Rút đề xuất chi ngân sách để xử lý nợ xấu
Trong báo cáo chính thức trình Quốc hội tới đây, Chính phủ sẽ không đề cập đến việc dùng ngân sách để xử lý nợ xấu
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư không đưa kiến nghị về việc xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước vào báo cáo trình Quốc hội.
Trong công văn 8190/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, cơ quan này cho biết, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo về Báo cáo tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng trình Quốc hội.
Theo đó, Phó thủ tướng đồng ý về cơ bản với nội dung Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và giao Bộ này tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo hướng: rà soát, cập nhật lại các số liệu trong báo cáo đến thời điểm gần nhất, trong đó chú ý cập nhật số liệu 9 tháng đầu năm 2014 khớp với báo cáo về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính.
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu không đưa kiến nghị về việc xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước như dự thảo báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về nội dung này.
Trước đó, trong một dự thảo gửi đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã kiến nghị dành một phần ngân sách để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.
Thông tin này ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của dư luận, trong đó hầu hết đều phản ứng không đồng tình với kiến nghị này, bởi ai cũng hiểu rằng, nợ xấu nói chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng là do yếu kém, thậm chí là sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách mà thực chất là những đồng tiền đóng thuế của người dân.
Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến của các chuyện gia, nhà quản lý, trong đó có cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “gợi mở” rằng, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP…Trong khi Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào.
Theo báo cáo mới đây của Chính phủ trình Quốc hội, đến hết tháng 9/2014 đã xử lý trên 249 nghìn tỷ đồng, đạt 53,6% tổng số nợ xấu được xác định trong Đề án thông qua thu nợ, bán phát mại tài sản đảm bảo, bán nợ, cơ cấu lại nợ và sử dụng dự phòng rủi ro là 464.000 tỷ đồng.
Trong 9 tháng/2014, VAMC đã mua trên 50 nghìn tỷ đồng, tổng số nợ xấu đã mua lũy kế đến nay khoảng 90 nghìn tỷ đồng.
Trong công văn 8190/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, cơ quan này cho biết, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo về Báo cáo tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng trình Quốc hội.
Theo đó, Phó thủ tướng đồng ý về cơ bản với nội dung Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và giao Bộ này tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo hướng: rà soát, cập nhật lại các số liệu trong báo cáo đến thời điểm gần nhất, trong đó chú ý cập nhật số liệu 9 tháng đầu năm 2014 khớp với báo cáo về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính.
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu không đưa kiến nghị về việc xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước như dự thảo báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về nội dung này.
Trước đó, trong một dự thảo gửi đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã kiến nghị dành một phần ngân sách để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.
Thông tin này ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của dư luận, trong đó hầu hết đều phản ứng không đồng tình với kiến nghị này, bởi ai cũng hiểu rằng, nợ xấu nói chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng là do yếu kém, thậm chí là sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách mà thực chất là những đồng tiền đóng thuế của người dân.
Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến của các chuyện gia, nhà quản lý, trong đó có cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình “gợi mở” rằng, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP…Trong khi Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào.
Theo báo cáo mới đây của Chính phủ trình Quốc hội, đến hết tháng 9/2014 đã xử lý trên 249 nghìn tỷ đồng, đạt 53,6% tổng số nợ xấu được xác định trong Đề án thông qua thu nợ, bán phát mại tài sản đảm bảo, bán nợ, cơ cấu lại nợ và sử dụng dự phòng rủi ro là 464.000 tỷ đồng.
Trong 9 tháng/2014, VAMC đã mua trên 50 nghìn tỷ đồng, tổng số nợ xấu đã mua lũy kế đến nay khoảng 90 nghìn tỷ đồng.