Vì sao lợi nhuận LienVietPostBank giảm?
Lợi nhuận của LienVietPostBank giảm từ 644 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 535 tỷ đồng năm 2014
Ngày 28/3/2015, LienVietPostBank tổ chức kỷ niệm 7 năm thành lập và hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2015.
Theo báo cáo chung về tình hình hoạt động sau 7 năm, LienVietPostBank đã có sự tăng trưởng gấp nhiều lần so với thời điểm mới đi vào hoạt động năm 2008.
Vượt mốc 100 nghìn tỷ
Điểm nổi bật mà ngân hàng này nhấn mạnh trong thông cáo về sự kiện trên là hiện đã có được mạng lưới gồm gần 100 chi nhánh/phòng Giao dịch và hơn 10.000 điểm cung cấp dịch vụ trên hệ thống Phòng Giao dịch Bưu điện trên toàn quốc.
Với thế mạnh đó, LienVietPostBank hiện đang là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Về quy mô, tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản LienVietPostBank đã chính thức vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng, đạt 100.800 tỷ đồng, từ mức 7.453 tỷ đồng khởi đầu 7 năm trước. Đây cũng là quy mô lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời cùng thời điểm.
Huy động vốn đến cuối năm 2014 đạt 91.759 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư (85% tổng huy động vốn), thể hiện tính ổn định, bền vững trong tăng trưởng nguồn vốn huy động của LienVietPostBank.
Dư nợ đến cuối 2014 đạt 50.076 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 ở mức 1,23%, thấp hơn nhiều so với mức tối đa mà đại hội đồng cổ đông cho phép (3%).
Bên cạnh quy mô trên, sau 7 năm hoạt động, LienVietPostBank cũng đã khẳng định thế mạnh ở một số nghiệp vụ kinh doanh chính trong hệ thống.
Như ở hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tính riêng trên thị trường liên ngân hàng, doanh số giao dịch ngoại tệ của LienVietPostBank năm 2014 đã tăng gần 40% so với năm 2013. Doanh số giao dịch ngoại tệ của LienVietPostBank với Ngân hàng Nhà nước cũng tăng mạnh, đạt hơn 1,5 tỷ USD. Hoạt động này đưa LienVietPostBank tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có giao dịch ngoại tệ nhiều nhất với Ngân hàng Nhà nước.
Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ của LienVietPostBank đạt hơn 3,5 tỷ USD trong năm 2014 đưa LienVietPostBank nằm trong top 10 ngân hàng có doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ lớn nhất thị trường.
Và sau 7 năm hoạt động, tổng lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt gần 5.000 tỷ đồng, bình quân hơn 700 tỷ đồng/năm, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt được duy trì hàng năm và đảm bảo ở mức trung bình 10 - 15%/năm.
Điểm được chú ý là lợi nhuận của ngân hàng này có xu hướng giảm những năm gần đây, như khá nổi bật trong năm 2014.
Chuẩn bị cho đường dài
Theo lý giải của ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, nguyên do của lợi nhuận giảm một phần từ bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, song cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, LienVietPostBank tập trung cho việc trích lập dự phòng rủi ro, cũng như sẵn sàng cho việc thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn, chặt chẽ hơn trong phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Thông tư 09 - cơ chế mới áp dụng toàn diện từ năm 2015.
Mặt khác, ông Hưởng cho biết, từ khi thành lập đến nay, ngân hàng luôn xác định nền tảng khách hàng lớn là khu vực nông nghiệp nông thôn, bằng việc luôn duy trì tối thiểu 40% dư nợ cho khu vực này mà không đề cao, không chịu nhiều áp lực về yếu tố lợi nhuận.
“Đây là khu vực cần các chính sách ưu đãi nhất, cụ thể là lãi suất. Vì vậy, lợi nhuận thu được không cao như các nhóm khách hàng khác, nhưng đổi lại chúng tôi có được lượng khách hàng lớn, bền vững và an toàn. 85% lượng tiền gửi của chúng tôi là từ dân cư, cũng phản ánh và có được từ sự gắn bó đó”, ông Hưởng nói.
Riêng trong năm 2014, lợi nhuận giảm còn có một số yếu tố khá riêng biệt. Ngoài việc tăng cường trích lập dự phòng và sẵn sàng áp dụng Thông tư 09, ông Hưởng cho biết, LienVietPostBank đã tập trung chi phí để đầu tư phát triển mạng lưới và công nghệ.
Cũng như ở việc trích lập dự phòng, hai trọng tâm đầu tư trên cần nhiều chi phí nhưng chưa mang lại lợi nhuận lớn trong ngắn hạn, mà để tính cho đường dài.
Với việc tập trung đầu tư phát triển mạng lưới, đặc biệt trong năm 2014, LienVietPostBank đang tiến gần tới mục tiêu lớn trong năm 2015: trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên thiết lập chi nhánh, phòng giao dịch tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đi cùng là việc tăng cường lực lượng nhân sự, đổi mới biên chế…
Về công nghệ, năm 2014 LienVietPostBank cũng đã dồn lực để xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng, để đảm bảo dữ liệu kinh doanh luôn được sao lưu, cập nhật và thông suốt liên tục. Đây là bước tiến mới về nền tảng công nghệ thông tin mà hiện tại mới chỉ có một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Sacombank, VIB… xây dựng được.
“Với những lý do đó, quan điểm của chúng tôi, lợi nhuận giảm là để tính cho đường dài. LienVietPostBank cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển bền vững hơn, để bứt phá tốt hơn khi kinh tế vĩ mô dự báo có nhiều chuyển biến tích cực từ năm 2015”, ông Nguyễn Đức Hưởng nói.
Theo báo cáo chung về tình hình hoạt động sau 7 năm, LienVietPostBank đã có sự tăng trưởng gấp nhiều lần so với thời điểm mới đi vào hoạt động năm 2008.
Vượt mốc 100 nghìn tỷ
Điểm nổi bật mà ngân hàng này nhấn mạnh trong thông cáo về sự kiện trên là hiện đã có được mạng lưới gồm gần 100 chi nhánh/phòng Giao dịch và hơn 10.000 điểm cung cấp dịch vụ trên hệ thống Phòng Giao dịch Bưu điện trên toàn quốc.
Với thế mạnh đó, LienVietPostBank hiện đang là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Về quy mô, tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản LienVietPostBank đã chính thức vượt mốc 100 nghìn tỷ đồng, đạt 100.800 tỷ đồng, từ mức 7.453 tỷ đồng khởi đầu 7 năm trước. Đây cũng là quy mô lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời cùng thời điểm.
Huy động vốn đến cuối năm 2014 đạt 91.759 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư (85% tổng huy động vốn), thể hiện tính ổn định, bền vững trong tăng trưởng nguồn vốn huy động của LienVietPostBank.
Dư nợ đến cuối 2014 đạt 50.076 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2014 ở mức 1,23%, thấp hơn nhiều so với mức tối đa mà đại hội đồng cổ đông cho phép (3%).
Bên cạnh quy mô trên, sau 7 năm hoạt động, LienVietPostBank cũng đã khẳng định thế mạnh ở một số nghiệp vụ kinh doanh chính trong hệ thống.
Như ở hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tính riêng trên thị trường liên ngân hàng, doanh số giao dịch ngoại tệ của LienVietPostBank năm 2014 đã tăng gần 40% so với năm 2013. Doanh số giao dịch ngoại tệ của LienVietPostBank với Ngân hàng Nhà nước cũng tăng mạnh, đạt hơn 1,5 tỷ USD. Hoạt động này đưa LienVietPostBank tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có giao dịch ngoại tệ nhiều nhất với Ngân hàng Nhà nước.
Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ của LienVietPostBank đạt hơn 3,5 tỷ USD trong năm 2014 đưa LienVietPostBank nằm trong top 10 ngân hàng có doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ lớn nhất thị trường.
Và sau 7 năm hoạt động, tổng lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt gần 5.000 tỷ đồng, bình quân hơn 700 tỷ đồng/năm, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt được duy trì hàng năm và đảm bảo ở mức trung bình 10 - 15%/năm.
Điểm được chú ý là lợi nhuận của ngân hàng này có xu hướng giảm những năm gần đây, như khá nổi bật trong năm 2014.
Chuẩn bị cho đường dài
Theo lý giải của ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, nguyên do của lợi nhuận giảm một phần từ bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, song cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, LienVietPostBank tập trung cho việc trích lập dự phòng rủi ro, cũng như sẵn sàng cho việc thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn, chặt chẽ hơn trong phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Thông tư 09 - cơ chế mới áp dụng toàn diện từ năm 2015.
Mặt khác, ông Hưởng cho biết, từ khi thành lập đến nay, ngân hàng luôn xác định nền tảng khách hàng lớn là khu vực nông nghiệp nông thôn, bằng việc luôn duy trì tối thiểu 40% dư nợ cho khu vực này mà không đề cao, không chịu nhiều áp lực về yếu tố lợi nhuận.
“Đây là khu vực cần các chính sách ưu đãi nhất, cụ thể là lãi suất. Vì vậy, lợi nhuận thu được không cao như các nhóm khách hàng khác, nhưng đổi lại chúng tôi có được lượng khách hàng lớn, bền vững và an toàn. 85% lượng tiền gửi của chúng tôi là từ dân cư, cũng phản ánh và có được từ sự gắn bó đó”, ông Hưởng nói.
Riêng trong năm 2014, lợi nhuận giảm còn có một số yếu tố khá riêng biệt. Ngoài việc tăng cường trích lập dự phòng và sẵn sàng áp dụng Thông tư 09, ông Hưởng cho biết, LienVietPostBank đã tập trung chi phí để đầu tư phát triển mạng lưới và công nghệ.
Cũng như ở việc trích lập dự phòng, hai trọng tâm đầu tư trên cần nhiều chi phí nhưng chưa mang lại lợi nhuận lớn trong ngắn hạn, mà để tính cho đường dài.
Với việc tập trung đầu tư phát triển mạng lưới, đặc biệt trong năm 2014, LienVietPostBank đang tiến gần tới mục tiêu lớn trong năm 2015: trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên thiết lập chi nhánh, phòng giao dịch tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đi cùng là việc tăng cường lực lượng nhân sự, đổi mới biên chế…
Về công nghệ, năm 2014 LienVietPostBank cũng đã dồn lực để xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng, để đảm bảo dữ liệu kinh doanh luôn được sao lưu, cập nhật và thông suốt liên tục. Đây là bước tiến mới về nền tảng công nghệ thông tin mà hiện tại mới chỉ có một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Sacombank, VIB… xây dựng được.
“Với những lý do đó, quan điểm của chúng tôi, lợi nhuận giảm là để tính cho đường dài. LienVietPostBank cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển bền vững hơn, để bứt phá tốt hơn khi kinh tế vĩ mô dự báo có nhiều chuyển biến tích cực từ năm 2015”, ông Nguyễn Đức Hưởng nói.