Vì sao lợi nhuận “siêu tổng công ty” biến động mạnh?
Ước tính lợi nhuận quý 1/2017 của “siêu tổng công ty” chỉ bằng 28% cùng kỳ năm trước
Ngày 19/4, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố kết quả hoạt động cơ bản quý 1/2017, với doanh thu và lợi nhuận biến động mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, ước tính quý 1/2017, doanh thu của SCIC đạt 639 tỷ đồng, chỉ bằng 22% so với cùng kỳ năm 2016 và bằng 6% kế hoạch năm (tạm tính); lợi nhuận trước thuế ước đạt 584 tỷ đồng, bằng 7% kế hoạch năm 2017 (tạm tính) và bằng 28% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ - bằng 29% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, theo lý giải của SCIC, những biến động mạnh như trên trong quý 1 năm nay, cũng như các năm trước là bình thường, do việc hạch toán và chuyển tiếp kết quả giữa các quý.
Như quý 1/2016, doanh thu và lợi nhuận của “siêu tổng công ty” này đột biến do chuyển tiếp khoản khoảng 1.000 tỷ đồng từ thoái vốn tại Khách sạn Kim Liên (Hà Nội thực hiện trong quý 4/2015.
Hoặc như năm 2016, lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt kỷ lục 15.826 tỷ đồng một phần có giao dịch lớn từ việc thoái vốn tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)…
Ngoài ra, trong quý 1 năm nay, hoạt động bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà SCIC gặp nhiều khó khăn, cũng như có hạn chế về mặt thời điểm.
Thứ nhất, trong quý 1 hàng năm, hầu hết các doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên cũng như chốt báo cáo tài chính năm trước, nên thường phải từ quý 2 hoạt động bán vốn mới bắt đầu triển khai mạnh hơn.
Thứ hai, chất lượng hàng hóa mà SCIC muốn thoái vốn có hạn chế nhất định.
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC, cho biết, trong quý 1 và năm 2017, tổng công ty có 107 doanh nghiệp thuộc kế hoạch thoái vốn, nhưng trong đó có tới gần 80 doanh nghiệp khó bán, thậm chí có nhiều trường hợp nhà đầu tư gần như không hoặc chưa quan tâm.
Bước đầu, trong quý 1/2017, SCIC đã thực hiện bán vốn Nhà nước tại 7 doanh nghiệp, với giá vốn là 37 tỷ đồng, giá trị thu được là 44 tỷ đồng, bằng 1,2 lần giá vốn.
Đến nay, danh mục doanh nghiệp của SCIC có 144 doanh nghiệp với vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.098 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 87.991 tỷ đồng. Trong đó có 22 doanh nghiệp nhóm A1 với tỉ trọng vốn nhà nước là 60,4%, 13 doanh nghiệp nhóm A2 với tỉ trọng vốn nhà nước là 6,3%, 33 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 26,5%, và 76 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 6,8%.
Năm 2017, “siêu tổng công ty” này đặt kế hoạch đạt 11.241 tỷ đồng doanh thu và 8.330 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Cụ thể, ước tính quý 1/2017, doanh thu của SCIC đạt 639 tỷ đồng, chỉ bằng 22% so với cùng kỳ năm 2016 và bằng 6% kế hoạch năm (tạm tính); lợi nhuận trước thuế ước đạt 584 tỷ đồng, bằng 7% kế hoạch năm 2017 (tạm tính) và bằng 28% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ - bằng 29% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, theo lý giải của SCIC, những biến động mạnh như trên trong quý 1 năm nay, cũng như các năm trước là bình thường, do việc hạch toán và chuyển tiếp kết quả giữa các quý.
Như quý 1/2016, doanh thu và lợi nhuận của “siêu tổng công ty” này đột biến do chuyển tiếp khoản khoảng 1.000 tỷ đồng từ thoái vốn tại Khách sạn Kim Liên (Hà Nội thực hiện trong quý 4/2015.
Hoặc như năm 2016, lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt kỷ lục 15.826 tỷ đồng một phần có giao dịch lớn từ việc thoái vốn tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)…
Ngoài ra, trong quý 1 năm nay, hoạt động bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà SCIC gặp nhiều khó khăn, cũng như có hạn chế về mặt thời điểm.
Thứ nhất, trong quý 1 hàng năm, hầu hết các doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên cũng như chốt báo cáo tài chính năm trước, nên thường phải từ quý 2 hoạt động bán vốn mới bắt đầu triển khai mạnh hơn.
Thứ hai, chất lượng hàng hóa mà SCIC muốn thoái vốn có hạn chế nhất định.
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC, cho biết, trong quý 1 và năm 2017, tổng công ty có 107 doanh nghiệp thuộc kế hoạch thoái vốn, nhưng trong đó có tới gần 80 doanh nghiệp khó bán, thậm chí có nhiều trường hợp nhà đầu tư gần như không hoặc chưa quan tâm.
Bước đầu, trong quý 1/2017, SCIC đã thực hiện bán vốn Nhà nước tại 7 doanh nghiệp, với giá vốn là 37 tỷ đồng, giá trị thu được là 44 tỷ đồng, bằng 1,2 lần giá vốn.
Đến nay, danh mục doanh nghiệp của SCIC có 144 doanh nghiệp với vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.098 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 87.991 tỷ đồng. Trong đó có 22 doanh nghiệp nhóm A1 với tỉ trọng vốn nhà nước là 60,4%, 13 doanh nghiệp nhóm A2 với tỉ trọng vốn nhà nước là 6,3%, 33 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 26,5%, và 76 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỉ trọng vốn nhà nước là 6,8%.
Năm 2017, “siêu tổng công ty” này đặt kế hoạch đạt 11.241 tỷ đồng doanh thu và 8.330 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.