán ra đã tăng thêm 10 VND, hiện ít phổ biến ở mức 21.255 VND. Đây cũng là mức cao nhất trong hơn hai tháng qua, sau lần biến động từ hiệu ứng đồn đoán trên thị trường liên ngân hàng cuối tháng 7/2014.
Mức giá trên vẫn nằm sâu dưới trần biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và các mức niêm yết của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn không thay đổi. Chênh lệch giá mua vào - bán ra của các ngân hàng thương mại vẫn ổn định, từ 50-70 VND tùy hình thức mua ngoại tệ mặt hay chuyển khoản.
Tuy nhiên, nếu so với sự ổn định hai tuần trước, giá USD hiện đã tăng từ 30-35 VND chỉ trong một thời gian ngắn. Nhất là diễn biến ngay đầu giờ sáng nay, có thể xem là sự nhạy cảm của tỷ giá trước một số thông tin có ảnh hưởng.
Trước hết, kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá có thể đã được thắp lại khi đầu tuần này, trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình định hướng có thể điều chỉnh tỷ giá USD/VND từ 1-1,43% trong năm nay. Từ đầu năm đến nay, mức điều chỉnh đã là 1%, tức vẫn còn khả năng điều chỉnh tiếp 0,43% còn lại.
Thứ hai, sau khi Ngân hàng Nhà nước “bật đèn xanh” cho tín dụng ngoại tệ, tăng trưởng cho vay bằng ngoại tệ đã liên tiếp tăng cao trong những tháng gần đây; đến cuối tháng 9/2014 đã tăng tới hơn 20% so với cuối 2013.
Vay ngoại tệ luôn phải đổi diện hoặc phải dự phòng rủi ro biến động tỷ giá. Sự nhạy cảm trước thông tin cũng một phần có ở đây.
Thứ ba, quan trọng hơn, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 chiều qua (30/9), thông điệp đưa ra khá rõ ràng là Thủ tướng sẽ họp với Ngân hàng Nhà nước để xem xét điều chỉnh lãi suất VND.
Lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá, nhất là trong cân đối lãi suất VND và USD ngày càng co hẹp. Theo đó, thông điệp từ Chính phủ là có sức nặng lớn nhất lúc này đối với độ nhạy của tỷ giá USD/VND.
Tuy nhiên, khả năng và mức độ giảm lãi suất cũng cần được đánh giá theo thực tế. Hiện lãi suất huy động VND phần lớn đã thả nổi các kỳ hạn dài, chỉ còn áp trần 6%/năm các kỳ hạn dưới 6 tháng. Mà vài tháng gần đây, nhiều ngân hàng thương mại chiếm thị phần huy động lớn đã chủ động áp thấp hơn hẳn so với mức trần 6%/năm này.
Theo đó, nếu hạ trần lãi suất huy động VND, nó chủ yếu chỉ mang tính định hướng hơn là mức độ tác động trực tiếp đối với chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại.
Nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành (như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên thị trường mở…), thì ngoài tính định hướng, tác động sẽ là đáng kể.
Về khả năng giảm lãi suất, trả lời đại biểu Quốc hội đầu tuần này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng dự phòng: “Chúng ta chỉ còn lại duy nhất một mức lãi suất là mức lãi suất trần 6 tháng, 6%/năm. Trên thực tế cũng chỉ là định hướng về lạm phát, còn thực tế đã có nhiều tổ chức tín dụng đã huy động thấp hơn mức đấy rất nhiều. Nếu chúng ta đưa mức lãi suất trần này xuống, ví dụ 5% để cho phù hợp với diễn biến lạm phát của năm nay thì kỳ vọng lạm phát của chúng ta như đã trình bày ở trên còn ở mức cao hơn”.
“Nếu chính sách của chúng ta không ổn định thì tạo ra chấp chới, tạo ra mất niềm tin của nhân dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến này của đại biểu Quốc hội (về giảm lãi suất), tiếp tục phân tích và theo dõi sát tình hình, khi các điều kiện cho phép thì chúng tôi sẽ tiến hành”, Thống đốc nói.
Còn nếu qua buổi làm việc với Thủ tướng, các lãi suất điều hành phải giảm ngay, ngoài những tác động của nó (ở đây là mối liên hệ với tỷ giá), thì còn là vấn đề về tính độc lập và chủ động điều hành của Ngân hàng Trung ương.