Thêm nguồn tiền gửi bền vững từ người nước ngoài?
Người không cư trú là pháp nhân nước ngoài, cá nhân hiện diện tại Việt Nam có thể được gửi tiền có kỳ hạn
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điểm nổi bật của dự thảo này là cơ chế cho phép các trường hợp người nước ngoài được gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, dự thảo đưa ra hướng mở: người không cư trú là pháp nhân nước ngoài, cá nhân có hiện diện tại Việt Nam được gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
Theo ban soạn thảo, quy định nêu trên nhằm đảm bảo hạn chế các dòng vốn nóng, đầu cơ trên thị trường tiền tệ, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam.
Trước đây, bằng các hình thức khác nhau, khi lãi suất huy động USD tại Việt Nam ở mức cao, có giai đoạn lên từ 5-6,4%/năm, chênh lệch lớn so với lãi suất bên ngoài, có hiện tượng vốn nước ngoài chảy vào dưới dạng tiền gửi để hưởng chênh lệch lãi suất cao. Đây từng được xem là dòng vốn nóng, có thể gây xáo trộn trên thị trường…
Tuy nhiên, trong hơn hai năm qua, Việt Nam đã áp dụng cơ chế trần lãi suất tiền gửi USD với 0%/năm, đã hạn chế dòng vốn chảy vào hưởng chênh lệch lãi suất nói trên.
Còn ở cơ chế mới trong dự thảo đang hoàn thiện, cơ hội thu hút nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn của người nước ngoài đặt ra, ở cả tiền gửi VND và ngoại tệ. Trong đó, điểm xác định cụ thể là sự hiện diện tại Việt Nam của pháp nhân, cá nhân đó với quy định kỳ hạn gửi tiền phải đảm bảo sự phù hợp với thời gian cư trú tại Việt Nam.
Dự thảo xác định hai nhóm đối tượng người không cư trú là pháp nhân, cá nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam, gắn với hoạt động gửi tiền có kỳ hạn nói trên.
Thứ nhất, các pháp nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành, văn phòng hoạt động, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự tại Việt Nam gửi tiền gửi có kỳ hạn để phục vụ hoạt động của các hình thức hiện diện tại Việt Nam của người không cư trú đó.
Thứ hai, người không cư trú là cá nhân có hiện diện tại Việt Nam là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với thời hạn dưới 12 tháng; người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho văn phòng đại diện, văn phòng điều hành, văn phòng hoạt động, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn.
Trao đổi với VnEconomy về cơ chế cho phép gửi tiền có kỳ hạn với những đối tượng trên, một chuyên gia ở kênh giám sát cho rằng, họ là những đối tượng có nguồn vốn và thu nhập tại Việt Nam, có nhu cầu gửi tiền và đây cũng là một nguồn lực cần thu hút, cần thiết cho cơ cấu vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng.
“Bên cạnh những đối tượng liên quan đến những pháp nhân đang làm việc và có đầu tư, thu nhập tại Việt Nam, ở cơ chế này cần chú ý thêm khái niệm người không cư trú nhưng có hiện diện tại Việt Nam dưới 12 tháng như du lịch, chữa bệnh, học tập ngắn hạn…, họ được mở tài khoản thanh toán, được dùng nguồn tiền nhàn rỗi trên đó để chuyển sang gửi có kỳ hạn để tranh thủ lãi suất cao hơn”, chuyên gia trên lưu ý.
Theo đó, các tổ chức tín dụng Việt Nam có thêm điều kiện để thu hút nguồn vốn mới này, theo các kỳ hạn để củng cố cơ cấu nguồn vốn bền vững hơn, thay vì chỉ ở dạng tiền gửi thanh toán trên tài khoản không kỳ hạn. Mặt khác, lãi suất VND gửi theo các kỳ hạn có chênh lệch cao hơn, cũng sẽ là yếu tố kích thích thêm nguồn tiền gửi này.
Tuy nhiên, với tiền gửi USD, chuyên gia trên đặt tình huống: liệu dự thảo thông tư này có gợi mở về khả năng nâng trần lãi suất tiền gửi USD theo các kỳ hạn trong thời gian tới hay không, để thu hút và tốt cho cơ cấu nguồn hệ thống, vì với trần 0% hiện nay thì yếu tố kỳ hạn là mờ nhạt đối với nguồn tiền gửi này.
