Đằng sau việc Nga hủy dự án dẫn khí đốt 40 tỷ USD
Có vẻ các lệnh trừng phạt đang khiến Gazprom không thể huy động được vốn cho dự án “Dòng chảy phương Nam”
Hôm qua (1/12), Nga tuyên bố hủy kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt mang tên “Dòng chảy phương Nam” (South Stream) tới khu vực Nam Âu. Theo hãng tin Reuters, Nga chọn Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác để xây dựng một đường ống dẫn khí đốt thay thế, kèm theo lời hứa sẽ bán khí đốt giá rẻ cho Ankara.
Lý do mà Moscow đưa ra cho việc hủy kế hoạch này là sự phản đối của châu Âu, nhưng theo các chuyên gia, thực tế lại là chuyện khác.
Từ lâu, Liên minh Châu Âu (EU) đã muốn giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, thì mong muốn này của EU càng thêm lớn. Và đây có thể là lý do chính khiến EU phản đối kế hoạch “Dòng chảy phương Nam” trị giá 40 tỷ USD, cho dù lý do chính thức mà EU đưa ra cho sự phản đối của họ là vấn đề giá cả, cạnh tranh.
Nga coi dự án này là một giải pháp để tránh sự gián đoạn nguồn cung như thi thoảng vẫn xảy ra đối với dòng chảy khí đốt từ Nga sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine. Do bất đồng giữa Nga với Ukraine về vấn đề giá cả, nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu qua nước này không ít lần bị cắt vào giữa mùa đông.
Trong khi đó, EU và Mỹ cho rằng “Dòng chảy phương Nam” sẽ khiến châu Âu càng thêm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.
Theo kế hoạch của dự án, khí đốt từ Nga sẽ được đưa tới thị trường EU thông qua Bulgaria và không đi qua Ukraine. Trong khi đó, kế hoạch mới mà Nga đưa ra để thay thế cho kế hoạch bị hủy là sẽ xây dựng một đường ông dẫn ngầm dưới biển tới Thổ Nhĩ Kỹ, kết nối với một trung tâm khí đốt ở rìa phía Đông Nam của châu Âu trên biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp, nhằm cung cấp khí đốt cho Nam Âu.
Đường ống này sẽ có công suất vận chuyển hàng năm 63 tỷ mét khối khí đốt, lớn gấp 4 lần lượng khí đốt mà Thổ Nhĩ Kỳ mua hàng năm từ Nga. Kế hoạch này của Nga được cho là sẽ không vấp phải sự phản đối của EU.
Trong chuyến thăm Ankara kéo dài 1 ngày cùng với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom, ông Alexei Miller tuyên bố trước báo giới rằng, kế hoạch “Dòng chảy phương Nam” đã khép lại.
Tổng thống Putin cáo buộc rằng, với việc phản đối “Dòng chảy phương Nam”, EU phủ nhận chủ quyền của Bulgaria, và việc phản đối này là “chống lại các lợi ích kinh tế của châu Âu và sẽ gây thiệt hại”. Ông Putin tuyên bố, Nga sẽ giảm giá khí đốt 6% cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm tới và cung cấp thêm cho nước này 3 tỷ mét khối khí đốt trong năm nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng, kế hoạch đường ống dẫn khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ mới ở giai đoạn đầu và Ankara muốn được Moscow giảm giá khí đốt tới 15%.
Giới phân tích cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang xin gia nhập EU - tăng cường quan hệ năng lượng với Nga trong bối cảnh phương Tây trừng phạt Nga vì vấn đề Ukraine có thể sẽ khiến châu Âu và Mỹ cảm thấy bất ngờ.
Ông Carlos Pascual, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ cho rằng, sẽ không có chuyện việc hủy kế hoạch gây thiệt hại cho châu Âu. Thậm chí, theo ông Pascual, việc hủy kế hoạch này sẽ giúp người tiêu dùng châu Âu phải trả mức giá khí đốt đắt đỏ vì một đường ống tốn kém mà không cần thiết.
Ông Pascual cũng nhận định, việc Nga hủy kế hoạch “Dòng chảy phương Nam” có thể cho thấy ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga. “Ở vào thời điểm mà Nga dư dả tiền bạc, họ sẽ không làm như thế này”, ông Pascual nói.
