Chân dung tân Tổng thống “phá vỡ mọi khuôn mẫu” của nước Pháp
“Điều ông ấy làm với chính trường Pháp giống như điều Uber làm với taxi truyền thống”
Giành chiến thắng trong vòng quyết định của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào ngày 7/5, vài tháng trước khi tròn 40 tuổi, chính trị gia theo trường phái trung dung Macron đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thống trị của các chính đảng truyền thống lâu năm ở Pháp suốt mấy thập kỷ trở lại đây.
Ngoài ra, chiến thắng của ông cũng chặn đứng làn sóng dân tộc chủ nghĩa cả về kinh tế và chính trị - làn sóng dẫn tới sự kiện cử tri Anh chọn Brexit và ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ.
Ông Macron sẽ là nguyên thủ trẻ nhất trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7). Ông cũng được so sánh với những nhà lãnh đạo trẻ hiện nay và trước kia, như Thủ tướng Canada Justin Trudeau, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, và thậm chí cả cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Niềm khao khát của người Pháp
Chỉ mất 3 năm, để Emmanuel Macron từ một chính khách ít tên tuổi trở thành Tổng thống đắc cử trẻ nhất trong lịch sử Pháp.
Nhiều người cho rằng sự nổi lên ấn tượng của ông Macron bắt nguồn từ sự khao khát của cử tri Pháp muốn có một nhà lãnh đạo mới mẻ, cộng thêm thông điệp lạc quan mà ông Macron đưa ra cho nước Pháp - quốc gia từ lâu đã bị ám ảnh bởi sự sa sút vị thế trên trường quốc tế.
“Chiến dịch tranh cử của ông ấy thống như một liệu pháp đám đông, đưa nước Pháp trở lại với sự lạc quan”, nhà văn Michel Houllebecq nhận xét.
Sự suy sụp bất ngờ của đối thủ đến từ các chính đảng lâu năm chắc chắn có một vai trò trong chiến thắng của Macron, nhưng bản thân Macron cũng có những những chiến thuật để nắm bắt cơ hội của mình. Ban đầu, tưởng như Macron sẽ đi lên trong hàng ngũ các chính trị gia dòng chính ở Pháp sau khi ông quyết định áp dụng kỹ năng thương thuyết của một nhà ngân hàng đầu tư vào thế giới chính trị.
Tuy nhiên, sau hai năm là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Macron chuyển sang đánh vào tâm lý khao khát muốn có nhà lãnh đạo mới mẻ của đông đảo cử tri Pháp bằng cách đưa ra thông điệp mạnh mẽ chống lại các chính đảng lâu năm.
Từng học ở những ngôi trường danh giá nhất của Pháp, từng môi giới những thương vụ có tổng trị giá 10 tỷ USD, và từng nắm chức Bộ trưởng, Macron đã thề sẽ thay đổi hệ thống mà ông xuất thân.
“Nước Pháp bị cản trở bởi chính khuynh hướng tư lợi của giới tinh hoa Pháp. Và tôi sẽ nói với các bạn một bí mật nho nhỏ. Tôi biết, vì tôi là một phần của bí mật đó”, ông nói với người ủng hộ trong một cuộc vận động tranh cử ở thị trấn Pau miền Nam nước Pháp.
Sinh ra ở vùng Amiens thuộc miền Nam nước Pháp, trong một gia đình có cha mẹ làm bạc sỹ, Macron kể rằng ông có một tuổi thơ yên bình, dành hầu hết thời gian “cho sách vở, có một chút tách biệt với thế giới”.
Năm 15 tuổi, Macron gặp người vợ tương lai của mình - cô giáo dạy văn Brigitte, người hơn ông 24 tuổi, đã kết hôn và có 3 con riêng. Mối quan hệ khác thường của họ đã trở thành đề tài nóng của giới truyền thông.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Macron chuyển đến Paris và theo học ở hai học viện là Sciences-Po và Ecole Nationale d'Administration (ENA), nơi được xem là cái nôi đào tạo của giới tinh hoa chính trị Pháp. Ngoài ra, ông còn giữ vai trò trợ lý nghiên cứu cho nhà triết học Paul Ricoeur.
Ra trường với số điểm gần cao nhất khóa, Macron có một thời gian làm công chức, trước khi làm việc tại mảng mua sắm và sáp nhập (M&A) của ngân hàng đầu tư Rothschild trong 4 năm. Tham gia môi giới vụ Nestle mua lại mảng thực phẩm trẻ em của Pfizer đã giúp Macron có một khối tài sản nho nhỏ.
Tiếp đó, vào năm 2012, ông tham gia ê-kíp của Tổng thống Francois Hollande, và sau đó trở thành Bộ trưởng Bộ Kinh tế. “Ông ấy luôn muốn làm chính trị. Ông ấy nói về điều đó suốt”, Gaspard Gantzer, một bạn học của Macron ở ENA, cho biết.
