Vietcombank lên kế hoạch 9.200 tỷ lợi nhuận
Vietcombank bước đầu xác định các chỉ tiêu kinh doanh chính trong năm 2017
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2017, xác định các chỉ tiêu cơ bản trước khi trình đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua.
Theo đó, năm 2017, Vietcombank đặt các chỉ tiêu tăng trưởng khá thận trọng so với năm 2016.
Cụ thể, chỉ tiêu tổng tài sản tăng trưởng khoảng 11%, tín dụng tăng trưởng khoảng 18% (thấp hơn năm 2016 và sát với chỉ tiêu tăng trưởng chung toàn ngành theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước), huy động vốn tăng trưởng khoảng 15% (thấp hơn năm 2016), tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khoảng 12% (9.200 tỷ đồng).
Tại hội nghị, ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, năm 2017, với các điều kiện và nguồn lực hiện nay, cùng nỗ lực trên tất cả các hoạt động, Vietcombank tin tưởng sẽ thực hiện vượt các chỉ tiêu nói trên.
Năm 2016, Vietcombank đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Trong đó, lợi nhuận trước thuế đạt được cao nhất từ trước tới nay với 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so với 2015; tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,45% sau khi đã nhận lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC trước đây, cùng dư quỹ dự phòng rủi ro lên tới 8.202 tỷ đồng, bằng 121% tổng dư nợ xấu.
Cũng theo Tổng giám đốc Phạm Quang Dũng, năm 2017, Vietcombank sẽ phát triển và dịch chuyển cơ cấu khách hàng, cơ cấu kinh doanh. Đây cũng là điểm đã thể hiện rõ nét năm qua.
Cụ thể, trong năm 2016, ngân hàng này đã chủ động tăng trưởng dư nợ khách hàng doanh nghiệp ở mức thấp, chỉ 8,6%, trong khi tăng trưởng tín dụng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng khách hàng thể nhân ở mức cao (tương ứng tăng 39% và 38,8%). Huy động vốn cũng gia tăng ở nguồn vốn rẻ, với vốn không kỳ hạn tăng 13,9%, chiếm tỷ trọng tới 28% tổng nguồn, tạo điều kiện bình quân giá vốn và giảm lãi suất cho vay…
Tham dự và phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đánh giá cao những kết quả Vietcombank đạt được trong năm qua, đặc biệt là hiệu quả trong xử lý nợ xấu.
Thống đốc cũng yêu cầu, trong năm 2017, sau khi trình Chính phủ và triển khai các phương án cụ thể, Vietcombank sẽ cùng tham gia tái cơ cấu các ngân hàng khác.
“Đây vừa là nhiệm vụ chính trị, nhưng cũng là cơ hội của Vietcombank. Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Chính phủ để tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia. Nếu thực hiện tái cơ cấu thành công thì Vietcombank cũng có điều kiện để Vietcombank tăng quy mô”, Thống đốc yêu cầu.
Đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và chỉ định Vietcombank trực tiếp tham gia tái cơ cấu. Từ đó đến nay, Vietcombank đã cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành cũng như hỗ trợ toàn diện cho ngân hàng này.
Theo đó, năm 2017, Vietcombank đặt các chỉ tiêu tăng trưởng khá thận trọng so với năm 2016.
Cụ thể, chỉ tiêu tổng tài sản tăng trưởng khoảng 11%, tín dụng tăng trưởng khoảng 18% (thấp hơn năm 2016 và sát với chỉ tiêu tăng trưởng chung toàn ngành theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước), huy động vốn tăng trưởng khoảng 15% (thấp hơn năm 2016), tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khoảng 12% (9.200 tỷ đồng).
Tại hội nghị, ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, năm 2017, với các điều kiện và nguồn lực hiện nay, cùng nỗ lực trên tất cả các hoạt động, Vietcombank tin tưởng sẽ thực hiện vượt các chỉ tiêu nói trên.
Năm 2016, Vietcombank đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Trong đó, lợi nhuận trước thuế đạt được cao nhất từ trước tới nay với 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so với 2015; tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,45% sau khi đã nhận lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC trước đây, cùng dư quỹ dự phòng rủi ro lên tới 8.202 tỷ đồng, bằng 121% tổng dư nợ xấu.
Cũng theo Tổng giám đốc Phạm Quang Dũng, năm 2017, Vietcombank sẽ phát triển và dịch chuyển cơ cấu khách hàng, cơ cấu kinh doanh. Đây cũng là điểm đã thể hiện rõ nét năm qua.
Cụ thể, trong năm 2016, ngân hàng này đã chủ động tăng trưởng dư nợ khách hàng doanh nghiệp ở mức thấp, chỉ 8,6%, trong khi tăng trưởng tín dụng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng khách hàng thể nhân ở mức cao (tương ứng tăng 39% và 38,8%). Huy động vốn cũng gia tăng ở nguồn vốn rẻ, với vốn không kỳ hạn tăng 13,9%, chiếm tỷ trọng tới 28% tổng nguồn, tạo điều kiện bình quân giá vốn và giảm lãi suất cho vay…
Tham dự và phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đánh giá cao những kết quả Vietcombank đạt được trong năm qua, đặc biệt là hiệu quả trong xử lý nợ xấu.
Thống đốc cũng yêu cầu, trong năm 2017, sau khi trình Chính phủ và triển khai các phương án cụ thể, Vietcombank sẽ cùng tham gia tái cơ cấu các ngân hàng khác.
“Đây vừa là nhiệm vụ chính trị, nhưng cũng là cơ hội của Vietcombank. Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Chính phủ để tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia. Nếu thực hiện tái cơ cấu thành công thì Vietcombank cũng có điều kiện để Vietcombank tăng quy mô”, Thống đốc yêu cầu.
Đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và chỉ định Vietcombank trực tiếp tham gia tái cơ cấu. Từ đó đến nay, Vietcombank đã cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành cũng như hỗ trợ toàn diện cho ngân hàng này.