Myanmar, “ngôi sao” tăng trưởng ở châu Á
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Myanmar là sự đối lập với những gì đang diễn ra ở nhiều thị trường mới nổi
Thậm chí chưa có thị trường chứng khoán thực sự và cũng chưa được xếp hạng tín nhiệm, Myanmar vẫn được coi là một “ngôi sao” tăng trưởng ở khu vực châu Á nhờ mức tăng trưởng GDP có thể lên tới 10% trong năm nay.
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Myanmar là sự đối lập với những gì đang diễn ra ở nhiều thị trường mới nổi, nơi tăng trưởng giảm tốc mạnh và các dòng vốn tháo chạy với tốc độ mạnh nhất trong gần 3 thập kỷ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, ông Aung Tun Thet, cố vấn kinh tế của Tổng thống Myanmar Thein Sein, nói rằng GDP của nước này có thể tăng 10% trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016 nhờ cơ sở hạ tầng được cải thiện và số du khách nước ngoài tăng.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Myanmar có thể tăng 7,7% trong năm 2014.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar trong năm tài khóa hiện tại có thể tăng 25% so với năm trước, lên mức 10 tỷ USD, ông Thet cho hay. Dòng vốn FDI được coi là một nguồn động lực tăng trưởng quan trọng đối với Myanmar, quốc gia vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất khu vực.
“Các nhà đầu tư nước ngoài đang tới, không chỉ trong những lĩnh vực truyền thống như cơ sở hạ tầng, mà còn cả các ngành mới như khách sạn và công nghiệp tri thức. Chúng tôi nhận thấy có nhiều cơ hội cho ngành du lịch”, ông Thet cho hay.
Tuy nhiên, khi nói về con số tăng trưởng của Myanmar, cũng cần nói về bối cảnh của sự tăng trưởng đó. Nước này có nền kinh tế quy mô còn khá nhỏ và mới chỉ mở cửa gần đây sau nhiều năm đóng kín.
Cơ sở hạ tầng của Myanmar còn nghèo nàn và 1/4 dân số nước này sống dưới ngưỡng nghèo khổ - theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ngoài ra, kinh tế Myanmar có sự phụ thuộc lớn vào lĩnh vực dầu khí. Việc giá dầu thế giới giảm sâu có thể khiến nền kinh tế nước này gặp khó, dù ông Thet nói việc Myanmar mới đây mở một đặc khu kinh tế sẽ giúp thu hút thêm nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tới đầu tư.
Mặc dù vậy, lĩnh vực viễn thông còn sơ khai của Myanmar đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đồng thời việc xây dựng các tuyến đường cao tốc giữa nước này với các nền kinh tế lớn trong khu vực sẽ tăng cường sự kết nối.
Bên cạnh đó, Myanmar - quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 11 tới - cũng đã có những bước đi nhằm phát triển thị trường tài chính. Nước này đã bắt đầu đàm phán với các nhà cho vay để bắt đầu quy trình xếp hạng tín nhiệm. Một khi Myanmar có điểm tín nhiệm, giới đầu tư sẽ có cơ sở đánh giá, từ đó mở đường cho việc phát hành trái phiếu.
Theo ông Thet, Myanmar hy vọng sẽ sàn giao dịch chứng khoán trong năm nay với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Thị trường chứng khoán của Myanmar hiện nay mới là thị trường OTC với hai cổ phiếu được giao dịch.
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Myanmar là sự đối lập với những gì đang diễn ra ở nhiều thị trường mới nổi, nơi tăng trưởng giảm tốc mạnh và các dòng vốn tháo chạy với tốc độ mạnh nhất trong gần 3 thập kỷ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, ông Aung Tun Thet, cố vấn kinh tế của Tổng thống Myanmar Thein Sein, nói rằng GDP của nước này có thể tăng 10% trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016 nhờ cơ sở hạ tầng được cải thiện và số du khách nước ngoài tăng.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Myanmar có thể tăng 7,7% trong năm 2014.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Myanmar trong năm tài khóa hiện tại có thể tăng 25% so với năm trước, lên mức 10 tỷ USD, ông Thet cho hay. Dòng vốn FDI được coi là một nguồn động lực tăng trưởng quan trọng đối với Myanmar, quốc gia vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất khu vực.
“Các nhà đầu tư nước ngoài đang tới, không chỉ trong những lĩnh vực truyền thống như cơ sở hạ tầng, mà còn cả các ngành mới như khách sạn và công nghiệp tri thức. Chúng tôi nhận thấy có nhiều cơ hội cho ngành du lịch”, ông Thet cho hay.
Tuy nhiên, khi nói về con số tăng trưởng của Myanmar, cũng cần nói về bối cảnh của sự tăng trưởng đó. Nước này có nền kinh tế quy mô còn khá nhỏ và mới chỉ mở cửa gần đây sau nhiều năm đóng kín.
Cơ sở hạ tầng của Myanmar còn nghèo nàn và 1/4 dân số nước này sống dưới ngưỡng nghèo khổ - theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ngoài ra, kinh tế Myanmar có sự phụ thuộc lớn vào lĩnh vực dầu khí. Việc giá dầu thế giới giảm sâu có thể khiến nền kinh tế nước này gặp khó, dù ông Thet nói việc Myanmar mới đây mở một đặc khu kinh tế sẽ giúp thu hút thêm nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tới đầu tư.
Mặc dù vậy, lĩnh vực viễn thông còn sơ khai của Myanmar đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đồng thời việc xây dựng các tuyến đường cao tốc giữa nước này với các nền kinh tế lớn trong khu vực sẽ tăng cường sự kết nối.
Bên cạnh đó, Myanmar - quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 11 tới - cũng đã có những bước đi nhằm phát triển thị trường tài chính. Nước này đã bắt đầu đàm phán với các nhà cho vay để bắt đầu quy trình xếp hạng tín nhiệm. Một khi Myanmar có điểm tín nhiệm, giới đầu tư sẽ có cơ sở đánh giá, từ đó mở đường cho việc phát hành trái phiếu.
Theo ông Thet, Myanmar hy vọng sẽ sàn giao dịch chứng khoán trong năm nay với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Thị trường chứng khoán của Myanmar hiện nay mới là thị trường OTC với hai cổ phiếu được giao dịch.