Brexit bất ngờ gặp trở ngại từ tòa án Anh
Theo phán quyết của Tòa Thượng thẩm Anh, Chính phủ nước này không thể kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon nếu không có sự cho phép của Quốc hội
Tòa Thượng thẩm của Anh ngày 3/11 ra phán quyết rằng Chính phủ Anh phải có được sự phê chuẩn của Quốc hội mới được phép khởi động quy trình rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) - trong một diễn biến có thể đảo lộn kế hoạch của Thủ tướng Anh Theresa May về Brexit.
Theo tin từ Reuters, Chính phủ Anh cho biết sẽ kháng cáo quyết định trên. Một phát ngôn viên của bà May nói bà sẽ vẫn thực hiện kế hoạch về khởi động cuộc đàm phán về các điều kiện Brexit trong thời gian từ nay tới tháng 3/2017.
Đồng Bảng Anh đã tăng giá sau khi phán quyết của Tòa Thượng thẩm được đưa ra, đạt mức cao nhất trong 3 tuần so với đồng USD. Nhiều nhà đầu tư cho rằng Quốc hội Anh sẽ kiềm chế các chính sách Brexit của Chính phủ nước này và nhờ đó giảm nguy cơ về một vụ “Brexit cứng” với nhiều tác động tiêu cực về kinh tế.
“Nguyên tắc căn bản nhất của Hiến pháp Anh là Quốc hội có quyền lực tối cao và có thể thông qua hay hủy bỏ bất kỳ đạo luật nào”, ông John Thomas, thẩm phán cấp cao nhất của Anh, phát biểu.
Ông Thomas và hai thẩm phán cấp cao khác của Anh không nói Chính phủ cần phải làm gì, cũng không nói liệu có cần thông qua một đạo luật mới để kích hoạt quy trình Brexit hay không. Trong trường hợp phải thông qua một đạo luật như vậy, đạo luật đó có thể vấp phải sự phản đối và sửa đổi tại cả hai viện Quốc hội, đặc biệt là Thượng viện.
Về lý thuyết, Quốc hội Anh hoàn toàn có thể chặn đứng Brexit. Tuy nhiên, hầu như không ai kỳ vọng điều này xảy ra, bởi cử tri Anh đã bỏ phiếu với tỷ lệ 52% và 48% để chọn Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6.
Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa Thượng thẩm Anh khiến nhiệm vụ đầy thách thức đưa Anh ra khỏi khối EU mà nước này gia nhập cách đây 43 năm trở nên phức tạp hơn. Phán quyết này cũng đặt ra rủi ro đối với hạn chót tháng 3/2017 mà Thủ tướng May đặt ra cho việc kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon - bước chính thức cần thiết để khởi động tiến trình đưa Anh ra khỏi EU.
“Chính phủ thất vọng trước phán quyết của tòa án”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Liam Fox nói trước Quốc hội. “Cử tri đã chọn ra khỏi EU trong một cuộc trưng cầu dân ý được phê chuẩn bởi Quốc hội. Chính phủ quyết tâm tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đó”.
Nói về quyết tâm của Chính phủ thực thi kế hoạch Brexit như đã định, phát ngôn viên của bà May nói: “Kế hoạch của chúng tôi vẫn là kích hoạt Điều 50 trước cuối tháng 3. Chúng tôi tin rằng quy trình pháp lý sẽ cho phép điều đó diễn ra”.
Theo phán quyết của Tòa Thượng thẩm Anh, Chính phủ nước này không thể kích hoạt Điều 50 nếu không có sự cho phép của Quốc hội.
“Tòa Thượng thẩm không chấp nhận lập luận mà Chính phủ đưa ra”, thẩm phán Thomas nói. “Chúng tôi quyết định rằng Chính phủ không có quyền lực ra thông báo theo Điều 50 để Anh rút khỏi EU”, theo phán quyết.
Các thẩm phán cho phép Chính phủ Anh kháng cáo Tòa Thượng thẩm, cơ quan tư pháp cấp cao nhất của Anh, và đơn kháng cáo sẽ được giải quyết trong thời gian từ ngày 5-8/12.
Nhà quản lý quỹ Gina Miller, nguyên đơn chính trong vụ kiện Chính phủ Anh lên Tòa Thượng thẩm về Brexit, nói vụ kiện này là “về quy trình, không phải vì lý do chính trị”, và bác bỏ những cáo buộc cho rằng nguyên đơn đang tìm cách cản trở ý nguyện của cử tri Anh.
Đa số nghị sỹ Anh bỏ phiếu chọn ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6. Nhiều nhà đầu tư tin rằng việc Quốc hội can thiệp nhiều hơn vào quy trình Brexit sẽ làm giảm ảnh hưởng của các bộ trưởng trong Chính phủ của bà May, những người vốn ủng hộ mạnh mẽ Brexit.
Sự can thiệp của Quốc hội có thể sẽ làm giảm khả năng về một cuộc “Brexit cứng” - kịch bản trong đó Anh ưu tiên các biện pháp kiểm soát nhập cư chặt chẽ thay vì ưu tiên ở lại trong thị trường chung châu Âu.
Ông Nigel Farage, thủ lĩnh UKIP, một đảng chống EU, viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông lo phán quyết của Tòa Thượng thẩm Anh có thể trở thành một nỗ lực “phá bĩnh” Brexit.
