Sau nới biên độ tỷ giá USD/VND là gì?
Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng tung luôn yếu tố tín hiệu, hai ngày sau “biến cố” tỷ giá
Đầu năm nay, cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước đổi giao diện mới. Một tiêu chí được khẳng định trên đó bằng dòng chữ: “Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền”.
Theo tiêu chí hoạt động trên, sự ổn định của tỷ giá USD/VND, hay mức độ mất giá của đồng Việt Nam đang bị thử thách, trong một tình huống khách quan và đặc biệt: Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ.
Ngân hàng Nhà nước đã có phản ứng nhanh, nới biên độ tỷ giá. Nhưng hẳn các thành viên thị trường sẽ đặt câu hỏi: sau nới biên độ là gì? Câu hỏi trên nổi bật hơn, khi ngày 13/8 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục có thêm “cú bồi” mới.
Cũng trong ngày 13/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra tín hiệu mới hỗ trợ thị trường.
Những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây, thường khoảng một tuần sau đó nhà điều hành mới tiếp tục đưa ra “tín hiệu mở rộng”. Độ trễ này có lẽ là nhằm chờ đợi tỷ giá trên thị trường tìm đến một mặt bằng mới, tương đối ổn định sau những sóng sánh từ điều chỉnh.
Các lần điều chỉnh trước, nhịp điều hành và định hướng thị trường như trên gắn với các yếu tố nội tại trong nước. Lần này, nhịp diễn ra khác, do tác động chủ yếu đến từ bên ngoài. Có lẽ đây là lý do để Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng tung luôn yếu tố tín hiệu, hai ngày sau “biến cố” tỷ giá.
Cụ thể, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng niêm yết mức giá mua vào - bán ra USD, tương ứng 21.600 - 22.085 VND. Thị trường có thêm tín hiệu mới, và đó là tín hiệu bình ổn.
Đương nhiên, trong diễn biến hiện nay, mức 21.600 VND mua vào không có ý nghĩa thực tế. Mức 22.085 VND giá bán ra mới có giá trị định hướng rõ ràng.
Như những lần trước, yết giá bán ra thấp hơn đáng kể so với trần (22.106 VND), Ngân hàng Nhà nước gián tiếp phát đi thông điệp sẵn sàng bình ổn. Thông điệp này thường hiệu nghiệm, như đợt biến động liền trước, mức 21.820 VND mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ấn định bán ra trở thành một chốt chặn thực sự, tỷ giá ổn định cho đến đợt biến động hiện nay.
Lần này, mức giá Ngân hàng Nhà nước định hướng bán ra nói trên, 22.085 VND trong ngày 13/8, ít nhất mở ra suy đoán tỷ giá chính thức trước mắt khó vượt qua mốc đó (mức các ngân hàng thương mại giao dịch với doanh nghiệp và dân cư thường cao hơn từ 5 - 10 VND).
Rộng hơn, trong bối cảnh hiệu ứng từ việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, tín hiệu trên gián tiếp khẳng định quan điểm ứng xử của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục bình ổn sau khi đã nới biên độ.
Nếu tỷ giá tiếp tục có diễn biến căng thẳng, để giữ quan điểm trên, bán ra can thiệp là biện pháp có thể suy đoán tiếp theo. Gần đây, quy mô dự trữ ngoại tệ của Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố là hơn 37 tỷ USD cùng 10 tấn vàng.
Nhưng câu hỏi tiếp theo, quan trọng hơn, là với những biện pháp vừa qua cùng quan điểm bình ổn hiện tại nói trên, Ngân hàng Nhà nước đã có sự “đối trọng” xứng đáng với mức độ phá giá của đồng Nhân dân tệ?
Và cũng không thừa, nếu Trung Quốc tiếp tục làm già trong sự kiện này, cùng với tác động cộng hưởng có thể lớn hơn trên thị trường thế giới, thì ứng xử tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước sẽ như thế nào?
Cho nên, trên mạng xã hội, một số dealer ngoại tệ mấy hôm nay có để trạng thái cá nhân rằng: “Chỉ biết đến ngày mai”.
Theo tiêu chí hoạt động trên, sự ổn định của tỷ giá USD/VND, hay mức độ mất giá của đồng Việt Nam đang bị thử thách, trong một tình huống khách quan và đặc biệt: Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ.
Ngân hàng Nhà nước đã có phản ứng nhanh, nới biên độ tỷ giá. Nhưng hẳn các thành viên thị trường sẽ đặt câu hỏi: sau nới biên độ là gì? Câu hỏi trên nổi bật hơn, khi ngày 13/8 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục có thêm “cú bồi” mới.
Cũng trong ngày 13/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra tín hiệu mới hỗ trợ thị trường.
Những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây, thường khoảng một tuần sau đó nhà điều hành mới tiếp tục đưa ra “tín hiệu mở rộng”. Độ trễ này có lẽ là nhằm chờ đợi tỷ giá trên thị trường tìm đến một mặt bằng mới, tương đối ổn định sau những sóng sánh từ điều chỉnh.
Các lần điều chỉnh trước, nhịp điều hành và định hướng thị trường như trên gắn với các yếu tố nội tại trong nước. Lần này, nhịp diễn ra khác, do tác động chủ yếu đến từ bên ngoài. Có lẽ đây là lý do để Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng tung luôn yếu tố tín hiệu, hai ngày sau “biến cố” tỷ giá.
Cụ thể, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng niêm yết mức giá mua vào - bán ra USD, tương ứng 21.600 - 22.085 VND. Thị trường có thêm tín hiệu mới, và đó là tín hiệu bình ổn.
Đương nhiên, trong diễn biến hiện nay, mức 21.600 VND mua vào không có ý nghĩa thực tế. Mức 22.085 VND giá bán ra mới có giá trị định hướng rõ ràng.
Như những lần trước, yết giá bán ra thấp hơn đáng kể so với trần (22.106 VND), Ngân hàng Nhà nước gián tiếp phát đi thông điệp sẵn sàng bình ổn. Thông điệp này thường hiệu nghiệm, như đợt biến động liền trước, mức 21.820 VND mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ấn định bán ra trở thành một chốt chặn thực sự, tỷ giá ổn định cho đến đợt biến động hiện nay.
Lần này, mức giá Ngân hàng Nhà nước định hướng bán ra nói trên, 22.085 VND trong ngày 13/8, ít nhất mở ra suy đoán tỷ giá chính thức trước mắt khó vượt qua mốc đó (mức các ngân hàng thương mại giao dịch với doanh nghiệp và dân cư thường cao hơn từ 5 - 10 VND).
Rộng hơn, trong bối cảnh hiệu ứng từ việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, tín hiệu trên gián tiếp khẳng định quan điểm ứng xử của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục bình ổn sau khi đã nới biên độ.
Nếu tỷ giá tiếp tục có diễn biến căng thẳng, để giữ quan điểm trên, bán ra can thiệp là biện pháp có thể suy đoán tiếp theo. Gần đây, quy mô dự trữ ngoại tệ của Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố là hơn 37 tỷ USD cùng 10 tấn vàng.
Nhưng câu hỏi tiếp theo, quan trọng hơn, là với những biện pháp vừa qua cùng quan điểm bình ổn hiện tại nói trên, Ngân hàng Nhà nước đã có sự “đối trọng” xứng đáng với mức độ phá giá của đồng Nhân dân tệ?
Và cũng không thừa, nếu Trung Quốc tiếp tục làm già trong sự kiện này, cùng với tác động cộng hưởng có thể lớn hơn trên thị trường thế giới, thì ứng xử tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước sẽ như thế nào?
Cho nên, trên mạng xã hội, một số dealer ngoại tệ mấy hôm nay có để trạng thái cá nhân rằng: “Chỉ biết đến ngày mai”.