Những ý tưởng mới
Khi làm việc trong Chính phủ, Macron đã có ý tưởng phá bỏ một số nét chính của “mô hình xã hội” Pháp như 35 giờ làm việc mỗi tuần, chế độ bảo vệ việc làm chắc chắn, và văn hóa công việc trọn đời của công chức. Những thông điệp này của Macron không ngờ đã giành được sự ủng hộ lớn của cử tri Pháp.
Macron, người ngủ rất ít và thường xuất hiện online trên dịch vụ nhắn tin Telegram vào lúc 2h sáng, nói rằng tham vọng của ông là làm cầu nối hàn gắn sự chia rẽ tả-hữu vốn từ lâu ngự trị chính tường Pháp.
Khi Macron rời Chính phủ vào tháng 8 năm ngoái và xây dựng một phong trào chính trị mà ông mới chỉ thành lập 4 tháng trước đó, nhiều người chỉ xem ông như một ngôi sao vụt sáng và sẽ sớm tắt. “Ông ấy sẽ không tồn tại nổi 5 phút với những kẻ xấu trong chiến dịch tranh cử”, một trong những người tiền nhiệm của Macron tại Bộ Kinh tế Pháp phát biểu.
Tuy nhiên, trong lúc Đảng Xã hội cầm quyền đối mặt nhiều xáo trộn và ứng cử viên trung tả Francois Fillon gặp bê bối tài chính, ông Macron nổi lên thành một lựa chọn sáng giá.
“Điều ông ấy làm với chính trường Pháp giống như điều Uber làm với taxi truyền thống”, bà Laurent Bigorgne, một người bạn của ông Macron, hiện làm cho viện nghiên cứu Institut Montaigne, phát biểu. “Ngay từ đầu, có thể thấy rõ Uber sẽ khiến cho taxi trở nên lỗi thời. Chỉ có điều là taxi không nhận thấy điều đó”.
Macron tiếp tục khiến đối thủ và các học giả bối rối khi thu hút thêm được sự ủng hộ của đông đảo cử tri thuộc tầng lớp lao động và các chính trị gia trung tả và trung hữu rời bỏ đảng của họ.
Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình vào tuần trước, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, đối thủ của ông Macron trong vòng bầu cử quyết định, đã gọi ông là một “nhà ngân hàng giả tạo”, một “người điên rồ ủng hộ toàn cầu hóa và Uber hóa”.
Đáp trả sự chỉ trích của đối thủ, Macron nói: “Bà cứ ở lại trên TV nhé. Tôi muốn thành Tổng thống của nước Pháp”.
Ngoài ra, chiến thắng của ông cũng chặn đứng làn sóng dân tộc chủ nghĩa cả về kinh tế và chính trị - làn sóng dẫn tới sự kiện cử tri Anh chọn Brexit và ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ.
Ông Macron sẽ là nguyên thủ trẻ nhất trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7). Ông cũng được so sánh với những nhà lãnh đạo trẻ hiện nay và trước kia, như Thủ tướng Canada Justin Trudeau, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, và thậm chí cả cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Niềm khao khát của người Pháp
Chỉ mất 3 năm, để Emmanuel Macron từ một chính khách ít tên tuổi trở thành Tổng thống đắc cử trẻ nhất trong lịch sử Pháp.
Nhiều người cho rằng sự nổi lên ấn tượng của ông Macron bắt nguồn từ sự khao khát của cử tri Pháp muốn có một nhà lãnh đạo mới mẻ, cộng thêm thông điệp lạc quan mà ông Macron đưa ra cho nước Pháp - quốc gia từ lâu đã bị ám ảnh bởi sự sa sút vị thế trên trường quốc tế.
“Chiến dịch tranh cử của ông ấy thống như một liệu pháp đám đông, đưa nước Pháp trở lại với sự lạc quan”, nhà văn Michel Houllebecq nhận xét.
Sự suy sụp bất ngờ của đối thủ đến từ các chính đảng lâu năm chắc chắn có một vai trò trong chiến thắng của Macron, nhưng bản thân Macron cũng có những những chiến thuật để nắm bắt cơ hội của mình. Ban đầu, tưởng như Macron sẽ đi lên trong hàng ngũ các chính trị gia dòng chính ở Pháp sau khi ông quyết định áp dụng kỹ năng thương thuyết của một nhà ngân hàng đầu tư vào thế giới chính trị.
Tuy nhiên, sau hai năm là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Macron chuyển sang đánh vào tâm lý khao khát muốn có nhà lãnh đạo mới mẻ của đông đảo cử tri Pháp bằng cách đưa ra thông điệp mạnh mẽ chống lại các chính đảng lâu năm.
