Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới
Hộ gia đình không có tư cách pháp nhân không đủ tư cách chủ thể để vay vốn tại tổ chức tín dụng
Từ 15/3/2017, các tổ chức tín dụng bắt đầu thực hiện quy chế cho vay mới. Cùng thời điểm, khuôn khổ pháp lý về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng có hiệu lực.
Những cơ chế mới này được tạo lập bởi hai văn bản Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Điểm mới đáng chú ý là quy định về đối tượng khách hàng vay vốn. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa có những dẫn giải cụ thể.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Để thực hiện quy định mới này của Bộ luật dân sự, Thông tư 39 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân.
Như vậy, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, khách hàng vay là cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đồng thời, Thông tư 43 cũng quy định cho phép cá nhân vay vốn tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và gia đình của cá nhân vay vốn.
Về lãi suất cho vay, Thông tư 39 quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn.
Như vậy, quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39.
Thông tư 39 cũng bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Thông tư 39 cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Còn ở Thông tư 43, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể khái niệm về cho vay tiêu dùng, theo đó hoạt động cho vay của công ty tài chính được xác định là cho vay tiêu dùng khi: hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam; khách hàng vay vốn là cá nhân; mục đích vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó, bao gồm nhu cầumua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở.
Đáng chú ý, theo quy định tại Thông tư 43, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính được giới hạn không vượt quá 100 triệu đồng (trừ trường hợp cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật).
Về những nhu cầu vốn không được cho vay, Thông tư 39 đã bỏ quy định về đảo nợ tại “Quy chế cho vay 1627” trước đây và quy định cụ thể một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Đó là không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Và không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện: là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Ngoài ra, Thông tư 39 và Thông tư 43 có các quy định về đơn giản hóa thủ tục cho vay, đảm bảo minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay.
Những cơ chế mới này được tạo lập bởi hai văn bản Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Điểm mới đáng chú ý là quy định về đối tượng khách hàng vay vốn. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa có những dẫn giải cụ thể.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Để thực hiện quy định mới này của Bộ luật dân sự, Thông tư 39 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân.
Như vậy, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, khách hàng vay là cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đồng thời, Thông tư 43 cũng quy định cho phép cá nhân vay vốn tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và gia đình của cá nhân vay vốn.
Về lãi suất cho vay, Thông tư 39 quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn.
Như vậy, quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39.
Thông tư 39 cũng bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Thông tư 39 cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Còn ở Thông tư 43, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể khái niệm về cho vay tiêu dùng, theo đó hoạt động cho vay của công ty tài chính được xác định là cho vay tiêu dùng khi: hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam; khách hàng vay vốn là cá nhân; mục đích vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó, bao gồm nhu cầumua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở.
Đáng chú ý, theo quy định tại Thông tư 43, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính được giới hạn không vượt quá 100 triệu đồng (trừ trường hợp cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật).
Về những nhu cầu vốn không được cho vay, Thông tư 39 đã bỏ quy định về đảo nợ tại “Quy chế cho vay 1627” trước đây và quy định cụ thể một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Đó là không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Và không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện: là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Ngoài ra, Thông tư 39 và Thông tư 43 có các quy định về đơn giản hóa thủ tục cho vay, đảm bảo minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay.