Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng theo chứng khoán
Áp lực tháo chạy của các dòng vốn khỏi Trung Quốc đã giảm bớt khi thị trường chứng khoán và tỷ giá Nhân dân tệ cùng hồi phục
Dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc đã tăng trong tháng 10, đánh dấu lần tăng đầu tiên trong nửa năm trở lại đây, theo tờ Wall Street Journal. Đây được xem là kết quả từ sự phục hồi của thị trường chứng khoán Trung Quốc và tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/11 cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này tăng 11,4 tỷ USD lên mức 3.526 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 10, từ mức hơn 3.514 tỷ USD vào cuối tháng 9.
Trong tháng 9, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 43,3 tỷ USD. Trước đó, dự trữ này giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8.
Sự phục hồi dự trữ ngoại hối Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy áp lực tháo chạy của các dòng vốn khỏi nước này đã giảm bớt khi thị trường chứng khoán và tỷ giá đồng nội tệ Trung Quốc cùng tăng trở lại.
Trong tháng 10, chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc tăng 10,8%, mức tăng mạnh nhất trong một tháng kể từ tháng 4. Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc bắt đầu quay trở lại thị trường khi Bắc Kinh đẩy mạnh nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Tuần này, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chuyển sang trạng thái thị trường giá lên (bull market).
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã có động thái cắt giảm lãi suất lần thứ 6 trong vòng chưa đầy một năm.
Cũng trong tháng 10, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tại thị trường Trung Quốc đại lục tăng 0,6%, mức tăng mạnh nhất trong 7 tháng.
Trong 15 tháng qua, đây là lần thứ ba dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng. Trong tháng 8 và 9, dự trữ ngoại hối của nước này giảm ồ ạt do tác động từ việc PBoC bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ và thị trường chứng khoán sụt giảm chóng mặt.
Sự phục hồi dự trữ ngoại hối cũng phản ánh các nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng vào sự mất giá của đồng Nhân dân tệ, cũng như Bắc Kinh đã bước đầu thành công trong việc ngăn chặn việc các dòng vốn ngầm chảy ra khỏi Trung Quốc.
Theo ước tính của PBoC, lượng vốn chảy khỏi Trung Quốc theo những phương thức bất hợp pháp trong thời gian từ tháng 4-6 năm nay đạt mức 800 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 125 tỷ USD.
Tuy nhiên, do kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc, không loại trừ khả năng PBoC sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng.
Bên cạnh đó, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong tháng 12 có thể sẽ hút vốn từ Trung Quốc sang Mỹ để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới.
Số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/11 cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này tăng 11,4 tỷ USD lên mức 3.526 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 10, từ mức hơn 3.514 tỷ USD vào cuối tháng 9.
Trong tháng 9, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 43,3 tỷ USD. Trước đó, dự trữ này giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8.
Sự phục hồi dự trữ ngoại hối Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy áp lực tháo chạy của các dòng vốn khỏi nước này đã giảm bớt khi thị trường chứng khoán và tỷ giá đồng nội tệ Trung Quốc cùng tăng trở lại.
Trong tháng 10, chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc tăng 10,8%, mức tăng mạnh nhất trong một tháng kể từ tháng 4. Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc bắt đầu quay trở lại thị trường khi Bắc Kinh đẩy mạnh nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Tuần này, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chuyển sang trạng thái thị trường giá lên (bull market).
Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã có động thái cắt giảm lãi suất lần thứ 6 trong vòng chưa đầy một năm.
Cũng trong tháng 10, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tại thị trường Trung Quốc đại lục tăng 0,6%, mức tăng mạnh nhất trong 7 tháng.
Trong 15 tháng qua, đây là lần thứ ba dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng. Trong tháng 8 và 9, dự trữ ngoại hối của nước này giảm ồ ạt do tác động từ việc PBoC bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ và thị trường chứng khoán sụt giảm chóng mặt.
Sự phục hồi dự trữ ngoại hối cũng phản ánh các nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng vào sự mất giá của đồng Nhân dân tệ, cũng như Bắc Kinh đã bước đầu thành công trong việc ngăn chặn việc các dòng vốn ngầm chảy ra khỏi Trung Quốc.
Theo ước tính của PBoC, lượng vốn chảy khỏi Trung Quốc theo những phương thức bất hợp pháp trong thời gian từ tháng 4-6 năm nay đạt mức 800 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 125 tỷ USD.
Tuy nhiên, do kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc, không loại trừ khả năng PBoC sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng.
Bên cạnh đó, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong tháng 12 có thể sẽ hút vốn từ Trung Quốc sang Mỹ để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới.