Lo MERS, Hàn Quốc tung gần 14 tỷ USD cứu tăng trưởng
Cùng với gói kích kinh tế, Hàn Quốc cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay còn 3,1% từ mức 3,8%
Hàn Quốc ngày 25/6 công bố một gói kích kinh tế trị giá hơn 15 nghìn tỷ Won, tương đương 13,5 tỷ USD, nhằm khắc phục ảnh hưởng của dịch bùng phát hội chứng suy hô hấp Trung Đông (MERS) và thời tiết khô hạn.
Theo tin từ Bloomberg, cùng với việc công bố kế hoạch trên, Bộ Tài chính Hàn Quốc cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm nay còn 3,1% từ mức 3,8% trước đó và hạ dự báo lạm phát về mức 0,7% từ 2%. Một phần của gói kích thích kinh tế này sẽ là ngân sách bổ sung.
“Chúng tôi đang nỗ lực đối phó với những cú sốc từ những vấn đề phi kinh tế bằng cách tăng chi tiêu tài khóa và duy trì chính sách tài khóa nới lỏng”, ông Lee Chan Woo, một Tổng cục trưởng thuộc Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết. “Khoản ngân sách bổ sung này nhằm bù đắp ảnh hưởng của MERS, tình trạng hạn hán, và để giúp những người thu nhập thấp”.
Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, do thiếu chi tiết cụ thể về gói kích thích kinh tế, tuyên bố của Bộ Tài chính Hàn Quốc sẽ không đủ để hỗ trợ tâm lý đang đi xuống của người tiêu dùng nước này.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố trước đó trong ngày 25/6, niềm tin của người tiêu dùng nước này trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012. Sự suy giảm này được cho là xuất phát từ sự lan rộng của virus nguy hiểm MERS ở Hàn Quốc trong tháng 5.
Đến nay, tại Hàn Quốc đã có 180 người nhiễm MERS trong đó có 29 ca tử vong. Ca nhiễm MERS đầu tiên ở Hàn Quốc được phát hiện hôm 20/5.
Theo dữ liệu của Chính phủ Hàn Quốc, hơn 120.000 du khách nước ngoài đã hủy chuyến đi tới nước này kể từ khi xuất hiện dịch bùng phát MERS.
Trong vòng 2 tuần đầu tiên kể từ khi ca MERS đầu tiên được xác nhận ở Hàn Quốc, doanhh thu tại các trung tâm bán lẻ của nước này giảm khoảng 30% do người dân hạn chế ra ngoài. Năm ngoái, trong 2 tuần đầu tiên sau thảm họa chìm phà Sewol, doanh thu của các trung tâm bán lẻ ở Hàn Quốc giảm 8,7%.
“Chi tiêu bằng thẻ tín dụng, một chỉ báo quan trọng về tổng chi tiêu dùng, cho thấy chi tiêu cá nhân đang giảm nhanh hơn so với sau khi xảy ra thảm họa Sewol năm ngoái”, ông Lee, quan chức Bộ Tài chính Hàn Quốc, cho hay.
Ngoài ảnh hưởng của MERS, vùng thủ đô Seol và tỉnh Gangwon ở phía Đông của Hàn Quốc đang trải qua đợt hạn tồi tệ thứ ba trong lịch sử. Tình trạng thời tiết bất lợi vào thời điểm này khiến kinh tế Hàn Quốc càng thêm phần chật vật.
Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã hạ lãi suất đồng Won như một bước đi đón đầu nhằm hỗ trợ hoạt động tiêu dùng. Theo đó lãi suất đồng Won đã được đưa về mức thấp kỷ lục 1,5%.
Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu, cùng với xu hướng giảm giá của đồng Yên và Euro là những nhân tố rủi ro khác đối với kinh tế Hàn Quốc. Những nhân tố này là rào cản đối với sự phục hồi xuất khẩu, lĩnh vực chủ chốt của kinh tế Hàn. Theo dự báo của Bộ Tài chính Hàn Quốc, xuất khẩu của nước này sẽ giảm 1,5% trong năm nay.
Theo tin từ Bloomberg, cùng với việc công bố kế hoạch trên, Bộ Tài chính Hàn Quốc cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm nay còn 3,1% từ mức 3,8% trước đó và hạ dự báo lạm phát về mức 0,7% từ 2%. Một phần của gói kích thích kinh tế này sẽ là ngân sách bổ sung.
“Chúng tôi đang nỗ lực đối phó với những cú sốc từ những vấn đề phi kinh tế bằng cách tăng chi tiêu tài khóa và duy trì chính sách tài khóa nới lỏng”, ông Lee Chan Woo, một Tổng cục trưởng thuộc Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết. “Khoản ngân sách bổ sung này nhằm bù đắp ảnh hưởng của MERS, tình trạng hạn hán, và để giúp những người thu nhập thấp”.
Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, do thiếu chi tiết cụ thể về gói kích thích kinh tế, tuyên bố của Bộ Tài chính Hàn Quốc sẽ không đủ để hỗ trợ tâm lý đang đi xuống của người tiêu dùng nước này.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố trước đó trong ngày 25/6, niềm tin của người tiêu dùng nước này trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012. Sự suy giảm này được cho là xuất phát từ sự lan rộng của virus nguy hiểm MERS ở Hàn Quốc trong tháng 5.
Đến nay, tại Hàn Quốc đã có 180 người nhiễm MERS trong đó có 29 ca tử vong. Ca nhiễm MERS đầu tiên ở Hàn Quốc được phát hiện hôm 20/5.
Theo dữ liệu của Chính phủ Hàn Quốc, hơn 120.000 du khách nước ngoài đã hủy chuyến đi tới nước này kể từ khi xuất hiện dịch bùng phát MERS.
Trong vòng 2 tuần đầu tiên kể từ khi ca MERS đầu tiên được xác nhận ở Hàn Quốc, doanhh thu tại các trung tâm bán lẻ của nước này giảm khoảng 30% do người dân hạn chế ra ngoài. Năm ngoái, trong 2 tuần đầu tiên sau thảm họa chìm phà Sewol, doanh thu của các trung tâm bán lẻ ở Hàn Quốc giảm 8,7%.
“Chi tiêu bằng thẻ tín dụng, một chỉ báo quan trọng về tổng chi tiêu dùng, cho thấy chi tiêu cá nhân đang giảm nhanh hơn so với sau khi xảy ra thảm họa Sewol năm ngoái”, ông Lee, quan chức Bộ Tài chính Hàn Quốc, cho hay.
Ngoài ảnh hưởng của MERS, vùng thủ đô Seol và tỉnh Gangwon ở phía Đông của Hàn Quốc đang trải qua đợt hạn tồi tệ thứ ba trong lịch sử. Tình trạng thời tiết bất lợi vào thời điểm này khiến kinh tế Hàn Quốc càng thêm phần chật vật.
Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã hạ lãi suất đồng Won như một bước đi đón đầu nhằm hỗ trợ hoạt động tiêu dùng. Theo đó lãi suất đồng Won đã được đưa về mức thấp kỷ lục 1,5%.
Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu, cùng với xu hướng giảm giá của đồng Yên và Euro là những nhân tố rủi ro khác đối với kinh tế Hàn Quốc. Những nhân tố này là rào cản đối với sự phục hồi xuất khẩu, lĩnh vực chủ chốt của kinh tế Hàn. Theo dự báo của Bộ Tài chính Hàn Quốc, xuất khẩu của nước này sẽ giảm 1,5% trong năm nay.