“Tôi lo rằng sắp có một sự phản bội”, ông Farage viết. “Tôi e là mọi nỗ lực sẽ được thực thi để cản trở hoặc trì hoãn kích hoạt Điều 50. Họ không biết được mức độ giận dữ của công chúng mà họ có thể gây ra sẽ cao tới mức nào”.
Theo tin từ Reuters, Chính phủ Anh cho biết sẽ kháng cáo quyết định trên. Một phát ngôn viên của bà May nói bà sẽ vẫn thực hiện kế hoạch về khởi động cuộc đàm phán về các điều kiện Brexit trong thời gian từ nay tới tháng 3/2017.
Đồng Bảng Anh đã tăng giá sau khi phán quyết của Tòa Thượng thẩm được đưa ra, đạt mức cao nhất trong 3 tuần so với đồng USD. Nhiều nhà đầu tư cho rằng Quốc hội Anh sẽ kiềm chế các chính sách Brexit của Chính phủ nước này và nhờ đó giảm nguy cơ về một vụ “Brexit cứng” với nhiều tác động tiêu cực về kinh tế.
“Nguyên tắc căn bản nhất của Hiến pháp Anh là Quốc hội có quyền lực tối cao và có thể thông qua hay hủy bỏ bất kỳ đạo luật nào”, ông John Thomas, thẩm phán cấp cao nhất của Anh, phát biểu.
Ông Thomas và hai thẩm phán cấp cao khác của Anh không nói Chính phủ cần phải làm gì, cũng không nói liệu có cần thông qua một đạo luật mới để kích hoạt quy trình Brexit hay không. Trong trường hợp phải thông qua một đạo luật như vậy, đạo luật đó có thể vấp phải sự phản đối và sửa đổi tại cả hai viện Quốc hội, đặc biệt là Thượng viện.
Về lý thuyết, Quốc hội Anh hoàn toàn có thể chặn đứng Brexit. Tuy nhiên, hầu như không ai kỳ vọng điều này xảy ra, bởi cử tri Anh đã bỏ phiếu với tỷ lệ 52% và 48% để chọn Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6.
Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa Thượng thẩm Anh khiến nhiệm vụ đầy thách thức đưa Anh ra khỏi khối EU mà nước này gia nhập cách đây 43 năm trở nên phức tạp hơn. Phán quyết này cũng đặt ra rủi ro đối với hạn chót tháng 3/2017 mà Thủ tướng May đặt ra cho việc kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon - bước chính thức cần thiết để khởi động tiến trình đưa Anh ra khỏi EU.
“Chính phủ thất vọng trước phán quyết của tòa án”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Liam Fox nói trước Quốc hội. “Cử tri đã chọn ra khỏi EU trong một cuộc trưng cầu dân ý được phê chuẩn bởi Quốc hội. Chính phủ quyết tâm tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đó”.
Nói về quyết tâm của Chính phủ thực thi kế hoạch Brexit như đã định, phát ngôn viên của bà May nói: “Kế hoạch của chúng tôi vẫn là kích hoạt Điều 50 trước cuối tháng 3. Chúng tôi tin rằng quy trình pháp lý sẽ cho phép điều đó diễn ra”.
Theo phán quyết của Tòa Thượng thẩm Anh, Chính phủ nước này không thể kích hoạt Điều 50 nếu không có sự cho phép của Quốc hội.
“Tòa Thượng thẩm không chấp nhận lập luận mà Chính phủ đưa ra”, thẩm phán Thomas nói. “Chúng tôi quyết định rằng Chính phủ không có quyền lực ra thông báo theo Điều 50 để Anh rút khỏi EU”, theo phán quyết.
Các thẩm phán cho phép Chính phủ Anh kháng cáo Tòa Thượng thẩm, cơ quan tư pháp cấp cao nhất của Anh, và đơn kháng cáo sẽ được giải quyết trong thời gian từ ngày 5-8/12.
Nhà quản lý quỹ Gina Miller, nguyên đơn chính trong vụ kiện Chính phủ Anh lên Tòa Thượng thẩm về Brexit, nói vụ kiện này là “về quy trình, không phải vì lý do chính trị”, và bác bỏ những cáo buộc cho rằng nguyên đơn đang tìm cách cản trở ý nguyện của cử tri Anh.
Đa số nghị sỹ Anh bỏ phiếu chọn ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6. Nhiều nhà đầu tư tin rằng việc Quốc hội can thiệp nhiều hơn vào quy trình Brexit sẽ làm giảm ảnh hưởng của các bộ trưởng trong Chính phủ của bà May, những người vốn ủng hộ mạnh mẽ Brexit.
Sự can thiệp của Quốc hội có thể sẽ làm giảm khả năng về một cuộc “Brexit cứng” - kịch bản trong đó Anh ưu tiên các biện pháp kiểm soát nhập cư chặt chẽ thay vì ưu tiên ở lại trong thị trường chung châu Âu.
Ông Nigel Farage, thủ lĩnh UKIP, một đảng chống EU, viết trên mạng xã hội Twitter rằng ông lo phán quyết của Tòa Thượng thẩm Anh có thể trở thành một nỗ lực “phá bĩnh” Brexit.
“Tôi lo rằng sắp có một sự phản bội”, ông Farage viết. “Tôi e là mọi nỗ lực sẽ được thực thi để cản trở hoặc trì hoãn kích hoạt Điều 50. Họ không biết được mức độ giận dữ của công chúng mà họ có thể gây ra sẽ cao tới mức nào”.