Điểm nổi bật của dự thảo này là cơ chế cho phép các trường hợp người nước ngoài được gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, dự thảo đưa ra hướng mở: người không cư trú là pháp nhân nước ngoài, cá nhân có hiện diện tại Việt Nam được gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
Theo ban soạn thảo, quy định nêu trên nhằm đảm bảo hạn chế các dòng vốn nóng, đầu cơ trên thị trường tiền tệ, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam.
Trước đây, bằng các hình thức khác nhau, khi lãi suất huy động USD tại Việt Nam ở mức cao, có giai đoạn lên từ 5-6,4%/năm, chênh lệch lớn so với lãi suất bên ngoài, có hiện tượng vốn nước ngoài chảy vào dưới dạng tiền gửi để hưởng chênh lệch lãi suất cao. Đây từng được xem là dòng vốn nóng, có thể gây xáo trộn trên thị trường…
Tuy nhiên, trong hơn hai năm qua, Việt Nam đã áp dụng cơ chế trần lãi suất tiền gửi USD với 0%/năm, đã hạn chế dòng vốn chảy vào hưởng chênh lệch lãi suất nói trên.
Còn ở cơ chế mới trong dự thảo đang hoàn thiện, cơ hội thu hút nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn của người nước ngoài đặt ra, ở cả tiền gửi VND và ngoại tệ. Trong đó, điểm xác định cụ thể là sự hiện diện tại Việt Nam của pháp nhân, cá nhân đó với quy định kỳ hạn gửi tiền phải đảm bảo sự phù hợp với thời gian cư trú tại Việt Nam.
Dự thảo xác định hai nhóm đối tượng người không cư trú là pháp nhân, cá nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam, gắn với hoạt động gửi tiền có kỳ hạn nói trên.
Thứ nhất, các pháp nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam dưới các hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành, văn phòng hoạt động, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự tại Việt Nam gửi tiền gửi có kỳ hạn để phục vụ hoạt động của các hình thức hiện diện tại Việt Nam của người không cư trú đó.
Thứ hai, người không cư trú là cá nhân có hiện diện tại Việt Nam là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với thời hạn dưới 12 tháng; người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho văn phòng đại diện, văn phòng điều hành, văn phòng hoạt động, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn.
Trao đổi với VnEconomy về cơ chế cho phép gửi tiền có kỳ hạn với những đối tượng trên, một chuyên gia ở kênh giám sát cho rằng, họ là những đối tượng có nguồn vốn và thu nhập tại Việt Nam, có nhu cầu gửi tiền và đây cũng là một nguồn lực cần thu hút, cần thiết cho cơ cấu vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng.
“Bên cạnh những đối tượng liên quan đến những pháp nhân đang làm việc và có đầu tư, thu nhập tại Việt Nam, ở cơ chế này cần chú ý thêm khái niệm người không cư trú nhưng có hiện diện tại Việt Nam dưới 12 tháng như du lịch, chữa bệnh, học tập ngắn hạn…, họ được mở tài khoản thanh toán, được dùng nguồn tiền nhàn rỗi trên đó để chuyển sang gửi có kỳ hạn để tranh thủ lãi suất cao hơn”, chuyên gia trên lưu ý.
Theo đó, các tổ chức tín dụng Việt Nam có thêm điều kiện để thu hút nguồn vốn mới này, theo các kỳ hạn để củng cố cơ cấu nguồn vốn bền vững hơn, thay vì chỉ ở dạng tiền gửi thanh toán trên tài khoản không kỳ hạn. Mặt khác, lãi suất VND gửi theo các kỳ hạn có chênh lệch cao hơn, cũng sẽ là yếu tố kích thích thêm nguồn tiền gửi này.
Tuy nhiên, với tiền gửi USD, chuyên gia trên đặt tình huống: liệu dự thảo thông tư này có gợi mở về khả năng nâng trần lãi suất tiền gửi USD theo các kỳ hạn trong thời gian tới hay không, để thu hút và tốt cho cơ cấu nguồn hệ thống, vì với trần 0% hiện nay thì yếu tố kỳ hạn là mờ nhạt đối với nguồn tiền gửi này.