Nhiều chuyên gia khác cùng đồng tình với quan điểm này, cho rằng các lệnh trừng phạt đang khiến Gazprom không thể huy động được vốn cho dự án.
Lý do mà Moscow đưa ra cho việc hủy kế hoạch này là sự phản đối của châu Âu, nhưng theo các chuyên gia, thực tế lại là chuyện khác.
Từ lâu, Liên minh Châu Âu (EU) đã muốn giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, thì mong muốn này của EU càng thêm lớn. Và đây có thể là lý do chính khiến EU phản đối kế hoạch “Dòng chảy phương Nam” trị giá 40 tỷ USD, cho dù lý do chính thức mà EU đưa ra cho sự phản đối của họ là vấn đề giá cả, cạnh tranh.
Nga coi dự án này là một giải pháp để tránh sự gián đoạn nguồn cung như thi thoảng vẫn xảy ra đối với dòng chảy khí đốt từ Nga sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine. Do bất đồng giữa Nga với Ukraine về vấn đề giá cả, nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu qua nước này không ít lần bị cắt vào giữa mùa đông.
Trong khi đó, EU và Mỹ cho rằng “Dòng chảy phương Nam” sẽ khiến châu Âu càng thêm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.
Theo kế hoạch của dự án, khí đốt từ Nga sẽ được đưa tới thị trường EU thông qua Bulgaria và không đi qua Ukraine. Trong khi đó, kế hoạch mới mà Nga đưa ra để thay thế cho kế hoạch bị hủy là sẽ xây dựng một đường ông dẫn ngầm dưới biển tới Thổ Nhĩ Kỹ, kết nối với một trung tâm khí đốt ở rìa phía Đông Nam của châu Âu trên biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp, nhằm cung cấp khí đốt cho Nam Âu.
Đường ống này sẽ có công suất vận chuyển hàng năm 63 tỷ mét khối khí đốt, lớn gấp 4 lần lượng khí đốt mà Thổ Nhĩ Kỳ mua hàng năm từ Nga. Kế hoạch này của Nga được cho là sẽ không vấp phải sự phản đối của EU.
Trong chuyến thăm Ankara kéo dài 1 ngày cùng với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom, ông Alexei Miller tuyên bố trước báo giới rằng, kế hoạch “Dòng chảy phương Nam” đã khép lại.
Tổng thống Putin cáo buộc rằng, với việc phản đối “Dòng chảy phương Nam”, EU phủ nhận chủ quyền của Bulgaria, và việc phản đối này là “chống lại các lợi ích kinh tế của châu Âu và sẽ gây thiệt hại”. Ông Putin tuyên bố, Nga sẽ giảm giá khí đốt 6% cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm tới và cung cấp thêm cho nước này 3 tỷ mét khối khí đốt trong năm nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng, kế hoạch đường ống dẫn khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ mới ở giai đoạn đầu và Ankara muốn được Moscow giảm giá khí đốt tới 15%.
Giới phân tích cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang xin gia nhập EU - tăng cường quan hệ năng lượng với Nga trong bối cảnh phương Tây trừng phạt Nga vì vấn đề Ukraine có thể sẽ khiến châu Âu và Mỹ cảm thấy bất ngờ.
Ông Carlos Pascual, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ cho rằng, sẽ không có chuyện việc hủy kế hoạch gây thiệt hại cho châu Âu. Thậm chí, theo ông Pascual, việc hủy kế hoạch này sẽ giúp người tiêu dùng châu Âu phải trả mức giá khí đốt đắt đỏ vì một đường ống tốn kém mà không cần thiết.
Ông Pascual cũng nhận định, việc Nga hủy kế hoạch “Dòng chảy phương Nam” có thể cho thấy ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga. “Ở vào thời điểm mà Nga dư dả tiền bạc, họ sẽ không làm như thế này”, ông Pascual nói.
Nhiều chuyên gia khác cùng đồng tình với quan điểm này, cho rằng các lệnh trừng phạt đang khiến Gazprom không thể huy động được vốn cho dự án.