Từng học ở những ngôi trường danh giá nhất của Pháp, từng môi giới những thương vụ có tổng trị giá 10 tỷ USD, và từng nắm chức Bộ trưởng, Macron đã thề sẽ thay đổi hệ thống mà ông xuất thân.
“Nước Pháp bị cản trở bởi chính khuynh hướng tư lợi của giới tinh hoa Pháp. Và tôi sẽ nói với các bạn một bí mật nho nhỏ. Tôi biết, vì tôi là một phần của bí mật đó”, ông nói với người ủng hộ trong một cuộc vận động tranh cử ở thị trấn Pau miền Nam nước Pháp.
Sinh ra ở vùng Amiens thuộc miền Nam nước Pháp, trong một gia đình có cha mẹ làm bạc sỹ, Macron kể rằng ông có một tuổi thơ yên bình, dành hầu hết thời gian “cho sách vở, có một chút tách biệt với thế giới”.
Năm 15 tuổi, Macron gặp người vợ tương lai của mình - cô giáo dạy văn Brigitte, người hơn ông 24 tuổi, đã kết hôn và có 3 con riêng. Mối quan hệ khác thường của họ đã trở thành đề tài nóng của giới truyền thông.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Macron chuyển đến Paris và theo học ở hai học viện là Sciences-Po và Ecole Nationale d'Administration (ENA), nơi được xem là cái nôi đào tạo của giới tinh hoa chính trị Pháp. Ngoài ra, ông còn giữ vai trò trợ lý nghiên cứu cho nhà triết học Paul Ricoeur.
Ra trường với số điểm gần cao nhất khóa, Macron có một thời gian làm công chức, trước khi làm việc tại mảng mua sắm và sáp nhập (M&A) của ngân hàng đầu tư Rothschild trong 4 năm. Tham gia môi giới vụ Nestle mua lại mảng thực phẩm trẻ em của Pfizer đã giúp Macron có một khối tài sản nho nhỏ.
Tiếp đó, vào năm 2012, ông tham gia ê-kíp của Tổng thống Francois Hollande, và sau đó trở thành Bộ trưởng Bộ Kinh tế. “Ông ấy luôn muốn làm chính trị. Ông ấy nói về điều đó suốt”, Gaspard Gantzer, một bạn học của Macron ở ENA, cho biết.
Những ý tưởng mới
Khi làm việc trong Chính phủ, Macron đã có ý tưởng phá bỏ một số nét chính của “mô hình xã hội” Pháp như 35 giờ làm việc mỗi tuần, chế độ bảo vệ việc làm chắc chắn, và văn hóa công việc trọn đời của công chức. Những thông điệp này của Macron không ngờ đã giành được sự ủng hộ lớn của cử tri Pháp.
Macron, người ngủ rất ít và thường xuất hiện online trên dịch vụ nhắn tin Telegram vào lúc 2h sáng, nói rằng tham vọng của ông là làm cầu nối hàn gắn sự chia rẽ tả-hữu vốn từ lâu ngự trị chính tường Pháp.
Khi Macron rời Chính phủ vào tháng 8 năm ngoái và xây dựng một phong trào chính trị mà ông mới chỉ thành lập 4 tháng trước đó, nhiều người chỉ xem ông như một ngôi sao vụt sáng và sẽ sớm tắt. “Ông ấy sẽ không tồn tại nổi 5 phút với những kẻ xấu trong chiến dịch tranh cử”, một trong những người tiền nhiệm của Macron tại Bộ Kinh tế Pháp phát biểu.
Tuy nhiên, trong lúc Đảng Xã hội cầm quyền đối mặt nhiều xáo trộn và ứng cử viên trung tả Francois Fillon gặp bê bối tài chính, ông Macron nổi lên thành một lựa chọn sáng giá.
“Điều ông ấy làm với chính trường Pháp giống như điều Uber làm với taxi truyền thống”, bà Laurent Bigorgne, một người bạn của ông Macron, hiện làm cho viện nghiên cứu Institut Montaigne, phát biểu. “Ngay từ đầu, có thể thấy rõ Uber sẽ khiến cho taxi trở nên lỗi thời. Chỉ có điều là taxi không nhận thấy điều đó”.
Macron tiếp tục khiến đối thủ và các học giả bối rối khi thu hút thêm được sự ủng hộ của đông đảo cử tri thuộc tầng lớp lao động và các chính trị gia trung tả và trung hữu rời bỏ đảng của họ.
Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình vào tuần trước, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, đối thủ của ông Macron trong vòng bầu cử quyết định, đã gọi ông là một “nhà ngân hàng giả tạo”, một “người điên rồ ủng hộ toàn cầu hóa và Uber hóa”.
Đáp trả sự chỉ trích của đối thủ, Macron nói: “Bà cứ ở lại trên TV nhé. Tôi muốn thành Tổng thống của nước Pháp”.